Mối đe dọa của Hồi giáo sẽ không kết thúc bằng thất bại của ISIS.

Tại sao các nhóm tương tự sẽ tiếp tục xuất hiện...

ẢNH CHỤP NHANH...Trẻ em con dân thường đứng bên cạnh một chiếc xe bị cháy trong các cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh Iraq và ISIS ở thành phố Mosul miền bắc Iraq, tháng 6 năm 2014. REUTERS
 Barbara F. Walter...Ngày 22 tháng 12 năm 2017.....Theo foreignaffairs

Trần H Sa lược dịch

Kể từ tháng 10, Nhà nước Hồi giáo (hay ISIS) dường như sắp sửa bị thất bại. Tuy nhiên, ngay cả khi ISIS không bao giờ nổi lên được nữa, thì Hoa Kỳ vẫn không an toàn trongviệc chống lại mối đe dọa của những kẻ theo chủ nghĩa Hồi giáo, so với trước đây. ISIS chỉ là một trong hàng trăm nhóm cực đoan Hồi giáo đã được thành lập kể từ năm 2011. Tất cả các nhóm này đều có mục tiêu tương tự nhau, nhằm tạo ra một vương triều vượt phạm vi quốc gia, xử dụng quân đội, và tất cả bọn họ đều coi Hoa Kỳ như là vật cản trên con đường của họ. Trong trường hợp thất bại của ISIS, nhiều tổ chức Hồi giáo Salafi khác sẽ sẵn sàng thay thế vị trí của nó, miễn là những điều kiện dẫn đến sự phát triển cho nhóm vẫn tồn tại.

Một trong những xu hướng chính trong sáu năm qua là sự nổi lên của các nhóm Hồi giáo cực đoan đang chiến đấu trong các cuộc nội chiến ở các nước đa số theo Hồi giáo . Vào năm 2016, các nhóm Hồi giáo Salafi chiếm khoảng 35% trong số tất cả các nhóm chiến binh quan trọng ở Iraq, 50% các nhóm chiến binh chủ chốt ở Somalia và 70% các nhóm ở Syria.

Lý do chính cho sự gia tăng các tổ chức Hồi giáo này là sự gia tăng mạnh mẽ của con số nội chiến ở các quốc gia Hồi giáo kể từ năm 2001. Trong lịch sử, các cuộc nội chiến đã chứng minh là một cơ sở nuôi dưỡng loại cực đoan này. Trong thực tế, miễn là các cuộc xung đột hiện nay tiếp tục ở Chad, Iraq, Libya, Mali, Nigeria, Pakistan, Somalia và Syria, các nhóm nổi dậy Hồi giáo nổi lên trong những cuộc nội chiến này cũng sẽ tồn tại.

Các cuộc nội chiến làm cho các quốc gia bị suy yếu hoặc thãm hại - những khu vực tranh chấp (vùng xám) - nơi mà các nhà hoạt động phi chính phủ có thể vận hành và xây dựng sự hỗ trợ của họ. Đây chính là môi trường mà nhiều nhóm khủng bố tồi tệ nhất trên thế giới, bao gồm Hamas, al Qaeda, và ISIS, bắt đầu phát triển mạnh. Ngày nay, mối đe dọa chính từ al-Qaeda và các chi nhánh của al-Qaeda bắt nguồn từ các quốc gia không được kiểm soát, đang bị bạo lực và bất ổn. Các nỗ lực của các nhóm cực đoan nhằm đạt được sức bám ở các quốc gia ổn định hơn như Ai Cập, Marốc, và Ả-rập Xê-út vẫn tiếp tục thất bại.

Các nhóm khủng bố có xu hướng phát triển mạnh trong các cuộc nội chiến vì môi trường của nó là sự không chắc chắn và mất an ninh đã sẵn sàng cho chúng. Những ý thức hệ cực đoan như Hồi giáo Salafi có thể giúp giới chóp bu phiến loạn giải quyết ba thách thức về tổ chức, sau đó cho phép chúng vươn ra các nhóm ôn hòa. Thứ nhất là vấn đề suy nhược tiềm ẩn trong việc hành động tập thể. Để huy động và duy trì quân đội, các nhà lãnh đạo phiến loạn phải thuyết phục ít nhất một số cá nhân chi trả cho chiến phí tốn kém, điều mà hầu hết mọi người đều muốn tránh. Thông thường, các tổ chức phiến loạn cố gắng vượt qua các vấn đề như vậy bằng cách đặt ra các phần thưởng cá nhân dưới hình thức tiền, an ninh hoặc tham gia cướp bóc. Tuy nhiên, các nhóm cực đoan, đặc biệt là những người dựa vào đức tin, có một lợi thế đặc biệt vì chúng có thể mang lại các dịch vụ giá rẻ, một sự bồi thường được trì hoãn dưới hình thức một đời sống đời đời sau này, hoặc là phần thưởng ở thiên đường. Chúng cũng có thể hứa hẹn một hình thức trừng phạt cá nhân có khả năng gây tổn hại (bị đọa địa ngục đời đời trong trường hợp Kitô giáo và ngoại tình trong trường hợp Hồi giáo), với bất cứ giá nào, cả hai đều phải bị thi hành và được coi là không thể trốn thoát.

Thách thức thứ hai về tổ chức liên quan đến vấn đề người ủy thác, phát sinh khi các nhà lãnh đạo phiến loạn (những người ủy nhiệm ) giao trách nhiệm cho các chiến sĩ (các đặc vụ) mà họ không kiểm soát được hoàn toàn. Để tránh thất bại, giới chóp bu phải tuyển mộ tình nguyện viên, những người vẫn phải trung thành với tổ chức ngay cả khi họ được triển khai trên thực địa. Một hệ tư tưởng cực đoan có thể giúp kiểm soát những người lính ít gắn bó hơn, sau đó làm giảm vấn đề về các hiệu quả yếu kém, như bỏ ngủ, và phản bội. Các nhà lãnh đạo phiến loạn cũng có thể sử dụng hệ tư tưởng để báo hiệu sự cống hiến của họ cho một nguyên nhân, cho phép họ thu hút những người lính gan dạ và tận tâm hơn cho hàng ngũ của họ.

Thách thức thứ ba về tổ chức liên quan đến cam kết của một nhóm đối với vấn đề cải cách chính trị. Để cạnh tranh thành công với các phe khác đang chiến đấu, các nhà lãnh đạo phiến loạn phải trấn an những người lính và người ủng hộ của họ rằng, họ sẽ chống lại tham nhũng một khi nắm quyền. Điều này đặc biệt quan trọng ở những quốc gia mà giới tinh hoa của chính phủ ít kềm chế về thể chế và quá trình lịch sử bóc lột. Một ý thức hệ cực đoan, đặc biệt là những người đòi hỏi những hy sinh cá nhân từ các nhà lãnh đạo, có thể phục vụ như là một cách để các nhà lãnh đạo phiến loạn cam kết một cách đáng tin về những hành vi có đạo đức hơn, một khi nắm quyền. Cùng với nhau, ba thách thức này có thể giúp giải thích tại sao các phần tử cực đoan có thể hoạt động tốt hơn các nhóm ôn hòa trong việc tuyển dụng những người lính và những người ủng hộ, ngay cả trong những môi trường mà sở thích của đa số người dân không phải là cực đoan.

Tất cả những điều này cho thấy các nhà lãnh đạo phiến loạn và những công dân bình thường không cần phải tin vào một hệ tư tưởng để bám víu lấy nó. Các nhóm như ISIS, al Qaeda, và Jabhat al-Nusra đã nổi lên ở các nước Hồi giáo, không phải bởi vì người Hồi giáo thông thường có ý thức về hệ tư tưởng cao hơn phần còn lại của chúng ta, mà vì đây là những quốc gia mà người dân đang cố gắng lật đổ các chế độ độc tài tồn tại đã lâu, và ở đó các điều kiện sống khuyến khích các nhóm đang hiện hành này tồn tại.

Các nhóm Hồi giáo Salafi đã tăng lên trong hầu hết các cuộc nội chiến mà đã xảy ra ở các nước Hồi giáo chiếm đa số kể từ năm 2003, bởi vì ý thức hệ đặc biệt của họ miêu tả cho vị trí ngọt ngào trong việc sử dụng chiến lược cực đoan được thảo luận ở trên. Các tổ chức như ISIS nhấn mạnh công lý, danh dự, và không tham nhũng kêu gọi một phần lớn dân chúng ở các quốc gia Hồi giáo như Iraq và Syria với đề tài lịch sử đàn áp của chế độ . Các công dân đang tìm kiếm để xác định những nhà lãnh đạo nào có cơ hội duy trì một quốc gia Hồi giáo duy nhất, và hệ tư tưởng cực đoan của các nhóm này đã giải quyết các mối quan ngại của các công dân bình thường rằng, các nhà lãnh đạo sẽ không trở thành tham nhũng một khi nắm quyền. Ngôn ngữ của Hồi giáo được sử dụng bởi các nhóm này từng cộng hưởng trong nhiều người dân bị đau khổ trong nội chiến, mặc dù hầu hết họ không chấp nhận ý thức hệ của Hồi giáo Salafi. Abu Musab al-Zarqawi, thủ lĩnh al-Qaad al-Tawhid của Jamaat al-Tawhid, là người đầu tiên sử dụng những lợi thế này để vượt xa các nhóm Sunni khác. Tiếp tục, những người khác cũng sẽ sử dụng các chiến thuật này.

Điều này có nghĩa là các nhóm theo phong cách ISIS sẽ tiếp tục nổi lên ở các nước này, miễn là các điều kiện làm gia tăng chúng vẫn còn hiện diện. Nó cũng có nghĩa là có những khích lệ mạnh mẽ cho các nhà lãnh đạo nổi dậy bám lấy một hệ tư tưởng cực đoan ở bất cứ quốc gia nào, Hồi giáo hay không, kinh qua nội chiến với một lịch sử tham nhũng và ít e dè về quyền lực. ISIS là một trong những nhóm đầu tiên tìm ra chiến lược này, nhưng những nhóm khác sẽ theo sau.

---------------------------------|||-----------------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.