Tại sao có quá nhiều nền dân chủ đang bị đổ vỡ ?

Aung San Suu Kyi gặp thượng tướng Min Aung Hlaing sau một cuộc họp vào năm 2015. Credit Hyo Hein Kyaw / Agence France-Presse - Getty Images
 Michael Albertus và Victor Menaldo ...Ngày 8 tháng 5 năm 2018....Theo New York Times

Trần H Sa lược dịch

Ý, Ba Lan, Hungary và thậm chí Tây Ban Nha: Dân chủ châu Âu đang trong tình trạng hỗn loạn. Các mối đe dọa nghiêm trọng đối với dân chủ cũng đã nổi lên ở các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và Philippines. Dưới định hướng "nước Mỹ trước tiên" của Tổng thống Trump, các nhà lãnh đạo có khuynh hướng độc tài ở những nơi khác nhau như Ai Cập, Honduras, Nga và Venezuela đã chà đạp các đối thủ chính trị của họ, mà không lo ngại về bất cứ sự quỡ trách gay gắt nào từ phía Hoa Kỳ.

Tại sao các nền dân chủ lại trượt ngã về phía chủ nghĩa độc tài ? Nhiều học giả chỉ ra sự xói mòn đáng lo ngại của các thể chế dân chủ, bắt nguồn từ một sự đồng thuận xã hội mà ở đó công dân chỉ là những người theo đuôi các quy tắc dể dãi với độc tài và những luật chơi đặt ra cho họ.

Nhưng sự xói mòn các định mức dân chủ này cuối cùng được thúc đẩy bởi các yếu tố sâu sắc hơn. Trong nhiều nền dân chủ, nguồn gốc của sự đổ vỡ ở ngay trong các hiến pháp dân chủ.

Hơn hai phần ba các quốc gia được chuyển sang chế độ dân chủ kể từ Thế chiến II đã là như vậy, dưới những hiến pháp được viết bởi chế độ độc tài sắp mãn nhiệm kỳ. Ví dụ nổi bật bao gồm Argentina, Chile, Kenya, Mexico, Nigeria, Nam Phi và Hàn Quốc. Ngay cả một số nền dân chủ sớm hơn của thế giới, như Hà Lan và Thụy Điển, cũng đã bị tàn phá bởi các di sản độc tài sâu sắc. Các thể chế dân chủ non yếu thường được thiết kế bởi chế độ độc tài sắp mãn nhiệm, nhằm bảo vệ giới ăn trên ngồi trước đương nhiệm khỏi sự cai trị của pháp luật và cho họ một chân đứng trong chính trị và cạnh tranh kinh tế sau khi dân chủ hoá.

Các công cụ hiến pháp mà giới cai trị độc ​​tài sử dụng để hoàn thành những mục đích này, bao gồm các yếu tố như thiết kế hệ thống bầu cử, bổ nhiệm cánh lập pháp, chế độ liên bang, miễn trừ pháp lý, vai trò của quân đội trong chính trị và thiết lập tòa án hiến pháp. Trong ngắn hạn, với việc phân bổ quyền lực và đặc quyền, và với kinh nghiệm sống của công dân, dân chủ thường không khởi động lại trò chơi chính trị sau khi nó thay thế chủ nghĩa độc tài.

Hơn nữa, các rào cản - để thay đổi hợp đồng xã hội ở các nước thừa kế hiến pháp từ một chế độ độc tài trước đó - thì quá mức. Những hiến pháp này thường chứa các điều khoản đòi hỏi những bước khởi đầu quá sức lớn để thay đổi. Và giới ăn trên ngồi trốc từ quá khứ độc tài, những người được hưởng lợi từ các hiến pháp này, sử dụng quyền lực của mình để vượt qua các chính sách, tiếp tục củng cố các đặc quyền của họ.

Myanmar là một ví dụ điển hình về cách thức, mà các chế độ độc tài sắp ra đi có thể tạo ra nền dân chủ có lợi cho họ. Cuộc bầu cử năm 2015 đã đưa bà Aung San Suu Kyi và Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ lên nắm quyền nhưng được tiến hành trong khuôn khổ hiến pháp năm 2008 vốn do quân đội viết ra. Trước khi bàn giao quyền lực, cơ quan lập pháp do quân đội thống trị đã thông qua một loạt các quy định pháp luật, bao gồm lời hứa ân xá cho các tướng lĩnh quân đội bị cáo buộc vi phạm nhân quyền, một kế hoạch hưu bổng hào phóng cho các nhà lập pháp, các hợp đồng kinh doanh có lợi được dự kiến cho nhóm lợi ích là các tướng lãnh sắp mãn nhiệm cùng các nhóm ăn trên ngồi trước khác, và chuyển giao các nhà máy sản xuất từ ​​Bộ công nghiệp sang Bộ Quốc phòng. Và, trầm trọng hơn, hiến pháp trao 25 phần trăm ghế cho quân đội ở trong quốc hội - chính xác là con số cần thiết để ngăn chặn cải cách hiến pháp. Vị thế của quân đội vẫn còn mạnh mẽ đến mức, mà nhiều nhà quan sát lấy làm lo ngại cho bà Aung San Suu Kyi và Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD), mặc dù họ đã chiến thắng long trời lở đất trong cuộc bầu cử năm 2015, nhưng hiện đang bị bắt làm con tin bởi cuộc thanh trừng tàn bạo của quân đội đối với người dân Rohingya của Myanmar.

Một hậu quả nghiêm trọng của xu hướng mà các nền dân chủ mới hướng tới, là các hợp đồng xã hội của họ được viết ra bởi các nhà độc tài sắp ra đi, là rằng trong khi các nền dân chủ này có thể được hình thành bởi người dân, nhưng chúng không hoạt động cho người dân hoặc bởi người dân. Công dân có thể được tự do, thoát khỏi một số lạm dụng tồi tệ nhất của chủ nghĩa độc tài, chẳng hạn như kiểm duyệt hà khắc và đàn áp công khai, nhưng công dân không phải là người đóng góp quan trọng trong việc xác định chính sách công. Theo cách này, dân chủ là một loại nơi chốn đau khổ mà họ lang thang - đôi khi trong nhiều thập niên - với rất ít năng lực để xác định hướng đi của dân chủ.

Đây là một cách gây ra bất mãn với nền dân chủ. Những cuộc khủng hoảng lớn như một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng, có thể cung cấp mồi lửa cho sự bất mãn của người dân để rồi kết tinh thành cơn thịnh nộ và kích động làm cho các cử tri từ bỏ hết thảy các đảng chính trị truyền thống. Sự bất mãn này cuối cùng có thể dẫn đến sự sụp đổ dân chủ, vì các diễn viên chính trị mới, thiếu kinh nghiệm, lôi cuốn người dân bằng các chính sách mỵ dân và xóa bỏ các thể chế lâu đời, mà không xây dựng được một nền tảng dân chủ vững chắc hơn.

Hãy xem xét Thổ Nhĩ Kỳ, nơi mà Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã sử dụng sự khoe khoang khóa lác ầm ỉ và cải cách hiến pháp để phá hủy từ bên trong những cản trở, sự cân bằng và sự nghiêm cấm quân đội mà trước đây đã được trang bị trong các chính trị gia dân sự. Hiến pháp độc tài năm 1982 đã hướng dẫn sự chuyển đổi của Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 1983, sang dân chủ đã tạo ra một tòa án hiến pháp với khả năng cấm các đảng chính trị như đảng Cộng sản và các đảng tôn giáo công khai. Quân đội duy trì quyền tự chủ đối với ngân sách và quyết định của mình. Có lẽ nói một cách nghiêm túc nhất, những cái kèn hàng đầu trong quân đội và các cộng tác viên của họ chắc chắn có một loạt các điều khoản, cấp cho họ khả năng miễn bị truy tố đối với bất kỳ tội ác nào trong thời kỳ độc tài. Kết quả là quân đội và các đồng minh của họ tiếp tục được hưởng các đặc quyền kinh tế, như giữ lại quyền sở hữu các ngành công nghiệp trọng điểm, trong khi tránh bị truy tố các vi phạm nhân quyền.

Tuy nhiên, vào năm 1987, một sửa đổi lớn đối với hiến pháp 1983 của Thổ Nhĩ Kỳ, đã dỡ bỏ lệnh cấm đối với một số đảng đối lập ngoài vòng pháp luật. Điều này mở đường cho sự gia tăng sau này của các đảng mới như Đảng Công lý và Phát triển (JDP ), qua đó, kể từ đầu những năm 2000, trong làn sóng khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, đã thống trị chính trị Thổ Nhĩ Kỳ. Thật vậy, theo nguyên tắc chỉ đạo của JDP, ông Erdogan đã có thể khai thác danh tiếng của quân đội để tránh bị trừng phạt, cũng như khai thác sự không hài lòng của các giáo sĩ và công dân bảo thủ ở vùng trung tâm Anatolia, Erdogan đã chia tách nhà thờ và nhà nước, mà không thể bác bỏ được, bởi do hiến pháp áp đặt và được thực thi bởi quân đội .

Các chính sách kinh tế dân túy của ông ta đã được đưa vào một chiến dịch kéo dài, để củng cố quyền lực của ngành hành pháp, làm suy yếu quân đội (bao gồm các sĩ quan đang bị tù), trao quyền cho những người Hồi giáo, bảo vệ quyền tự do cá nhân và quyền tự do của hệ thống tư pháp, và cuối cùng tự mình thay thế hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ. Ông đã đạt được điều đó vào năm 2017, sau khi tổ chức trưng cầu dân ý thông qua việc sửa đổi 18 điều trong hiến pháp, biến Thổ Nhĩ Kỳ thành một hệ thống tổng thống chế, trong đó hành pháp sử dụng quyền lực vượt mức, bao gồm khả năng bổ nhiệm đa số các thẩm phán và công tố viên.

Sự xói mòn dân chủ ở các nước khác cùng theo một mô hình tương tự . Thủ tướng độc tài chưa từng có của Hungary, Victor Orban, đã tận dụng sự bất mãn phổ biến đối với hiến pháp do cộng sản Hungary viết ra để cải tổ các thể chế chính trị Hungary, với hiến pháp mới vào năm 2011. Cải cách của Orban đã gây khó khăn cho tư pháp và xóa sạch đường lối của đảng chính trị của ông ta, chà đạp đối thủ của ông ấy.

May mắn thay, các nền dân chủ có chính kiến ưu tú có thể cải cách thành công các hợp đồng xã hội của họ theo thời gian, để trở nên bình đẳng hơn và đại diện cho các công dân chuẩn mực chứ không trượt trở lại chế độ độc tài. Điều này không phải là dễ dàng hoặc phổ biến cho mọi quốc gia.

Nhưng, nếu làm được, nó có xu hướng xảy ra trong làn sóng của những cuộc khủng hoảng lớn hoặc những cú sốc kinh tế tương tự. Động viên đại chúng công dân , trong khi say mê hỗ trợ vật chất từ một phe phái bất mãn hoặc giới tinh hoa bị thua thiệt, có thể thành công trong việc sửa đổi hoặc viết lại toàn bộ hiến pháp dân chủ, nhằm loại bỏ những tình trạng méo mó tồi tệ nhất, để xiển dương dân chủ.

Nhưng điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn, giới lãnh đạo cao thượng và niềm tin của công dân đối với lời hứa về những gì mà dân chủ có thể mang lại - tất cả dường như đang ngày càng thiếu những thứ đó.

Michael Albertus, là trợ lý giáo sư khoa chính trị học tại Đại học Chicago, và Victor Menaldo, phó giáo sư khoa chính trị học tại Đại học Washington, là những tác giả của “Chủ nghĩa độc tài và Nguồn gốc tinh hoa của dân chủ ”. (Authoritarianism and the Elite Origins of Democracy. )


--------------------------|||------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.