Có đúng là Trung Quốc hối lộ Trump, làm suy yếu an ninh quốc gia hay không?

Công ty ZTE


Paul Krugman....Ngày 17 tháng 5 năm 2018 Theo New York Times

Trần H Sa lược dịch.

Phải chăng Tổng thống Hoa Kỳ vừa phản bội sự an toàn của quốc gia để đổi lấy việc hối lộ từ chính phủ Trung Quốc ?

Đừng nói rằng ý kiến này là vô lý: Với tất cả mọi thứ mà chúng ta biết về Donald Trump, nó có khả năng nằm trong tầm suy nghỉ, thậm chí có vẻ đáng tin cậy.

Đừng nói rằng không có bằng chứng : Chúng tôi không nói về một phiên tòa, nơi mà bị cáo được coi là vô tội cho đến khi bị chứng minh có tội. Trong trường hợp hành vi của các quan chức cao cấp liên quan đấn vấn đề này, tiêu chuẩn xét đoán hoàn toàn ngược lại : Họ phải tránh các tình huống mà ở đó, thậm chí chỉ có một dấu hiệu cho rằng, hành động của họ có thể bị thúc đẩy bởi lợi ích cá nhân.

Ồ, và đừng bằng cách này hay cách khác, nói rằng nó chẵng phải là vấn đề, bởi vì những người Cộng hòa đang kiểm soát Quốc hội sẽ không làm bất cứ điều gì về nó. Chính điều đó là một phần quan trọng của câu chuyện : Một đảng chính trị ròng - một đảng có lịch sử chỉ nghỉ đến màu cờ sắc áo và luôn đặt câu hỏi về lòng yêu nước của đối thủ - đã trở nên hoàn toàn dể dãi với khả năng tham nhũng bất lương, ngay cả khi nó liên quan đến việc thưởng phạt những thế lực thù địch của nước ngoài.

Câu chuyện từ trước đến giờ : Trong vài năm qua, ZTE, một công ty điện tử Trung Quốc, trong số những công ty khác, sản xuất điện thoại thông minh giá rẻ, đã gặp rắc rối liên tục với chính phủ Hoa Kỳ. Nhiều sản phẩm của nó có xử dụng công nghệ của Hoa Kỳ, loại công nghệ mà theo luật, không được xuất khẩu sang các quốc gia bị cấm vận, bao gồm cả Triều Tiên và Iran. Nhưng ZTE đã bỏ qua lệnh cấm đó.

Ban đầu, công ty bị phạt 1,2 tỷ USD. Sau đó, khi sự việc trở nên rõ ràng rằng, công ty ZTE đã thưởng chứ không phải là trừng phạt các giám đốc điều hành có liên quan, Bộ Thương mại đã cấm các công ty công nghệ của Mỹ bán các linh kiện cho ZTE trong bảy năm tới.

Và hai tuần trước, Lầu Năm Góc đã cấm ZTE bán điện thoại cho các căn cứ quân sự, sau các cảnh báo từ cơ quan tình báo rằng, chính phủ Trung Quốc có thể đang sử dụng các sản phẩm của công ty này để tiến hành gián điệp.

Tất cả những điều này thật sự khiến mọi người rất ngạc nhiên khi, Trump tuyên bố rằng ông đang làm việc với chủ tịch Xi của Trung Quốc để giúp cứu ZTE - "Quá nhiều việc làm ở Trung Quốc đã bị mất" - và ông đã ra lệnh cho Bộ Thương mại biến ý tưởng thành hiện thực.

Có thể Trump chỉ đang cố gắng cung cấp một nhành ô liu hòa bình giữa những gì trông giống như một cuộc chiến thương mại có thể xảy ra. Nhưng tại sao lại chọn một ví dụ điển hình về hành vi sai trái của Trung Quốc ? Đó là lý do tại sao nhiều cặp mắt quay sang Indonesia, nơi mà một công ty nhà nước Trung Quốc vừa công bố một khoản đầu tư lớn vào một dự án mà trong đó Tổ chức của Trump có một cổ phần đáng kể.

Tiện thể cần nói rỏ, khoản đầu tư đó, là một phần của dự án "Một Vành đai, Một Con đường" , một sáng kiến ​​cơ sở hạ tầng đa quốc gia mà Trung Quốc đang sử dụng để củng cố vai trò trung tâm kinh tế - và ảnh hưởng địa chính trị của nó - trên khắp lục địa Âu Á. Đồng thời, liệu điều gì đã xảy ra cho kế hoạch cơ sở hạ tầng đó của Trump?

Quay lại ZTE: Có một bánh quy trao lại (sau bánh ít trao đi là cứu giúp ZTE, THS ) hay không ? Chúng ta có thể không bao giờ biết. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên chính quyền Trump thực hiện một động thái đối ngoại kỳ lạ, mà dường như gắn liền với lợi ích kinh doanh của gia đình Trump. Năm ngoái, kỳ quái, chính quyền Trump đã ủng hộ Ảrập Saudi phong tỏa Qatar, một quốc gia Trung Đông mà cũng là nơi hiện diện một căn cứ quân sự lớn của Hoa Kỳ. Tại sao? Vâng, động thái này đã xuất hiện ngay sau khi người Qatar từ chối đầu tư 500 triệu đô la vào 666 Fifth Avenue, một tài sản đáng lo ngại thuộc sở hữu của gia đình Jared Kushner, con rể của tổng thống.


Qatar có thể chuẩn bị thực hiện một thỏa thuận trên 666 Fifth Avenue, một tài sản gặp khó khăn thuộc sở hữu của gia đình Jared Kushner, con rể của tổng thống. ReditKarsten Moran cho tờ The New York Times

Và bây giờ có vẻ như sau cùng Qatar có thể sắp thực hiện thỏa thuận 666 Fifth Avenue . Tôi tự hỏi tại sao?

Bước trở lại từ các chi tiết và xem xét các hình ảnh tổng quát. Các quan chức cao cấp có quyền khen thưởng hoặc trừng phạt cả doanh nghiệp lẫn các chính phủ khác, do đó ảnh hưởng quá mức luôn là vấn đề, ngay cả khi nó mang hình thức những đóng góp vận động hoặc những phần thưởng tài chính gián tiếp thông qua cánh cửa xoay vòng.

Nhưng vấn đề trở nên tồi tệ hơn nhiều nếu các bên có lợi ích có thể đơn giản hóa việc gửi tiền cho các quan chức, thông qua những cổ phần kinh doanh của họ - và Trump cùng gia đình của ông ta, bằng cách không thoái vốn khỏi các giao dịch kinh doanh quốc tế của họ, về cơ bản, nó như đã treo một bảng hiệu tuyên bố rằng họ đang mở ra cánh cửa nhận hối lộ (và cũng đặt vấn đề cho phần còn lại của chính quyền).

Và vấn đề ảnh hưởng quá mức, đặc biệt nghiêm trọng khi nói đến các chính phủ độc tài ở nước ngoài. Các nền dân chủ có những quy tắc đạo đức của riêng họ: Justin Trudeau sẽ gặp rắc rối lớn nếu Canada bắt được ông ta đang rót tiền cho Tổ chức Trump. Các tập đoàn có thể bị xấu hổ hoặc bị kiện. Nhưng nếu Tập Cận Bình hay Vladimir Putin trả tiền cho các chính trị gia Mỹ, ai là người sẽ ngăn họ lại ?

Câu trả lời chính thức được cho là sự giám sát của quốc hội, sử dụng được quyền đó vẫn là một cái gì đó cần được giải thích. Nếu thậm chí có một số dấu hiệu tiền chi của nước ngoài, giả sử cho, Gerald Ford hay Jimmy Carter, sẽ có yêu cầu lưỡng đảng nhập cuộc điều tra - và khả năng luận tội rất cao.

Nhưng những người Cộng hòa ngày nay đã nói rõ rằng họ sẽ không bắt Trump chịu trách nhiệm cho bất cứ điều gì, ngay cả khi nó liên quan đến tội phản quốc.

Tất cả những điều này nói lên rằng tham nhũng của Trump chỉ là một triệu chứng của một vấn đề lớn hơn : một G.O.P. (Grand Old Party, dùng để chỉ đảng Cọng hòa ), mà sẽ làm bất cứ điều gì, thậm chí phản bội quốc gia, trong việc theo đuổi lợi thế của đảng phái.
Ảnh : Tổng thống George W. Bush chụp chung một bức ảnh với những người đoạt giải Nobel, thứ hai, ngày 24 tháng 11 năm 2008, trong Phòng Bầu dục. Đứng cùng Tổng thống Bush từ trái sang, Tiến sĩ Paul Krugman, Người đoạt giải thưởng kinh tế; Tiến sĩ Martin Chalfie , người đoạt giải Nobel Hóa học; và Tiến sĩ Roger Tsien , người đoạt giải Nobel Hóa học. 
Paul Robin Krugman (sinh năm 1953) là một nhà kinh tế học người Hoa Kỳ gốc Do Thái, giáo sư ở Đại học Princeton. Ông đã nghỉ hưu ở Princeton vào tháng 6 năm 2015, và giữ danh hiệu giáo sư danh dự ở đó. Ông cũng giữ danh hiệu Giáo sư Centenary tại Trường Kinh tế London . Chuyên ngành chính của ông là kinh tế học vĩ mô quốc tế. Ông làm giảng viên tại các trường Đại học Yale, Đại học Stanford, LSE, MIT và Princeton. Năm 2008, Krugman được trao giải Nobel về khoa học kinh tế vì những đóng góp của ông cho Lý thuyết thương mại mới và Địa lý kinh tế mới.


-----------------------|||---------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.