Chiến tranh Việt Nam: Phải chăng Mỹ đã có thể chiến thắng ?

Ảnh minh hoạ

Robert Farley. 20 tháng 9 2017 . Theo National Interest

Trần H Sa lược dịch

Trong một ý nghĩa hoàn toàn bình thường, Hoa Kỳ có thể đã chiến thắng trong chiến tranh Việt Nam bằng cách xâm lược miền Bắc, chiếm giữ các trung tâm đô thị của nó, đặt toàn bộ đất nước ở dưới sự kiểm soát của chính phủ Sài Gòn và tiến hành một chiến dịch triệt phá, chống nổi dậy, không cần định rỏ thời gian. Chính phủ Mỹ hoặc có thể coi khinh bất đồng chính kiến ​​trong nước hoặc tiến hành các bước tích cực để trấn áp nó.

Mark Moyar, một học giả của chính sách đối ngoại và quân sự của Mỹ, gần đây đã có cơ hội để cập nhật một cuộc tranh cãi từ lâu về tính khả thi của chiến tranh Việt Nam. Moyar cho rằng sự đồng thuận lịch sử về chiến tranh là sai về một số điểm, và rằng trong thực tế Hoa Kỳ có thể đã giành được chiến thắng và bảo vệ chính quyền Sài Gòn với cái giá chấp nhận được. Trong khi lập luận của Moyar là có giá trị, ông ta vẫn thất bại trong việc tạo cho tình huống của mình đối nghịch được với sự đồng thuận lâu dài về chiến tranh.

Những huyền thoại

Mark Moyar đánh đổ một cách hiệu quả một số huyền thoại phổ biến. Nam Việt Nam là một nhà nước quốc gia hữu hiệu qua năm 1972, bị tang thương bởi sự chống đối vũ trang ngay trên đất nước nhưng không bị áp đảo bởi nó. Khả năng chiến đấu của lực lượng ủng hộ Hà Nội ở miền Nam đã bị thương nặng vào năm 1968, và sẽ không bao giờ hồi phục. Với sự hợp tác của Mỹ, miền Nam Việt Nam có khả năng chặn đứng và bẻ gảy các cuộc tấn công thậm chí được phối hợp với Bắc Việt. Trái ngược lại với những miêu tả hiện nay, chính quyền Sài Gòn đã hoàn toàn dân chủ hơn và ít hà khắc hơn so với đối tác của mình tại Hà Nội. Cuối cùng, cuộc chiến đã gần như không được ưa chuộng tại Hoa Kỳ y như ký ức lịch sử cho thấy.

Thực tế

Nhưng điều này không có nghĩa là miền Nam Việt Nam có thể tự tồn tại , hoặc chính quyền Sài Gòn có một vài triển vọng nào đó ở trung hạn để đạt được mức độ tự túc đáng có như chính phủ Seoul vào những năm 1980.

Chính phủ Hà Nội được hưởng một số lợi thế đáng kể so với người đồng cấp Saigon của nó, ngay cả sau thảm họa năm 1968. Guồng máy nhà nước hà khắc của Hà Nội cho phép nó kiểm soát chặt chẽ bất đồng nội bộ, và tiêu diệt các đối thủ tiềm ẩn trong nước theo một cách mà Sài Gòn không thể. Chính phủ Sài Gòn bị xung đột phe phái, nét đặc trưng của một chế độ dân chủ non trẻ, cũng như một cuộc nổi dậy bằng bạo lực (nếu không nhất thiết phải nói là gây nên chết chóc).

Vì những lý do liên quan đến điều này, Hà Nội liên tục triển khai các lực lượng chiến đấu hiệu quả hơn Sài Gòn. Tình trạng thiếu tự lực của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã bị phóng đại, nhưng cả với quan sát từ nước ngoài lẫn kinh nghiệm quân sự trực tiếp trong cuộc chiến cho thấy, nó đã gắng sức đối chọi với người đồng nhiệm phía bắc của nó bằng mọi giá, ngay cả khi chiến đấu trên lãnh thổ của mình. Trong khi những nhà tài trợ nước ngoài (Pháp và Hoa Kỳ cho Sài Gòn, Trung Quốc và Liên Xô cho Hà Nội) đổ vật chất và kinh nghiệm vào nơi ủy nhiệm tương ứng của mình, quân đội Bắc Việt thừa hưởng một truyền thống quân sự mạnh mẽ hơn, và duy trì lợi thế đó cho toàn bộ cuộc xung đột.
Hà Nội cũng có lợi thế là có thể quyết định chiến sự theo ý thích. Lực lượng quân sự Mỹ có thể tiến hành các bước tích cực để phá hủy một phần sự hỗ trợ của phía bắc dành cho Việt Cộng, qua việc chiếm cứ những điểm quan trọng trên đường mòn Hồ Chí Minh (một chính sách mà Moyar đã ủng hộ), nhưng có thể không hoàn toàn cắt miền Bắc ra khỏi miền Nam . Thông qua sự xâm nhập bằng đường bộ, đường biển và bên ngoài lãnh thổ VN, Hà Nội vẫn có thể tiếp tục tăng giảm việc quấy rối Sài Gòn (và Washington) theo những cách mà Hoa Kỳ sẽ phải vật lộn một cách khó khăn để đáp trả.

Moyar bỏ qua hầu hết các mối quan tâm về những bất mãn trong nước, ghi nhận một cách chính xác rằng có nhiều hỗ trợ cho cuộc chiến hơn, so với những gì được tin tưởng một cách tầm thường, nhưng gợi ý không đúng cách, rằng sự khoa trương mạnh mẽ từ một phần trong chính phủ Mỹ có thể giải quyết được vấn đề trong nước. Phong trào phản chiến đã gây trở ngại mạnh mẽ; có mọi lý do để tin rằng sự ủng hộ chiến tranh chủ yếu chỉ được thông qua từ sự phản đối những kẻ phản chiến. Tổng thống Nixon hầu như đối mặt với việc không có đối lập trong việc từ bỏ miền Nam Việt Nam vào năm 1972; Gerald Ford gặp sức ép nặng nề trong việc tạo ra bất kỳ sự hỗ trợ có ý nghĩa nào, cho việc tái cam kết vào năm 1975. Cả hai ứng cử viên tổng thống ra tranh cử với quan điểm rút quân vào năm 1968, và một lần nữa vào năm 1972, cho thấy rằng có rất ít người nhìn thấy ở bất kỳ góc độ chính trị nào ở trong nước, nói đến leo thang chiến tranh. Bên cạnh đó, kinh nghiệm ở Iraq và Afghanistan cho thấy ít có tiềm năng cho một chiến lược khoa trương toàn diện; Chiến tranh Iraq liên tục trở nên ít được nhiều người ưa chuộng, bất kể những cắt giảm liên tiếp từ chính quyền Bush; chính quyền Bush, Obama và Trump nhận được mọi sự ủng hộ để duy trì các hoạt động ở Afghanistan chủ yếu bằng cách giữ được nó càng lâu càng tốt.

Có thể Hoa Kỳ đã chiến thắng?

Trong một ý nghĩa hoàn toàn bình thường, Hoa Kỳ có thể đã giành chiến thắng trong chiến tranh Việt Nam bằng cách xâm lược miền Bắc, chiếm giữ các trung tâm đô thị của nó, đưa toàn bộ đất nước ở dưới sự kiểm soát của chính phủ Sài Gòn và tiến hành một chiến dịch triệt phá, chống nổi dậy không cần định rỏ năm tháng . Chính phủ Mỹ hoặc có thể coi thường bất đồng chính kiến ​​trong nước hoặc tiến hành các bước tích cực để trấn áp nó.
Trong một ý nghĩa tầm thường, nhỏ nhoi ở mức độ không đáng kể, Hoa Kỳ có thể duy trì một sự liên kết phòng thủ lâu dài với Nam Việt Nam, cộng tác về vũ khí, sức mạnh không quân và đáp ứng nhu cầu của bộ binh nhằm chống lại sự đột nhập nhỏ giọt của miền Bắc và những cuộc xâm lược với đầy đủ quy mô của miền Bắc. Bất kể khả năng của miền Bắc phá hoại chính trị miền Nam, Washington có thể có khả năng cùng giữ Nam Việt Nam đủ lâu để sau đó phát triển nó thành một nền kinh tế nội địa mạnh mẽ, kết nối xã hội cường tráng với nhân dân và lực lượng quân sự chuyên nghiệp có khả năng đánh bại miền Bắc trong khi lâm chiến. Chính sách này sẽ tốn kém, và sẽ nhẹ nhàng cải thiện các cuộc biểu tình phản chiến trong nước. Điều này là hoàn toàn có thể và nỗ lực đó sẽ tồn tại lâu hơn bản thân Chiến tranh Lạnh.

Nhưng tại sao?

Cuộc chiến cũng hiếm khi giành được chiến thắng thông qua từ ngữ chính tả trong vốn liếng xử dụng của kẻ thù. Năm 1972, lãnh đạo chính trị của Mỹ đã thực hiện quyết định quá chậm - mà bất kỳ lợi ích nào từ sự đóng góp nhiều hơn nữa cho Việt Nam sẽ có nhiều tác dụng hơn so với cái giá phải trả về vật chất - trong sự bất đồng ở quốc gia và trong uy tín quốc tế. Nhà lãnh đạo này đi đến kết luận rằng việc duy trì cam kết của Mỹ đối với châu Âu, Bắc Á và Trung Đông là cực kỳ quan trọng hơn trong công cuộc đấu tranh chống lại Liên Xô, so với là tiếp tục chiến đấu ở Đông Nam Á.

Tiếp tục cuộc chiến có thể phát sinh các chi phí khác. Sự xâm chiếm Nam Việt Nam của Hà Nội là bạo lực và tàn bạo, giết chết hàng ngàn người và buộc nhiều người khác phải chạy trốn như những người tị nạn. Nhưng tiếp tục cuộc chiến chống lại miền Bắc chắc chắn cũng sẽ là tàn bạo, đặc biệt là nếu nó có các biện pháp cưỡng chế trực tiếp chống lại Hà Nội. Nỗ lực phá vỡ đường mòn Hồ Chí Minh có thể dẫn đến chiến đấu nặng nề hơn ở Campuchia và Lào.

Cuối cùng, nó có giá trị là đặt ra bối cảnh chiến lược rộng lớn hơn trên bàn cờ. Sự chia rẽ Trung-Xô đã chứng minh một cách thuyết phục rằng “khối XHCN” chẳng có cùng bản chất; các nhà nước cộng sản có thể không đồng ý với nhau bằng những bạo lực. Hồ Chí Minh và những người kế nhiệm của ông có thể là, như Moyar chỉ ra, “những người Cộng sản giáo điều”, nhưng bản thân Việt Nam xâm chiếm một quốc gia cộng sản khác vào năm 1977, và đã đi đến chiến tranh với một trong những nước tài trợ quen xưa của nó vào năm 1979. Mỹ “mất” Đông Nam Á không có ảnh hưởng đáng kể trên cân bằng chiến lược rộng lớn hơn giữa Moscow và Washington, một kết luận mà người châu Âu đã nói đến tại một số điểm vào cuối những năm 1960.

Hiện nay Hà Nội vẫn nắm kiểm soát toàn thể Việt Nam . Chính phủ này đã chứng tỏ có sự nhạy cảm nhất trong bất kỳ quốc gia nào ở Đông Nam Á trước những nỗ lực của Mỹ nhằm kiềm chế chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc; mối quan hệ quân sự giữa Hà Nội và Washington phát triển hàng ngày. Chính phủ này cũng đang ở vị trí hàng đầu trong Quan hệ Đối tác Xuyên Thái bình Dương mà bây giờ không còn tồn tại, một nỗ lực mang lại các nguyên tắc kinh tế của Mỹ tới khu vực châu Á Thái Bình Dương. Thảm kịch của nhân loại từ sự hủy hoại Việt Nam Cộng Hòa chưa bao giờ giảm thiểu, nhưng tầm quan trọng chiến lược từ sự mất mát của nó, về lâu dài, là không đáng kể. Như các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ cuối cùng quyết định, "thu không bù chi" (the game was simply not worth the candle).

Robert Farley , một cộng tác viên thường xuyên với TNI, là tác giả cuốn sách The Battleship Book . Ông là một giảng viên cao cấp tại Trường Ngoại giao và Thương mại Quốc tế Patterson, tại Đại học Kentucky. Tác phẩm của ông bao gồm học thuyết quân sự, an ninh quốc gia, và các vấn đề hàng hải.

------------------------
x

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.