Trung Quốc đang háo hức chờ mong Trump trốn họp tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.

"Tổng thống Mỹ Donald Trump nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc họp G20 ở Hamburg, Đức, vào ngày 7. (Philippe Wojazer / AFP / Getty Images)
 VIKRAM SINGH , LINDSEY FORD | 27 THÁNG 10 NĂM 2017. Theo Foreign Policy

Trần H Sa lược dịch

Đại hội lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh gần đây, bị bao trùm với quyết định liên kết tên Chủ tịch Tập Cận Bình vào cương lĩnh của đảng cùng với Mao Trạch Đông. Ngay sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump chúc mừng Xi và rồi nói với một phóng viên, “Bây giờ một số người có thể gọi ông ta là vua của Trung Quốc.” Ở giữa những khoảnh khắc này, Nhà Trắng khẳng định rằng Trump sẽ bỏ qua Hội nghị thượng đỉnh Đông Á hàng năm, một cuộc tụ hội gồm 18 nhà lãnh đạo châu Á-Thái Bình Dương, để hưởng nhanh một ngày nghỉ trong những ngày sắp tới, là chuyến đi đầu tiên của ông ấy đến châu Á như là tổng thống. Điều này đúng là có vẻ giống như một món quà tuyệt vời cho lễ đăng quang của ông “vua” mới, người cai quản đất nước mà bây giờ sẽ là cường quốc thế giới, chiếm ưu thế tại hội nghị thượng đỉnh.

Đúng là không nên như thế này. Việc tụ hội diễn ra vào cuối chuyến đi dài đến châu Á, có chương trình nghị sự mạnh mẽ , được thiết kế để thể hiện cam kết của Washington đối với khu vực. Hội nghị thượng đỉnh vẫn là cơ hội duy nhất cho tổng thống Hoa Kỳ ngồi xuống và chung cùng tham gia với các đối tác Châu Á-Thái Bình Dương của mình, về các vấn đề chính trị và an ninh quan trọng hiện nay. Cựu Tổng thống Barack Obama đã bị bỏ lở nó một lần - vì Quốc hội của đảng Cộng hòa đóng cửa toàn bộ chính phủ Hoa Kỳ. Trump thực sự sẽ ở Philippines, nơi hội nghị thượng đỉnh được tổ chức, khi nó được tiến hành. Việc xao lãng như nó bắt đầu chỉ có thể được xem như là một điều sỉ nhục và sẽ làm suy yếu bất cứ điều gì khác mà tổng thống có thể đã đạt được trong 11 ngày trước đó.

Dưới đây là lý do tại sao mà vấn đề hội nghị thượng đỉnh nên được tổng thống và nhân viên Nhà Trắng cần xem xét lại sự tham dự của tổng thống.

Nguyên tắc đầu tiên của y học là “không gây hại”. Đối với chính trị quốc tế ở châu Á, nó đúng là “y bon.” Đối với các đối tác châu Á, tín hiệu quan trọng nhất ở cam kết của Mỹ là sự tham gia tích cực trong các cuộc họp khu vực và các hoạt động tập thể. Nhận lấy ghế ngồi tham dự ở Hội nghị thượng đỉnh Đông Á sẽ mang lại uy tín và tránh được câu hỏi về việc thiếu một chiến lược khu vực rộng lớn hơn và các cơ quan trống rỗng phần lớn các quan chức cao cấp về chính sách châu Á. Cùng với việc đột ngột rút khỏi Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương của tổng thống khi nhậm chức, hành động này đã dẫn đến một sự sụp đổ tin tưởng chung trong khu vực đối với cam kết của Mỹ. Trong khi đó, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường có thể phát biểu với thẩm quyền lớn hơn rằng Trung Quốc sẽ luôn luôn hiện diện - như là bạn bè hay như là kẻ thù. (Là người đứng đầu chính phủ, Li là người lãnh đạo của Bắc Kinh thường xuyên có mặt tại hội nghị thượng đỉnh. Ông ta cũng là thành viên duy nhất của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị được tái đắc cử với Xi vào tháng này).

Thứ hai, không tham gia hội nghị thượng đỉnh làm giảm vai trò của tổng thống Mỹ. Thật dễ dàng để tưởng tượng các nhân viên Nhà Trắng nhẹ nhõm như thế nào khi Trump quyết định không tham dự, cắt bớt được nhiều nguy cơ ngoại giao ứng khẩu của ông ta. Đại diện cho Trump, Bộ trưởng Ngoại giao Rex Tillerson chắc chắn sẽ là một sự thay thế có nhiều dự đoán. Nhưng ngay cả những quan chức nội các có khả năng nhất cũng không thể thay thế tổng thống trong sự sắp đặt này, đặc biệt là khi ông đã từng thường xuyên mâu thuẫn và bị tổng thống làm cho suy yếu, mà bề ngoài ông là người đại diện. Mặt khác, nếu Trump tham gia hội nghị thượng đỉnh, nó sẽ cho thấy rằng Hoa Kỳ sẵn sàng hết mình với cuộc chơi và cộng tác với các nhà lãnh đạo của khu vực phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Tổng thống có thể xem việc tham dự của mình như là những sự kiện vụn vặt, nhưng nó không phải vậy. Sự vắng mặt - dù từ những thỏa thuận Mỹ xé nhỏ hoặc là làm ông bầu các nhà lãnh đạo Mỹ tại hội nghị thượng đỉnh - phát triển thành điều không thích hợp. Khi các đồng minh và đối thủ giải quyết vấn đề mà không cần sự tham gia của Mỹ, đòn bẩy của tổng thống và vị trí thương lượng Mỹ sẽ bị suy yếu trên các ưu tiên của khu vực, từ thương mại đến Bắc Triều Tiên.

Trong thực tế, Bắc Triều Tiên và thương mại song phương là những vấn đề duy nhất mà khu vực này hy vọng Hoa Kỳ tập trung trong suốt chuyến đi, gây thiệt hại cho tất cả các ưu tiên khác trong khu vực. Đặc biệt đối với các đối tác ở Đông Nam Á, hội nghị thượng đỉnh là cơ hội tốt nhất để tổng thống trực tiếp dính líu ở Biển Đông, ở sự hỗ trợ của Mỹ trong việc chống lại chủ nghĩa cực đoan bạo lực trong khu vực, ở cuộc khủng hoảng Rohingya đang phát triển, và ở cam kết của Mỹ với một châu Á hoạt động bởi các quy tắc chia sẻ thay vì “chân lý thuộc về kẻ mạnh.” Thực hiện những điểm tương tự trong một bài phát biểu dự kiến ​​trên đường đi thì không giống như thảo luận về các vấn đề khi mặt đối mặt với các đối tác trong khu vực.

Nhưng tác động đáng lo ngại nhất bởi sự vắng mặt của Mỹ từ Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á sẽ là thông điệp nó gửi đi về việc Mỹ duy trì sức mạnh và phù hợp như là một nhà lãnh đạo toàn cầu. Với sự thống trị ngày càng tăng của Xi, sự thiếu vắng quy hoạch của Trump về lâu về dài ngày càng phổ biến một tường thuật chung chung rằng Hoa Kỳ đang suy yếu, bị phân tâm, và có lẽ chỉ đơn giản là Mỹ không còn quan tâm đến các giá trị quốc tế và các quy tắc mà nó một thời đã giúp thiết lập.

Các đối tác trong khu vực đã theo dõi với sự bối rối và mất tinh thần khi Hoa Kỳ từ bỏ nhiều thỏa thuận không chỉ đã tham gia, mà còn giúp tạo ra - không chỉ là thỏa thuận thương mại Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, mà còn là thỏa thuận khí hậu Paris và có khả năng là thỏa thuận kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran . Việc bỏ rơi chưa từng thấy này đối với các cam kết quốc tế của người tiền nhiệm, cũng có thể xảy ra cho một số ở trong nước, nhưng nó gần như không thể sắp đặt với các đối tác khu vực, những nước hiện đang trầm ngâm về việc làm thế nào để duy trì một trật tự vốn do Mỹ dẫn đầu, dựa trên luật lệ mà không cần sự lãnh đạo của Hoa Kỳ.

Trung Quốc rất muốn chen vào sự tan vỡ. Từ bài phát biểu có ảnh hưởng sâu rộng của Xi tại Davos vào tháng Giêng, phác thảo sự ủng hộ của Trung Quốc đối với thương mại quốc tế đến cam kết công khai của ông ta làm việc với các đồng minh của Mỹ, về việc tiếp tục thực hiện các thỏa thuận hạt nhân của Iran và hiệp ước khí hậu Paris, Trung Quốc đã thừa hưởng mọi cơ hội để xác định vị thế của chính nó như là nhà lãnh đạo toàn cầu đáng tin cậy hơn . Ngoài những trái ngược tuyệt đối trong hùng biện, sự tương phản trong lãnh đạo cũng đã được nổi rỏ. Nếu giả như, việc củng cố quyền lực của Xi tại Đại hội Đảng gần đây là đúng, cần nhắc nhở chính quyền Mỹ phải xem xét lại và Trump phải có mặt tại hội nghị thượng đỉnh.

Trung Quốc tìm mọi cơ hội để đóng khung cuộc tranh luận và xác định lại các quy tắc hội nhập ở châu Á. Tất nhiên, các tổ chức đa phương châu Á sẽ không sửa lỗi này. Tuy nhiên, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á cung cấp cơ hội duy nhất cho các lãnh đạo cao cấp dính líu vào Bắc Triều Tiên, chuẩn mực không gian mạng, không phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, chủ nghĩa cực đoan bạo lực, và cuộc khủng hoảng người tị nạn đang phát triển ở Đông Nam Á. Tillerson và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đã liên tục lập luận cho một ảnh hưởng ổn định và cam kết mạnh mẽ, với những gì mà Tillerson gọi là một “Ấn độ - Thái bình dương tự do và cởi mở.” Đó không phải là một phần trong chương trình nghị sự của Tập Cận Bình đối với khu vực, và đó là một tầm nhìn không thể đạt được nếu Hoa Kỳ bận rộn rút lui để dành cho ông vua mới.



-------------------------------|||--------------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.