Chính sách thương mại của Chính quyền Trump và mối quan hệ kinh tế Mỹ - Trung.



Song Guoyou. 22/09/2017,,,,Trích từ : Nhũng quan điểm tương đồng trên trật tự kinh tế toàn cầu, Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và quốc tế

Trần H Sa lược dịch

Donald Trump đã được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ. Và "Mua hàng Mỹ, Thuê người Mỹ" trở thành khái niệm cốt lõi trong phương thức quản trị đã được ông ta công bố công khai. Ngay sau khi nhậm chức, chính quyền Trump chính thức rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và kêu gọi đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ, những điều đó cho thấy sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Hoa Kỳ. Kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ cách đây 10 năm, chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Hoa Kỳ đã làm cho sự phát triển nền kinh tế toàn cầu trở nên thiếu kiên định, ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế và thương mại Trung-Mỹ.

Chủ nghĩa bảo hộ thương mại

Thương mại quốc tế từ lâu đã là một động cơ thiết yếu cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Sau Thế chiến II, chính sách thương mại mở tương đối và triết lý thương mại tự do trên toàn thế giới đã tạo ra sức mạnh cơ bản thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tăng trưởng thương mại quốc tế đã thấp hơn tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Thương mại quốc tế đã không  còn là một yếu tố tích cực trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu, và trái lại, đã trở thành một trở ngại. Hoa Kỳ, là nền kinh tế lớn nhất thế giới và là nước nhập khẩu lớn nhất, đóng một vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế. Nếu chính quyền Trump đi theo đường lối chủ nghĩa bảo hộ thương mại, nó chắc chắn sẽ làm cho thương mại toàn cầu yếu kém hơn và do đó làm cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu khó khăn hơn vì thiếu sự hỗ trợ từ tăng trưởng thương mại.

Điều chúng ta cần lo lắng nhiều hơn là chủ nghĩa bảo hộ thương mại được Hoa Kỳ chấp nhận dựa trên lợi ích kinh tế riêng tư của mình có thể đưa chủ nghĩa bảo hộ thương mại được ưu tiên trên toàn cầu. Chủ nghĩa bảo hộ thương mại đơn phương của Hoa Kỳ chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lợi ích thương mại bình thường của các nước khác, và do đó các nền kinh tế khác hoặc sẽ miễn cưỡng chống lại ,trả đũa tương ứng, hoặc thậm chí là tích cực làm theo. Chủ nghĩa bảo hộ thương mại có thể được áp dụng trên toàn thế giới.

Chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Hoa Kỳ sẽ không chỉ ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến cách quản trị kinh tế toàn cầu. Phù hợp với khái niệm bảo hộ thương mại, chính quyền Trump tin rằng các cơ chế đa phương về quản lý kinh tế, như Tổ chức Thương mại Thế giới và G20, có ít hiệu quả, và hơn nữa là làm hại đến lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ. Do đó, Trump muốn giải quyết các vấn đề kinh tế thông qua cách tiếp cận đơn phương và song phương. Chính quyền Trump không cho thấy một ý chí mạnh mẽ trong việc phối hợp đa phương toàn cầu, và điều này có thể cản trở sự hợp tác chính sách kinh tế vĩ mô giữa các quốc gia lớn. Do đó, việc điều hành kinh tế toàn cầu có thể sẽ trì trệ. Chẳng hạn, Trump đã bác bỏ Hiệp định Paris, nền tảng của sự thay đổi khí hậu toàn cầu, điều này đã gây nên nhiều lo lắng. Tập trung vào lợi ích riêng tư của mình, Mỹ dường như  từ một nhà hoạt động khơi nguồn để trở thành một trở ngại trong việc toàn cầu hóa, điều này sẽ cản trở tăng trưởng thương mại toàn cầu và chống lại sự điều hành kinh tế toàn cầu. Hệ thống kinh tế quốc tế dưới chính sách bảo hộ sẽ làm xói mòn nền tảng của nền kinh tế toàn cầu, và các nền kinh tế, bao gồm cả Hoa Kỳ, sẽ rất khó để có được sự phân bổ nguồn lực tốt nhất từ ​​toàn cầu hóa.

Xóa bỏ bất đồng

Chính phủ Trump tin rằng thâm hụt thương mại khổng lồ trong thương mại với nước ngoài là mấu chốt của các vấn đề kinh tế khác nhau của Hoa Kỳ, tuyên bố rằng thay vì nhận được nhiều lợi ích kinh tế từ thương mại quốc tế, Hoa Kỳ đã nếm mùi lệch lạc trong sản xuất, thâm hụt thương mại khổng lồ, và khả năng cạnh tranh kinh tế suy giảm vì thương mại quốc tế. Do đó, Trump và nhóm của ông ta cho rằng Mỹ nên đảo ngược việc phân phối lợi ích thương mại "không công bằng" bằng chế độ bảo hộ thương mại để khôi phục ngành sản xuất và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Trên thực tế, bất chấp quy mô to lớn trong thương mại với nước ngoài , nó ít ảnh hưởng đến GDP của Hoa Kỳ. Theo Ngân hàng Thế giới, nhập khẩu và xuất khẩu của Hoa Kỳ vào năm 2015 chỉ chiếm 28% GDP, khoảng 48% trong bình quân trên thế giới, thấp nhất trong tất cả các nền kinh tế lớn. Xét thấy rằng tác động của thương mại đối với nền kinh tế Mỹ là tương đối nhỏ, rất khó để nói rằng thương mại là "nguyên nhân chính" của các vấn đề kinh tế Mỹ.

Đối với một nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, "nguyên nhân" thực sự cần phải được tìm thấy từ bên trong. Tóm lại, những nguyên nhân cơ bản của những cuộc đấu tranh kinh tế hiện nay nằm ở vấn đề sâu xa về cấu trúc kinh tế, chính trị và xã hội ở Hoa Kỳ. Vấn đề cấu trúc kinh tế chủ yếu phản ánh trong hai sự mất cân bằng: thứ nhất, sự mất cân bằng giữa nền kinh tế thực và nền kinh tế ảo. Tỷ lệ nông nghiệp và sản xuất trong nền kinh tế Mỹ suy giảm từng năm, trong khi tỷ trọng dịch vụ tăng lên. Sự ảo hóa của nền kinh tế Hoa Kỳ quá cao. Sự mất cân bằng thứ hai là giữa tiết kiệm và tiêu dùng. Tỷ lệ tiết kiệm quốc gia của Hoa Kỳ quá thấp và tỷ lệ nợ khá cao. Đây là một nền kinh tế bội chi điển hình. Nếu hai sự mất cân bằng cơ cấu kinh tế lớn này không thể giảm bớt, Hoa Kỳ sẽ không thể thoát khỏi tình trạng tiến thoái lưỡng nan về kinh tế. Vấn đề về cấu trúc chính trị có thể thấy được qua quan sát  sự phân cực chính trị ngày càng tăng của nó. Sự điều chỉnh tích cực về cơ cấu kinh tế đòi hỏi sự hợp tác hiệu quả giữa các lực lượng chính trị. Tuy nhiên, các nhóm chính trị gia đối lập trong nước đang ngày càng phân cực.

Đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa xác định lợi ích quốc gia dựa trên các quan điểm  tương ứng với mỗi đảng, tạo ra các chính sách quốc gia bằng các ưu đãi đảng phái. Ngay sau khi Donald Trump thuộc đảng Cộng hòa nhậm chức, chính quyền của ông đã điều chỉnh cải cách chăm sóc y tế, cải cách tài chính, và các chính sách về năng lượng của chính quyền Obama trước đây theo hướng ngược lại, mhững chính sách chỉ vừa được thực hiện trong vài năm. Và điều này chỉ ra rằng rất khó để thống nhất sau sự đồng thuận chung trong bối cảnh chính trị Mỹ hiện nay, điều này không chỉ gây nên tình trạng không thể giải quyết được việc sửa chữa các yếu kém trong cấu trúc  kinh tế một cách có hệ thống và liên tục,  mà còn lãng phí thời gian trong việc cải cách và gia tăng chi phí cho việc thực hiện chính sách, và trở thành một trở ngại cho việc tái cấu trúc kinh tế. Vấn đề xã hội là sự phân cực ngày càng trầm trọng giữa người giàu và người nghèo. Theo số liệu thống kê, Hoa Kỳ đã qua khỏi cuộc khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, cuộc sống của hầu hết mọi người ở Hoa Kỳ sau đó đã không trở lại  tốt hơn. Sự giàu có của tầng lớp trung lưu tiếp tục co lại, và điều kiện sống của người dân ở tầng lớp tận cùng đang trở nên khó khăn hơn. Nhưng trong khi đó thì tỷ lệ giàu có của những người giàu nhất lại tăng lên. Một xã hội khác biệt và thậm chí bị rách nát không thể tạo ra một nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế.

Lập luận rằng thâm hụt thương mại gây ra việc mất việc làm cho các công nhân sản xuất ở Mỹ cũng là vấn đề. Phần lớn các nghiên cứu cho thấy lý do quan trọng nhất để mất việc làm trong ngành sản xuất ở Mỹ là sự gia tăng tự động hóa và sự thay thế công việc của các yếu tố công nghệ khác, chứ không phải là thâm hụt thương mại. Không đề cập đến một loạt các liên kết kinh tế, bao gồm cả hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài và bán hàng tại Hoa Kỳ, cũng tạo ra hàng chục triệu việc làm. Số lượng việc làm tạo ra bởi nhập khẩu thậm chí còn lớn hơn số lượng việc làm do xuất khẩu mang lại.

Chủ nghĩa bảo hộ thương mại đã từng là sự lựa chọn sai lầm. Lấy kết quả như là lý do để buộc tội thương mại với nước ngoài và sự mất cân bằng thương mại là "không công bằng", chứ không phải là đối mặt với và xây dựng chính sách công phù hợp để đối phó với các vấn đề kinh tế, chính trị và cơ cấu xã hội trong nước ngày càng nghiêm trọng. Và sẽ không có sự trợ giúp để giải quyết các vấn đề riêng.

Gây xói mòn lợi ích của Hoa Kỳ

Chính quyền Trump, được định hướng bởi "lợi ích của Mỹ trước tiên", hy vọng sẽ giảm nhập khẩu, tăng xuất khẩu, và do đó cải thiện cán cân thanh toán quốc tế thông qua các chính sách bảo hộ thương mại. Động thái này sẽ có một ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế của các nước khác. Đặc biệt đối với những nước có quan hệ thương mại chặt chẽ với Hoa Kỳ, tác động ngắn hạn có thể là lớn lao. Tuy nhiên, chủ nghĩa bảo hộ thương mại không thể thực sự giải quyết được các vấn đề của Hoa Kỳ, và hơn nữa cũng sẽ gây thiệt hại lớn cho Hoa Kỳ.

Thứ nhất, chủ nghĩa bảo hộ thương mại thực sự sẽ gây tổn hại đến lợi ích đầu tư cho các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ. Chính quyền Trump quan tâm đến lợi ích kinh tế trong nước của đất nước. Như bị chỉ trích bởi xu thế kinh doanh chủ đạo của Hoa Kỳ, đó là một cái nhìn hẹp. Trên thực tế, lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ đã vượt qua khỏi ranh giới quốc gia. Các công ty đa quốc gia của người Mỹ là những người hưởng lợi lớn nhất qua toàn cầu hóa. Họ mở rộng trên toàn cầu và mở rộng sức mạnh của họ. Các công ty đa quốc gia này đã đạt được những lợi ích lớn nhất từ toàn cầu hóa và tự do thương mại. Khi Hoa Kỳ vung chiếc gậy bảo hộ ở các nước khác, tổn thất lớn đối với các nước này là chất lượng thương mại, trong khi các công ty đa quốc gia Mỹ sẽ bị thiệt hại  lợi ích thương mại của họ. Trong những trường hợp cực đoan của chiến tranh thương mại, các công ty đa quốc gia Hoa Kỳ có thể sẽ là mục tiêu của các quốc gia khác trong cuộc trả đũa thương mại của họ.

Thứ hai, khả năng cạnh tranh về kinh tế của Mỹ cũng sẽ bị tổn thương. Trong ngắn hạn, dường như có thể hỗ trợ cho các ngành công nghiệp trong nước và các doanh nghiệp ở Hoa Kỳ giảm bớt sự cạnh tranh bằng cách áp dụng chủ nghĩa bảo hộ để hạn chế nhập khẩu các sản phẩm từ các nước khác. Tuy nhiên, cạnh tranh là con đường thiết yếu để cho ngành công nghiệp phát triển. Việc bảo vệ tốt hơn cho những ngành công  nghiệp và doanh nghiệp giảm thiểu khả năng cạnh tranh sẽ càng ít cạnh tranh. Ngược lại, các ngành công nghiệp và các doanh nghiệp của các nước khác đang cạnh tranh với nhau sẽ có nhiều biện pháp để cải thiện khả năng cạnh tranh của họ. Các hậu quả khác nhau sẽ tiếp tục mở rộng khoảng cách về cạnh tranh kinh tế giữa một số ngành công nghiệp và doanh nghiệp ở Hoa Kỳ và ở các nước khác.

Thứ ba, vai trò lãnh đạo kinh tế toàn cầu của Mỹ sẽ bị suy yếu nghiêm trọng so với các nước khác. Hoa Kỳ, nước đã trở thành số một thế giới và đóng vai trò dẫn đầu trong việc đưa ra các quy tắc kinh tế toàn cầu, dựa vào thị trường mở và ý tưởng về một nền kinh tế tự do mà nó thúc đẩy. Bỏ qua một bên cho dù kết luận có chính xác hay không, điều duy nhất mà chính quyền Trump tính toán chính là lợi ích và tổn thất của họ trong thương mại. Ông Trump và nhóm của ông hoặc không đo lường được những lợi ích vĩ mô mà Hoa Kỳ đạt được trong vai trò lãnh đạo nền kinh tế toàn cầu, cũng như những lợi ích chiến lược có liên quan đến quan điểm này và chưa bao giờ xem xét tác động của chủ nghĩa bảo hộ thương mại đối với các nước khác và nền kinh tế toàn cầu . Một nước Mỹ ngày càng cương cứng, khép kín và ích kỷ không thể lãnh đạo các nước khác trong tương lai, và thậm chí các đồng minh của Mỹ cũng sẽ từ bỏ nước Mỹ bảo hộ.

Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, nếu Hoa Kỳ muốn ôm lấy chủ nghĩa bảo hộ thương mại, mọi quốc gia đều là người thua cuộc. Hoa Kỳ, là nền kinh tế lớn nhất và là đất nước nhận được nhiều lợi ích nhất, cũng sẽ bị thiệt hại rất lớn. Những gì Hoa Kỳ cần làm là không lún sâu vào con đường sai lầm của chủ nghĩa bảo hộ thương mại, mà là tăng cường hiệu quả tính cạnh tranh kinh tế thông qua cải cách cơ cấu. Sự cạnh tranh lành mạnh hơn là bảo vệ luẩn quẩn là cách đúng đắn cho nền kinh tế Mỹ.

Tăng cường hợp tác Trung-Mỹ

Chiến tranh thương mại  không phải là một lựa chọn để giải quyết tranh chấp Trung-Mỹ trong quan hệ kinh tế và thương mại, và những vấn đề này chỉ có thể được giải quyết thông qua đàm phán. Để xử lý các vấn đề kinh tế và thương mại song phương
, chủ tịch Xi Jinping và Tổng thống Trump đã đồng ý giải quyết tranh chấp về kinh tế giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ thông qua Cơ chế đối thoại Toàn diện và đã đưa ra "Kế hoạch Trăm Ngày" để thực hiện hợp tác kinh tế và thương mại sau cuộc hội đàm tại Florida vào tháng 4 năm 2017.

Nói chung, cuộc họp Xi-Trump đầu tiên và Cuộc đối thoại Toàn diện là một điểm khởi đầu mới, kết hợp với việc hình thành Kế hoạch Trăm ngày, hợp tác kinh tế, thương mại Trung-Mỹ nên tập trung vào các lĩnh vực chủ chốt sau đây trong kỷ nguyên Trump:

1. Hoạt động trên vấn đề phân phối lợi ích: Lợi nhuận là động lực cơ bản định hướng cho quan hệ kinh tế và thương mại, cùng những khiếu nại của Hoa Kỳ về quan hệ kinh tế và thương mại Trung-Mỹ dựa trên niềm tin vào sự phân phối không cân bằng các lợi ích, nghĩa là Trung Quốc nhận được nhiều hơn và Hoa Kỳ nhận được tương đối ít hơn. Nhưng Trung Quốc cho rằng phân phối lợi ích kinh tế và thương mại là một công việc có lợi và cùng thắng, và do đó Hoa Kỳ cũng đã thu được nhiều lợi ích. Vậy, tình hình thực tế là gì? Để trả lời câu hỏi này đòi hỏi sự nghiên cứu mà cả hai bên đều có thể chấp nhận trong một khoảng thời gian ngắn hạn. Chỉ bằng cách phân tích khách quan về tình hình phân phối lợi ích hiện nay thì có thể loại bỏ được những thành kiến ​​và chỉ trích của cả hai nước trong quan hệ kinh tế và thương mại, và các biện pháp thúc đẩy kinh tế và thương mại Trung-Mỹ được thực hiện cụ thể.

2. Xác định những méo mó trong chính sách: Sau khi xác định chính xác sự phân bố lợi ích kinh tế và thương mại, hai bên nên thảo luận về nguồn gốc của các lợi ích đó. Sự phân bố các lợi ích kinh tế và thương mại  hầu hết là đúng đáng và bình thường, và chủ yếu phản ánh toàn cầu hoá về phân công lao động và sự khác biệt trong việc nâng cao năng lực của hai nước. Với những lợi ích này, ngay cả khi sự phân bố giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ bị mất cân bằng, hai nước chỉ có thể chấp nhận chúng. Cần tập trung vào sự mất cân bằng trong phân phối lợi ích do tình trạng bóp méo chính sách, và sự không hài lòng của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc chủ yếu bắt nguồn từ vấn đề này. Ví dụ, Hoa Kỳ đã chỉ trích Trung Quốc vì cái gọi là thao túng tỷ giá nhân dân tệ (RMB), trợ cấp của chính phủ và các chính sách đối với các doanh nghiệp nhà nước, và lập luận rằng chính những chính sách này dẫn đến sự mất cân bằng trong thương mại song phương. Trong khi đó, Trung Quốc cho rằng chính những hạn chế xuất khẩu không công bằng của Hoa Kỳ đối với các sản phẩm công nghệ cao sang Trung Quốc và cơ chế xem xét đầu tư trực tiếp chặt chẽ quá mức là nguyên nhân gây ra các vấn đề kinh tế và thương mại Trung-Mỹ.

3. Điều chỉnh cơ cấu trong nước: Quan hệ kinh tế và thương mại Trung-Mỹ về cơ bản là sự mở rộng các cơ cấu phát triển kinh tế trong nước của hai nước, vì vậy các vấn đề trong quan hệ kinh tế và thương mại không thể chỉ được giải quyết thông qua việc điều chỉnh quan hệ song phương. Để giảm bớt những mâu thuẫn về kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, cả hai nước cần tìm ra vấn đề gốc rễ trong quan hệ kinh tế và thương mại từ quan điểm phát triển kinh tế trong nước, và thúc đẩy việc điều chỉnh cấu trúc kinh tế trong nước thông qua sự phát triển bền vững mối quan hệ kinh tế và thương mại song phương. Bỏ qua các vấn đề kinh tế trong nước và dựa vào sự điều chỉnh trong quan hệ kinh tế và thương mại song phương và tái cơ cấu nền kinh tế trong nước của các nước khác không phải là cách chân thành để giải quyết vấn đề. Phải tính đến việc Trung Quốc và Hoa Kỳ có quyền lực kinh tế gần giống nhau, không có đàm phán khéo léo như vậy mà  buộc bên kia chấp nhận một lời đề nghị có thể là không công bằng.

4. Thúc đẩy các biện pháp hợp tác: Trong mọi trường hợp, xu thế chung trong ý kiến ​​công chúng và các tổ chức kinh doanh của cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ đều không muốn thấy có sự đối đầu về kinh tế và thương mại Trung-Mỹ. Như vậy, cả hai bên, thậm chí cả cộng đồng quốc tế hy vọng sẽ thấy được các giải pháp thực tiễn có tầm quan trọng sống còn trong việc tăng cường sự tin tưởng mang tính chiến lược lẫn nhau trong các lĩnh vực kinh tế và thương mại, và tăng cường sự chỉ đạo to lớn cho hợp tác Trung-Mỹ trong tương lai. Các nhóm làm việc của cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ phải mang tính thuyết phục trên lý thuyết cũng như thực tế, mang lại những lợi ích nhỏ hoặc tình hình tổng quát, và thông qua hợp tác chặt chẽ, đưa ra các chương trình dự án và các điều chỉnh chính sách mà cả hai bên đều hài lòng.

-----------------------|||-----------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.