Mỹ từ bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran: Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế phân tích.

Các nhà phân tích của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) đặt vấn đề quyết định rút khỏi JCPOA của Trump sẽ ảnh hưởng đến Trung Đông như thế nào, bằng cách nào mà liên minh của Mỹ và những nỗ lực của Washington có thể ngăn chặn Bắc Triều Tiên. 

Ảnh : Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Nhà cung cấp hình ảnh: White House.
Các nhà phân tích của IISS.....Ngày: 10 tháng 5 năm 2018.....Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế

Trần H Sa lược dịch

Giám đốc điều hành của IISS-Americas, Mark Fitzpatrick cảnh báo rằng quyết định của Trump từ bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran là một cú đánh vào hòa bình và ổn định ở Trung Đông, và là một quyết định sẽ phá hoại niềm tin vào sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trên khắp thế giới.

Viết trong tạp chí Prospect Magazine, ông nói : "Sự vi phạm thỏa thuận hạt nhân Iran của Tổng thống Mỹ Donald Trump, bằng cách tái áp đặt các biện pháp trừng phạt hạt nhân, là quyết định thảm khốc nhất trong chức năng tổng thống vốn khó khăn của ông ta, kể từ trước cho đến nay. Do không có lý do chính đáng, hành động bất cẩn của ông Trump làm suy yếu khả năng lãnh đạo và uy tín của Hoa Kỳ, xa lánh đồng minh, mời gọi trả đũa [và] làm suy yếu trật tự hạt nhân ở Trung Đông."

Fitzpatrick nói với Đài phát thanh châu Âu tự do : "Đây không phải là lần đầu tiên Tổng thống Trump làm một điều gì đó về thể loại này: rút khỏi hiệp ước khí hậu Paris là một cú đánh lớn vào sự lãnh đạo và uy tín của Mỹ. Rút khỏi Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương [hiệp ước thương mại đa phương] là một cú đánh khác tương tự."

Nguy cơ đối với quan hệ Mỹ-Âu cũng được ghi nhận bởi đồng nghiệp của Fitzpatrick là Mahsa Rouhi , thành viên Nghiên cứu về Chính sách Không phổ biến vũ khí giết người hàng loạt và Hạt nhân. Phân tích của cô cho Al-Monitor dự đoán rằng Trump sẽ đổ lỗi cho Pháp, Đức và Anh vì đã không đàm phán lại và "sửa lại" thỏa thuận này

Tác động đến chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên

Fitzpatrick lập luận rằng cách tiếp cận của Trump báo hiệu sự nguy hiểm cho những nỗ lực ngăn chặn Bắc Triều Tiên. Ông nói với tờ Thời báo Nhật Bản : "Bây giờ [Trump] đã rời khỏi [thỏa thuận Iran], Kim Jong Un sẽ chắc chắn không từ bỏ bất kỳ phần nào trong kho vũ khí hạt nhân của ông ta chỉ vì những lời hứa của Mỹ."

Rouhi viết trong Foreign Policy (chính sách đối ngoại ) rằng những kẻ cứng rắn ở cả Tehran và Washington đang sử dụng các sự kiện gần đây ở Bắc Triều Tiên để biện minh cho quan điểm của họ - trước đây họ cho rằng Iran có thể đạt được đòn bẩy thông qua chương trình tăng tốc hạt nhân, và sau cùng họ cho thấy chính sách bên miệng hố chiến tranh và những căng thẳng bộc phát có thể mang lại thành công. Nhưng Rouhi nói rằng những quan điểm này bỏ qua những trạng thái đối kháng trong khu vực vốn rất khác nhau.

Các tùy chọn của Hoa Kỳ bị thu hẹp

Kori Schake , Phó Tổng giám đốc IISS, nói với tờ Washington Post : "Tôi không thấy bằng cách nào mà điều này (rời bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran, T H S ) thắt chặt được chương trình hạt nhân của Iran hay hành vi nguy hiểm khác của nó".

Cô nói thêm: "Nó sẽ làm cho chúng ta khó có được sự hợp tác quốc tế mà chúng ta cần. Tổng thống Trump dường như đã thu hẹp các lựa chọn của mình để, hoặc phá hủy chương trình hạt nhân của Iran, hoặc đe dọa những người bạn và đồng minh thân cận nhất của chúng ta với các lệnh trừng phạt thứ cấp, mà điều đó sẽ bắt đầu một cuộc chiến thương mại và đẩy nhanh sự sụp đổ của đồng đô la hiện như là đồng tiền an toàn của quốc tế."

Những năm thất bại trong việc thực hiện?

Emile Hokayem , thành viên cao cấp của An ninh Trung Đông , lập luận rằng động thái này tiếp tục gây nguy hại cho chính sách của Mỹ ở khu vực trong nhiều năm. Ông Tweeted : "Quyết định của Trump về Iran là không chính đáng, nguy hiểm, vô ích, ngu ngốc và nhiều hơn nữa. Nhưng chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ sau năm 2015 cũng góp phần làm cho mọi việc tồi tệ hơn ở Trung đông khi Mỹ tìm cách xoa dịu Tehran, đưa các đối thủ của nó vào trạng thái hoảng sợ.

“Nhiều người lo ngại về số phận thỏa thuận hạt nhân Iran đã làm ngơ, cầu mong nó bị quên lãng , đánh giá thấp bi kịch của Syria và trách nhiệm phải có của Iran đằng sau việc bảo vệ được thỏa thuận này. Điều này đã làm tổn hại đến vị thế của thỏa thuận. Syria sẽ không quên."


-----------------------|||-----------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.