Canberra bày tỏ lo ngại nhưng ai sẽ ngăn chặn con rồng?

Hình minh họa lãnh đạo Quad

Hugh White. NGÀY 25 THÁNG 11 NĂM 2017,Theo Straits Times

Trần H Sa lược dịch

Nếu trật tự do Hoa Kỳ lãnh đạo ở Châu Á đang bị đe doạ, câu hỏi vẫn là liệu Australia và các nước khác có chuẩn bị đón nhận Trung Quốc .

Chính phủ Úc đã ban hành một bạch thư về chính sách đối ngoại - lần đầu tiên kể từ năm 2004 - nó đã mở ra những cơ sở mới trong việc thừa nhận sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc và những rủi ro mà nó đặt ra cho trật tự do Hoa Kỳ lãnh đạo ở châu Á, mà Canberra vẫn còn tận tụy quá mạnh .

Chìa khóa để đối phó với thách thức nghiêm trọng này là khái niệm về "khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương". Đó không phải là một ý tưởng mới, nhưng nó vừa bắt đầu và ý nghĩa ngày càng tăng khi sức mạnh và tham vọng chiến lược của Trung Quốc trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết, và Mỹ ngày càng ít chắc chắn.

Trọng tâm của nó là ý tưởng đơn giản rằng sức mạnh của Trung Quốc có thể được cân bằng và ngăn chặn không chỉ bởi Mỹ mà còn bởi Ấn Độ. Nó giả định rằng Nam Á và Đông Á cùng nhau tạo thành một hệ thống chiến lược duy nhất trong đó Trung Quốc và Ấn Độ chắc chắn sẽ cạnh tranh để giành vai trò lãnh đạo.

Nếu điều đó đúng, nó sẽ tạo ra sự bất hòa to lớn cho tương lai Châu Á. Đó là bởi vì Ấn Độ có tiềm năng, ít nhất là về lâu dài, tăng thêm trọng lượng chiến lược quyết định, cùng với Mỹ, Nhật Bản và các nước khác, bao gồm Úc, và làm cho họ dễ dàng hơn nhiều trong việc ngăn chặn Trung Quốc thống trị Đông Á. Điều có thể hấp dẫn đối với Canberra.

Đó cũng là một ý tưởng ngày càng phổ biến tại Washington, vì những lý do tương tự. Nó được coi là một chủ đề quan trọng trong chuyến thăm của Tổng thống Donald Trump tới châu Á hồi đầu tháng này.

Khi ông Trump đến Châu Á, điều cuối cùng ông muốn nói đến là Trung Quốc, và đặc biệt là chiến dịch đã được định rỏ của chủ tịch Xi Jinping nhằm xây dựng một trật tự chiến lược mới ở Đông Á do Bắc Kinh dẫn đầu. Ông Trump muốn thúc đẩy nỗi ám ảnh lai ghép của mình với các cân bằng thương mại song phương, và cách tiếp cận cơ bắp của ông đối với Bắc Triều Tiên. Trump không muốn đánh cuộc với Xi.

Tuy nhiên, các cố vấn của ông biết tân Tổng thống cần nói điều gì đó để trấn an các chủ nhà châu Á về cam kết chiến lược của ông đối với khu vực. Họ hiểu rằng có mối quan tâm không chỉ bởi vì ông Xi, sau Đại hội Đảng lần thứ 19 vào tháng trước, đang có vẻ đầy tham vọng và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Họ cũng lo lắng vì Washington dưới thời ông Trump thậm chí còn yếu hơn và ít chắc chắn hơn trong việc đối đầu với Trung Quốc so với chính quyền Obama đã chứng tỏ.

Nhóm của ông Trump đã bãi bỏ "xoay trục sang châu Á" còn non nớt của người tiền nhiệm hồi tháng 3, nhưng đã không đưa ra được cái gì thay thế cho nó. Vì vậy, trước chuyến thăm của ông Trump, họ đã tìm cách sử dụng chuyến đi này để đánh dấu những bằng chứng lãnh đạo khu vực của Mỹ bằng cách nói về tầm nhìn của Mỹ "một Ấn Độ - Thái bình Dương tự do và mở cửa".

Khái niệm này được hỗ trợ bởi cái gọi là "Quad", qua đó dự kiến ​​rằng bốn nền dân chủ hàng đầu của Ấn Độ-Thái Bình Dương - Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc - sẽ hợp tác để bảo đảm rằng khu vực này vẫn còn dưới quyền lãnh đạo của Hoa Kỳ chứ không phải là Trung Quốc.

Đây cũng không phải là một ý tưởng mới. Úc đã nhiệt tình khi ý tưởng này được đưa ra lần đầu tiên cách một thập kỷ trước, nhưng nó đã bị rút lại trong năm 2008 vì lo ngại rằng Quad sẽ được nhìn thấy ở Bắc Kinh như là một nỗ lực nhằm ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc - tất nhiên nó là như vậy.

Mặc dù có lẽ là đồng minh trung thành nhất của Washington, Canberra từ lâu đã trở nên rất nhạy cảm với bất kỳ đề xuất nào về việc ở bên cạnh Washington chống lại Bắc Kinh. Không ai ở Canberra muốn mạo hiểm vì nền kinh tế Úc đã phát triển mạnh nhờ sự bùng nổ thương mại với Trung Quốc.

Hành động cân bằng tinh vi này bắt đầu vào năm 1996 khi Thủ tướng John Howard cam kết rằng Australia không làm gì với tư cách như là một đồng minh của Mỹ nhắm vào chống lại Trung Quốc.

Người kế nhiệm ông, ông Kevin Rudd, đã từ bỏ Quad, phần nào lo ngại làm phật lòng Bắc Kinh, vì ông sợ Trung Quốc sẽ coi đó là vi phạm lời hứa của ông Howard. Kể từ đó, tất cả các nhà lãnh đạo chính trị Úc đều có những bước đi vững chắc để ủng hộ Washington và làm dịu Trung Quốc.

Một trong những người kế nhiệm của ông Rudd, Tony Abbott, từng mô tả cách tiếp cận của Australia với Trung Quốc bằng ba từ: "Sợ hãi và tham lam".

Thực tế là chính phủ hiện nay của Malcolm Turnbull đã sẵn sàng liều lĩnh với sự tức giận của Trung Quốc để nắm lấy Quad, cho thấy những lo ngại của Úc về Trung Quốc ngày càng tăng lên. Thực tế, bạch thư mới đi xa hơn Quad nhiều và làm cho Australia trở nên phù hợp với các nền dân chủ ở châu Á - không chỉ riêng Ấn Độ và Nhật Bản mà còn cả Indonesia và Hàn Quốc - nhằm thúc đẩy và hỗ trợ vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong khu vực.

Khái niệm "Ấn Độ-Thái Bình Dương" là một biểu hiện của hy vọng, hơn là một thực tế địa chiến lược; nó hy vọng rằng Ấn Độ sẽ có cả sức mạnh và động cơ để dứt khoát can thiệp nhằm hỗ trợ Mỹ chống lại Trung Quốc hầu ngăn chặn nó thống trị Đông Á. Điều đó dường như không chắc lắm.

Trước đó, một tín hiệu lo lắng ngày càng tăng đã xảy ra hồi tháng Sáu , khi ông Turnbull đã có bài phát biểu quan trọng tại Singapore, trong đó lần đầu tiên một nhà lãnh đạo chính trị Úc thừa nhận rằng Trung Quốc đang tìm cách lật đổ trật tự khu vực do Hoa Kỳ lãnh đạo.

Tất nhiên, đó không phải là điều mới mẻ. Tham vọng của Trung Quốc đã rõ ràng kể từ khi ông Xi bắt đầu nói về mục đích của Trung Quốc nhằm xây dựng "mô hình quan hệ siêu cường" mới, gần một thập kỷ trước.

Nhưng cho đến năm nay các nhà lãnh đạo chính trị của Canberra vẫn tiếp tục trấn an người Úc rằng họ "không phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc" bởi vì Trung Quốc sẽ không dám thách thức vai trò lãnh đạo châu Á của Mỹ.

Bây giờ, nhờ ông Trump, họ không chắc chắn lắm.

Ông Trump đã làm cho nó khó có thể thừa nhận hơn, như Canberra đã làm từ lâu, rằng Washington có biện pháp với Bắc Kinh, và sẽ có thể ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc mà không có bất kỳ sự trợ giúp thực sự nào từ Australia hay các nước khác ở rìa bên này của Thái Bình Dương.

Bạch thư mới về chính sách đối ngoại đã đi xa hơn so với Canberra đã từng đi, trước khi thừa nhận sự không chắc chắn về cam kết của Mỹ với châu Á.

Do đó, Canberra ngày càng nhận thấy nhu cầu cần cung cấp cho Washington nhiều động lực và hỗ trợ hữu hình hơn, ngay cả khi có nguy cơ bị Bắc Kinh giận dữ. Do đó nó đã tán thành tầm nhìn của ông Trump về một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở cửa, và chấp nhận Quad hồi sinh bằng cách cử một quan chức cấp cao tới cuộc họp ở Manila.

Thực sự Canberra tỏ ra nhiệt tình hơn chính ông Trump. Mặc dù có những dấu hiệu rõ ràng từ Washington rằng Ấn Độ-Thái Bình Dương và Quad sẽ là những chủ đề lớn của chuyến đi, ông Trump chỉ đề cập đến chúng một lần và cho qua trong khi ông ở Châu Á.

Hành vi của ông ở Bắc Kinh, đôi khi gần như xun xoe , cho thấy rõ ông ta không có ý ngăn chặn tham vọng của ông Xi ở Châu Á. Ông nêu lên những mối quan ngại về hành vi quyết đoán của Trung Quốc, ví dụ ở Biển Đông, mà đã trở thành tâm điểm của sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ông ta có vẻ vui thú khi Trung Quốc trở thành cường quốc hàng đầu của khu vực đang trong tay Mỹ.

Và nếu điều đó là sai, và ông Trump nghiêm túc về việc ngăn chặn Trung Quốc như Canberra muốn, thì ông ấy sẽ cần những ý tưởng mạnh mẽ hơn, được hậu thuẫn bởi hành động quyết đoán nhiều hơn so với những gì đã có nhưng chưa đụng đến mà các cố vấn của ông phục vụ cho chuyến đi này.

Thực tế là Ấn Độ và Trung Quốc chiếm hai vị trí chiến lược riêng biệt - khu vực Nam Á / Ấn Độ Dương và bên kia là khu vực Đông Á / Tây Thái Bình Dương. Không có lý do gì để cho rằng Ấn Độ sẽ thử thách vị thế của Trung Quốc ở Đông Á, hoặc Trung Quốc sẽ thách thức Ấn Độ trong khu vực của Ấn.

Đối với cả hai nước, cái giá phải trả để có một đối thủ mạnh mẽ như vậy ở xa bờ biển của họ, sẽ lớn hơn bất kỳ lợi thế nào mà họ có thể có. Vì vậy, không cần phải dựa vào Ấn Độ để giải quyết nỗi lo ngại của bất kỳ ai về tham vọng của Trung Quốc ở Đông Á.

Và vì lý do tương tự, Quad sẽ không bao giờ giúp ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc trừ phi bốn quốc gia liên quan sẵn sàng trả những cái giá thật sự và hy sinh mối quan hệ của họ với Bắc Kinh để hỗ trợ lẫn nhau chống lại áp lực của Trung Quốc. Và khả năng đó là như thế nào?

Liệu Ấn Độ hay Australia có bao giờ chịu mạo hiểm lợi ích riêng của họ trong quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh để cung cấp cho Nhật Bản bất cứ điều gì nhiều hơn ngoài việc ủng hộ bằng miệng trong một cuộc đối đầu với Trung Quốc ở Biển Hoa Đông ?

Vì vậy, nếu những ý tưởng này là tốt nhất mà Washington có thể cung cấp để ngăn chặn sức mạnh và tham vọng của Trung Quốc, Canberra phải suy nghĩ lại.


Tác giả là giáo sư nghiên cứu chiến lược của Đại học Quốc gia Úc tại Canberra.







--------------------------|||---------------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.