Quan hệ Kinh tế song phương Mỹ-Trung.

Một kỷ nguyên mới không ổn định trong kinh tế Hoa Kỳ-Trung Quốc. 



Amy P. Celico...22/09/2017,,,,Trích từ : Quan hệ Kinh tế song phương Mỹ-Trung, Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và quốc tế 

 Trần H Sa lược dịch.

Mối quan hệ kinh tế của chúng ta với Trung Quốc chưa bao giờ quan trọng như thế đối với Hoa Kỳ, và nền kinh tế của chúng ta chưa bao giờ bị xâu chuỗi với nhau như vậy - với nhiều cơ hội mở rộng hơn nữa. Nó đã thực sự được giới lãnh đạo chính trị ở Bắc Kinh và Washington 20 năm trước, cùng với một cộng đồng doanh nghiệp Mỹ hỗ trợ rất lớn, để thiết lập mối quan hệ kinh tế của chúng ta trên quỹ đạo phát triển đáng kinh ngạc thông qua đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới  (WTO) vào năm 2001, dẫn đến hàng hoá Mỹ và dịch vụ thương mại  với Trung Quốc tăng từ mức chỉ 100 tỷ USD năm 2000 lên khoảng 659,4 tỷ USD vào năm 2015. Các mối quan hệ đầu tư cũng tăng lên và đa dạng hóa, với đầu tư của Trung Quốc vào Hoa Kỳ vượt xa đầu tư của Hoa Kỳ vào Trung Quốc lần đầu tiên vào năm 2015.

Thật không may, cùng với việc mở rộng quy mô và phạm vi của các mối quan hệ kinh tế của chúng ta, sự mất cân bằng trong thương mại Mỹ - Trung đã tiếp tục phát triển. Và mối quan hệ kinh tế của chúng ta trở nên cãi cọ nhiều hơn trong thập kỷ qua, với việc hai nước không đồng ý về những quy tắc nào nên quản lý việc tiếp cận các nền kinh tế tương ứng của chúng ta. Sau thảm họa khủng hoảng tài chính toàn cầu, chính sách bảo hộ ở cả hai quốc gia - và trên thế giới - đang ngày càng thách thức các nguyên tắc và quy tắc thương mại đã được công nhận. Hoa Kỳ và Trung Quốc, cả hai đều có nhiều lợi ích từ việc tăng cường mối quan hệ kinh tế và tiếp tục hợp tác để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhưng điều này sẽ đòi hỏi các cam kết của cả hai nước phải tìm ra những điểm chung trong các vấn đề có khả năng gây ra bất đồng trong thương mại và đầu tư, trong đó bao gồm những lý do an ninh quốc gia như thế nào nhằm cần cải thiện các chính sách tiếp cận thị trường. Giống như cách đây 20 năm, các nhà lãnh đạo chính trị ở cả hai nước sẽ phải đối mặt với những kêu gọi khó khăn để đưa quan hệ kinh tế của chúng ta đến một mức độ đổi mới cùng có lợi.

Quan hệ kinh tế song phương kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Quỹ đạo tăng trưởng đáng kinh ngạc của Trung Quốc trong 20 năm qua mang lại những cơ hội đáng kể và dể nhận thấy cho Hoa Kỳ. Ngay sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, các rào cản được hạ thấp và thị trường lao động giá rẻ của Trung Quốc đã làm cho nó trở thành điểm đến hàng đầu của các nhà sản xuất Mỹ và các công ty Mỹ đã đầu tư rất nhiều ở Trung Quốc để sản xuất các sản phẩm bán trên thị trường toàn cầu. Sau đó, trong làn sóng khủng hoảng tài chính toàn cầu, Trung Quốc nổi lên như một thị trường tiêu dùng quan trọng, phát triển với tốc độ đáng kể mà phần lớn do cam kết của chính phủ Trung Quốc hứa cải cách và đầu tư vào việc trở thành một "xã hội sáng tạo". Tiêu dùng được kỳ vọng định hướng cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc lớn hơn trong tương lai, một lần nữa được hỗ trợ bởi các chính sách của chính phủ qua đó khuyến khích chi tiêu tiêu dùng và đầu tư vào các ngành công nghiệp chiến lược mới nổi .

Sự phát triển các kênh hợp tác, bao gồm các diễn đàn đa phương như G20, để đối phó với những cú sốc đối với hệ thống kinh tế toàn cầu trong làn sóng khủng hoảng tài chính toàn cầu đã cung cấp cho Hoa Kỳ và Trung Quốc một cách mới để mở rộng quan hệ kinh tế  ngoài thương mại song phương cũng như thảo luận các nguyên tắc cơ bản của hệ thống kinh tế toàn cầu. Thật vậy, sự hợp tác cần thiết này đã trở thành một nền tảng mới cho mối quan hệ song phương toàn diện Mỹ - Trung. Trong tám năm của chính quyền Obama, một vài vấn đề trên sân khấu toàn cầu đã được quản lý hiệu quả mà không có sự lãnh đạo chung của Mỹ và Trung Quốc, từ việc ổn định nền kinh tế toàn cầu, đến đàm phán về một thỏa thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân với Iran, đến chống lại những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Mỹ - Trung cùng chào đón tầm quan trọng của các thể chế đa phương và chương trình nghị sự tự do thương mại mạnh mẽ nhằm thúc đẩy hội nhập và ổn định kinh tế. Phần lớn tập trung vào lợi ích của toàn cầu hoá mà đã dẫn tới tăng trưởng ở hai nền kinh tế của chúng ta, và nó cũng dẫn đến cuộc đối thoại song phương sâu sắc hơn khi Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng phải đối mặt với những thách thức tương tự -  nợ công tăng nhanh, lảo hóa dân số, nhu cầu cơ sở hạ tầng, các mối quan tâm về năng suất, và tác động của suy thoái môi trường.

Nhưng bất chấp những thành công của chúng ta cùng nhau giúp ổn định thị trường toàn cầu và tăng cường mối quan hệ thương mại song phương, xu thế ở Hoa Kỳ - và các nơi khác trên thế giới - đang quay lưng lại với hội nhập kinh tế toàn cầu và hướng tới chủ nghĩa quốc gia và tăng cường bảo hộ. Tại sao? Mất cân bằng trong quan hệ thương mại và những thay đổi xuất phát từ khủng hoảng tài chính toàn cầu cho thấy nhiều kẻ thua cuộc trong một hệ thống kinh tế toàn cầu hóa. Và những tổn thất này đã tạo ra lo lắng ở Hoa Kỳ và các nền kinh tế đã phát triển và đang phát triển khác.

Trong khi đó, Washington và Bắc Kinh thể hiện quan điểm ngày càng khác nhau về các quy tắc quản lý các vấn đề kinh tế, như vai trò của nhà nước trên thị trường và cách quản lý nền kinh tế ảo (nền kinh tế kỷ thuật số). Nhiều người đã tỏ ra hoài nghi, nếu không muốn nói là bác bỏ, về khả năng của các tổ chức quản lý toàn cầu giúp bảo đảm rằng tất cả các quốc gia đều tuân thủ các quy tắc thương mại mở và dựa trên luật lệ như nhau. Trong môi trường này, nhiều quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ, đã bắt đầu xem xét những cách thức mới nhằm bảo vệ nền kinh tế trong nước của họ thoát khỏi những nhận thức và thực tiễn thương mại bất công.

Ví dụ, theo quan điểm của Mỹ, những năm gần đây, ở Trung Quốc, tiến độ thực thi những sáng kiến ​​kinh tế quan trọng được đưa ra khi Trung Quốc gia nhập WTO đã chậm lại , bao gồm những cam kết về tự do hóa việc tiếp cận thị trường, pháp lý minh bạch hơn,  quy chế, giải phóng các ứng xử cấp quốc gia, tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ - mọi quy tắc căn bản hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế riêng của Trung Quốc cũng như mối quan hệ tích cực của nó với Hoa Kỳ. Và trong khi dòng chảy thương mại tiếp tục phát triển, khả năng cạnh tranh của các công ty Mỹ tại Trung Quốc ngày càng trở nên bị trở ngại bởi các quy tắc của Trung Quốc chỉ đẩy mạnh cho các công ty trong nước và hạn chế sự tham gia của nước ngoài vào thị trường Trung Quốc, bao gồm, ví dụ như trì hoãn việc phê chuẩn thị trường, hạn chế đầu tư, và các chính sách công nghiệp mới đòi hỏi người nước ngoài phải chuyển giao công nghệ và nội địa hoá dữ liệu nếu vẫn muốn tồn tại ở thị trường Trung Quốc. Để đưa ra các quy tắc đầu tư vốn nhằm bảo vệ các nhà đầu tư Hoa Kỳ chống lại sự phân biệt đối xử và đối xử độc đoán (với Hoa Kỳ hứa hẹn tương tự dành cho các khoản đầu tư của Trung Quốc), Washington và Bắc Kinh đã tiến hành các cuộc đàm phán Hiệp định Đầu tư song phương vào năm 2008, nhưng các cuộc đàm phán này đã bị đình trệ liên tục, do sự chống cự ở cả hai quốc gia tại những thời điểm khác nhau.

Để giải quyết những mối quan ngại này trong quan hệ kinh tế song phương, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tăng cường đối thoại chiến lược và kinh tế và cố gắng sử dụng G20 để thúc đẩy một chương trình nghị sự khôi phục thương mại, song cả hai nước - hai động cơ tăng trưởng toàn cầu - tiếp tục phấn đấu vượt qua các nguyên tắc và quy tắc về quản trị tăng cường hội nhập kinh tế và phương thức thúc đẩy lợi ích thương mại. Điều này đã cho phép những tiếng nói bảo hộ ở cả hai nước ủng hộ đóng cửa nền kinh tế Mỹ - Trung, thay vì tránh khỏi bị tổn thương bởi những hạn chế  trong tự do thương mại .

Mục tiêu của Chính phủ mới đối với Quan hệ Kinh tế Hoa Kỳ-Trung Quốc.

Hiện nay, tâm lý bảo hộ chắc chắn hơn trong chính quyền của Trump phản ánh sự hiểu biết ngày càng tăng rằng các công nhân Mỹ, người tiêu dùng Mỹ và các công ty Mỹ đã bị tổn thương bởi toàn cầu hóa và các thoả thuận thương mại được đàm phán trong quá khứ, qua đó cho phép hàng hóa giá rẻ, giả mạo tràn ngập thị trường Mỹ và làm cho các công ty Mỹ dễ bị nước ngoài cạnh tranh không lành mạnh. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm ngoái và kể từ cuộc bầu cử, Tổng thống Trump đã tập trung vào việc tái đàm phán các hiệp định thương mại và giảm thâm hụt thương mại để bảo vệ các công ty và công nhân Mỹ, và khắc phục các hành vi thương mại không lành mạnh. Với Trung Quốc, rất nhiều người lo ngại chính quyền mới có thể hành động đơn phương trước mức thâm hụt thương mại hơn 347 tỷ USD của Mỹ.

Trước bối cảnh này, điều đáng mừng là khi, vào ngày 1 tháng Ba,  Văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) công bố một Kế hoạch Chính sách Thương mại năm 2017 của tổng thống một cách đáng ngạc nhiên, ưu tiên:
  • 1) mở cửa thị trường nước ngoài cho xuất khẩu của Mỹ,
  • 2) hiệu lực hóa các luật thương mại của Mỹ.
  • 3) đàm phán các thỏa hiệp mậu dịch có lợi cho công nhân, doanh gia, nông dân và các chủ trại chăn nuôi gia súc.
Và với chính phủ Trung Quốc, chính quyền Trump đã đẩy mạnh hai mặt trận - nhằm xóa bỏ các hạn chế tiếp cận thị trường gây tổn hại cho các nhà xuất khẩu và nhà đầu tư Hoa Kỳ ở Trung Quốc, và tăng cường bảo hộ chống lại thương mại không lành mạnh đến từ hàng hoá Trung Quốc vào thị trường Hoa Kỳ.

Sự mất cân bằng thương mại và Bắc Triều Tiên là hai chủ đề ưu tiên của Tổng thống Trump thảo luận với chủ tịch Xi khi họ gặp nhau tại Florida vào tháng 4 năm 2017, những vấn đề mà tổng thống Trump tiếp tục liên kết rõ ràng. Mặc dù Hội nghị thượng đỉnh Mar-a-Lago đã thành công trong việc giảm căng thẳng trên cả hai vấn đề và đã cho phép chính quyền mới xoay trục rời khỏi cuộc chiến hùng biện chiến lược  về Trung Quốc đê đi đến giai điệu hợp tác nhiều hơn nhằm đối phó với những thách thức trong quan hệ kinh tế song phương, rõ ràng là có những thời điểm khó khăn và sự không chắc chắn trước mắt trong mối quan hệ kinh tế.

Cuộc Đối thoại Kinh tế Toàn diện Hoa Kỳ-Trung Quốc (CED) mới, được thành lập tại hội nghị thượng đỉnh Mar-a-Lago của tổng thống nhằm hướng dẫn sự hợp tác song phương Mỹ - Trung, chia tách lối mòn chiến lược và kinh tế trong Đối thoại chiến lược và kinh tế của Chính quyền Obama, nâng cao sự an toàn về không gian mạng và sự trao đổi giữa người dân với nhau thành bốn trụ cột. Trụ cột kinh tế đã được đồng chủ trì bởi bộ trưởng thương mại và ngân khố  ở phía Hoa Kỳ và phía Trung Quốc bởi Phó Thủ tướng Wang Yang. CED lần đầu tiên gặp ở Washington vào tháng 7, kết thúc với sự vắng mặt chưa từng có về các cam kết công khai đối với các hành động cụ thể.

Theo sau hội nghị thượng đỉnh Mar-a-Lago và cuộc họp CED lần thứ nhất đáng thất vọng, các quan chức chính quyền Trump đã nhắc lại rằng, nếu Hoa Kỳ không thể đạt được sự cân bằng thương mại bằng cách thuyết phục Trung Quốc hồi đáp lại  cấp độ tiếp cận thị trường cao hơn, thì sẽ có thêm các biện pháp phòng thủ khác. Quan ngại về tình trạng dư thừa toàn cầu, chính quyền đã bắt đầu điều tra xem liệu việc nhập khẩu nhôm và thép có gây hại đến an ninh quốc gia của Hoa Kỳ hay không, theo mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962. Gần đây hơn, chính quyền Trump cũng đang xem xét điều tra theo mục 301 của Đạo luật Thương mại 1974 để kiểm tra xem liệu các yêu cầu về bảo hộ sở hữu trí tuệ và đòi hỏi chuyển giao công nghệ của TQ có gây ra những thực tiễn thương mại không công bằng gây gánh nặng cho thương mại Hoa Kỳ hay không. Cả ba cuộc điều tra này đều có thể dẫn đến việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương chống lại hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ, và có tình trạng bất bình chung của dân chúng nhưng không nói ra, rằng những hành động này có thể bắt đầu một cuộc chiến tranh thương mại. Khác với những năm trước, cộng đồng doanh nghiệp Mỹ bị chia rẽ nhiều hơn ở Trung Quốc, và một số ngành công nghiệp không có khả năng đấu tranh cho sự ổn định trong mối quan hệ kinh tế song phương trừ khi họ nhìn thấy triển vọng tiến bộ thực sự trên những thách thức tiếp cận thị trường mà họ phải đang đối mặt ở Trung Quốc.

Triển vọng hợp tác đang tiến triển.

Ngay cả với cam kết hợp tác trên các lĩnh vực bất đồng, Washington và Bắc Kinh đang hướng tới những thời điểm khó khăn tiếp theo trong mối quan hệ kinh tế Mỹ - Trung, vì cả hai nước đều muốn tăng cường bảo vệ thị trường nội địa của mình và thúc đẩy mối quan hệ thương mại và đầu tư. Chính phủ Hoa Kỳ muốn các công ty Mỹ được hưởng quyền tiếp cận thị trường ở Trung Quốc tương tự như khi các công ty Trung Quốc được hưởng lợi ở Hoa Kỳ, và chính phủ Trung Quốc muốn được bảo đảm hơn rằng thị trường Hoa Kỳ vẫn mở cửa cho những đầu tư của các công ty của họ. Tăng cường sự cởi mở đối với các thị trường của chúng ta là một điểm mà cả hai bên thảo luận ở hội nghị thượng đỉnh Mar-a-Lago về các biện pháp khắc phục sự mất cân bằng thương mại hiện tại, nhưng có những điểm mắc kẹt của cả hai bên, bao gồm cả vấn đề vận dụng an ninh quốc gia để biện hộ cho việc hạn chế tiếp cận thị trường nên được cho phép như thế nào.

Tại Hoa Kỳ, có một sự ủng hộ rộng rãi trong lưỡng đảng đối với việc đưa ra các chính sách chặt chẽ hơn với Trung Quốc về các vấn đề kinh tế để cân bằng và mở rộng quan hệ kinh tế Mỹ - Trung, bao gồm cả việc thiết lập nguyên tắc hỗ tương để điều chỉnh chính sách thương mại và đầu tư với Trung Quốc và tăng cường giám sát dựa trên an ninh quốc gia về các khoản đầu tư của Trung Quốc tại Hoa Kỳ. Sẽ rất khó khăn cho Washington để thúc đẩy cả mở rộng tiếp cận thị trường Trung Quốc và hạn chế tiếp cận đối với thị trường Hoa kỳ, nhưng sự mất cân bằng hiện nay trong việc tiếp cận thị trường giữa hai nước không còn có thể chịu đựng được nửa đối với các nhà hoạch định chính sách Mỹ và các công ty của Mỹ. Sự đáp ứng của chính phủ Trung Quốc để giải quyết sự mất cân bằng thương mại sẽ ít nhất cũng quan trọng như cách chính quyền Trump quyết định đẩy mạnh việc nhân nhượng lẫn nhau. Những đề xuất tích cực của Trung Quốc có thể giúp cho chính quyền Trump đẩy mạnh quan hệ có đi có lại hướng đến sự cởi mở lẫn nhau nhiều hơn - một nền tảng vững chắc cho mối quan hệ kinh tế song phương. Một Trung Quốc ít đáp ứng sẽ buộc chính quyền Trump lựa chọn giữa việc áp dụng các biện pháp hạn chế lẫn nhau đối với việc tiếp cận thị trường của Trung Quốc tại Hoa Kỳ hoặc chấp nhận một hiện trạng không cân bằng, một quan điểm không thể đứng vững về chính trị cho Tổng thống Trump trừ phi ông tiếp tục cung cấp cho Trung Quốc một số nhượng bộ thương mại để ngược lại được Trung Quốc hỗ trợ trong chương trình hạt nhân và tên lửa của CHDCND Triều Tiên.


Cũng như tình trạng trong những năm 1990, giới lãnh đạo chính trị tất nhiên sẽ đưa ra các quyết định khó khăn trong nước nhằm đưa mối quan hệ kinh tế song phương Mỹ - Trung lên một tầm cao mới. Bộ trưởng Tillerson đã nói rằng quan hệ Mỹ-Trung đã đạt đến một "điểm xoay" sau hơn bốn thập kỉ "không xung đột", trong khi Ngoại trưởng Trung Quốc Wang Yi đã kêu gọi cả hai bên sử dụng chuyến đi đã được lên kế hoạch của Tổng thống Trump vào mùa thu đến Trung Quốc để giúp " lập ra lộ trình quan hệ trong 50 năm tới." Một lãnh vực chín muồi để hành động phải được cả hai bên thông qua để theo đuổi một Hiệp ước Đầu tư Song phương tiêu chuẩn cao. Hai vị tổng thống của chúng ta cũng nên sử dụng lại G20 để thúc đẩy tự do hoá tiếp cận thị trường mà qua đó có thể khắc phục một số thách thức do hội nhập kinh tế toàn cầu mang lại. Nổi lên trên cả sự cải vả , Hoa Kỳ và Trung Quốc đều có lợi ích sâu sắc lâu dài trong việc ký kết một mối quan hệ kinh tế song phương mở rộng, cùng có lợi, như hai vị tổng thống của chúng ta đã khẳng định vào tháng 4 năm 2017. Nhưng để đạt được kết quả như vậy, cả hai nước sẽ phải cần chống lại việc tiếp tục tập trung vào chủ nghĩa bảo hộ, đưa ra một số quyết định chính sách khó khăn ở trong nước, và đổi mới cam kết của họ đối với những lợi ích của một hệ thống thương mại mở, vì lợi ích của cả hai nước Mỹ - Trung và nền kinh tế toàn cầu.
---------------------|||---------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.