Thách đố của Trung Quốc.


Có sự đồng thuận ngày càng tăng giữa các chính phủ phương Tây về những rủi ro do các chính sách an ninh, công nghiệp và thương mại của Trung Quốc.

(STR/AFP/Getty Images)


CHARLES EDEL ...24-8-18 Theo American Interest


Trần Hoàng Sa lược dịch
;

Bắc Kinh đang cử một phái đoàn thương mại đến Washington ( đã không có kết quả , THS ) để đàm phán nhằm giải quyết cuộc chiến thương mại, nhưng điều này không có khả năng giải quyết nhằm thay đổi các yếu tố rủi ro chính trị đe dọa các công ty đang làm ăn kinh doanh với Trung Quốc. Có thể hiểu được, hầu hết các phân tích đều tập trung vào tình trạng đối kháng của cuộc chiến thương mại đang leo thang liên tục giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Điều này che khuất tiềm năng quan trọng hơn của động lực đồng thuận ngày càng tăng, giữa các chính phủ phương Tây về những rủi ro bởi các chính sách an ninh, công nghiệp và thương mại do Trung Quốc đặt ra. Và nó che khuất sự sẵn sàng ngày càng tăng của các chính phủ này để can thiệp vào hoạt động thị trường vì những lý do an ninh quốc gia.


Trước sự thiếu nhất quán và cách tiếp cận quản lý kinh doanh của Trump đối với chính sách đối ngoại , điều quan trọng là đừng nhầm lẫn xu hướng chung của phương Tây về mối quan hệ thương mại đang bị xơ cứng với Trung Quốc. Mong muốn đặt thêm áp lực nhiều hơn nữa lên Trung Quốc không đơn giản chỉ là của hiện tượng Trump. Thật vậy, đây là một trong số ít lãnh vực có được sự đồng thuận lưỡng đảng ở Hoa Kỳ và ở giữa các đồng minh truyền thống của Mỹ là Nhật Bản, Canada và Châu Âu hiện nay.

Khi Jean-Claude Junker, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, gần đây đã xuất hiện bên cạnh Donald Trump trong Vườn Hồng của Nhà Trắng, công bố sự lắng dịu trong việc tranh cải mậu dịch nho nhỏ vừa mới phôi thai, các phương tiện truyền thông gần như đã bỏ lỡ tuyên bố của họ về vấn đề cam kết làm việc cùng nhau "để giải quyết những thông lệ mậu dịch không công bằng, bao gồm hành vi ăn cắp sở hửu trí tuệ, bắt buộc chuyển giao công nghệ, trợ cấp công nghiệp, tình trạng không rỏ ràng của các công ty xí nghiệp quốc doanh, và nạn sản xuất bừa bải. Ngay cả khi không nhắc đến tên Trung Quốc, ý nghĩa của nó là hiển nhiên và thể hiện sự đồng thuận ngày càng tăng giữa nhiều quốc gia rằng, thực tiễn không công bằng của Trung Quốc đang đưa phần còn lại của thế giới vào thế bất lợi.

Bất chấp tuyên bố của Trung Quốc về Liên minh châu Âu, các nhà lãnh đạo châu Âu đã bày tỏ hoài nghi đáng kể về các cam kết của Trung Quốc, ngày càng xem đầu tư của Trung Quốc ở Đông Âu và Trung Âu như là con ngựa thành Troy. Trên thực tế, họ đã bắt đầu hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào nền kinh tế của họ, và đã có dấu hiệu chỉ ra rằng, châu Âu chia sẻ mối lo ngại cốt lõi của Washington về chính sách công nghiệp và thương mại của Trung Quốc. Và không chỉ các nước phương Tây bày tỏ lo ngại về bản chất và ý định đầu tư của Trung Quốc vào các tài sản chiến lược của quốc gia . Trên khắp Đông Nam Á, sự cảnh giác đang gia tăng qua những đầu tư không bền vững, nguy hiểm của Trung Quốc, thiếu tính minh bạch và tinh thần trách nhiệm, và các dự án đó làm xói mòn nền tảng chủ quyền quốc gia. Điều này đã dẫn đến lo ngại rằng - theo lời của Thủ tướng mới được bầu của Malaysia, Mahathir Mohamad - Trung Quốc ép các quốc gia nhỏ hơn vào "các hiệp ước bất bình đẳng".

Với tin tức liên tục đưa ra về cuộc chiến thương mại đang leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, một câu chuyện đang bị bỏ qua là sự đồng thuận ngày càng tăng giữa các quốc gia phương Tây, rằng cần có sự đáp trả với các chính sách công nghiệp và thương mại của Trung Quốc. Trong khi sự thay đổi dần dần trong chính sách phản ảnh những lo ngại rộng lớn hơn rằng, sự tự do hóa nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị đình trệ trong một tương lai gần, dự đoán được, có ba mối quan tâm cụ thể giúp giải thích tại sao điều này xảy ra vào lúc này.

Thứ nhất, có sự đồng thuận đang nổi lên rằng, dưới định hướng của ông ta để củng cố sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với đất nước, Tập Cận Bình đã thúc đẩy sự nắm giữ chủ nghĩa độc tài của Trung Quốc theo cách, căn bản cắt xén những lời lẻ khoa trương cải cách của Bắc Kinh. Kết quả là một quốc gia đang ngày càng tự cô lập - và tự cô lập thị trường của nó - ngoài thương mại và đầu tư ; nhấn mạnh rằng cái giá của việc kinh doanh ở Trung Quốc là bắt buộc phải chuyển giao công nghệ, và lảo đảo tránh xa sự minh bạch. Như một công ty nghiên cứu độc lập đã quan sát, cuộc đối thoại toàn cầu về quá trình phát triển của Trung Quốc đã được đẩy tới một “cuộc thảo luận đảo ngược bùng phát” về những thay đổi chính sách ở Bắc Kinh. Trước đây đã có cuộc tranh luận về cán cân chính sách, với những ý tưởng định hướng thị trường và nhà nước kiểm soát cạnh tranh để lãnh đạo, thời đại Xi đã dẫn Trung Quốc ra khỏi sự hội tụ với Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế ( OECD ). Một kết quả mà qua đó các doanh nghiệp và chính phủ Mỹ cũng như châu Âu bây giờ nhận ra rằng những cơ chế tự nó sẽ mở nền kinh tế của Trung Quốc đã không làm việc và có khả năng sẽ không hoạt động.

Thứ hai, sự thúc đẩy của Trung Quốc để thống trị trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử và các lĩnh vực khác, đã bắt đầu gia tăng báo động thích đáng ở Hoa Kỳ và châu Âu. Vào năm 2015, Bắc Kinh đã công bố “Made in China 2025”, tức kế hoạch công nghiệp của nó nhằm thống trị các thành phần cốt lõi của nền kinh tế trong tương lai, bằng cách đầu tư vào sự đổi mới tiên tiến ở trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử, robot và công ngiệp hàng không vũ trụ cùng các thứ khác, đồng thời Trung quốc cũng sẽ thủ đắc các công ty Mỹ và phương Tây. Mục tiêu là để nâng cấp ngành công nghiệp Trung Quốc, bản địa hóa sản xuất, làm cho nó cạnh tranh hơn trên toàn cầu, và đưa nó đi đầu trong nhiều ngành công nghiệp tiên tiến. Trong khi điều đó có thể có ý nghĩa từ quan điểm của Trung Quốc, nó lại dẫn đến những câu hỏi rõ ràng về việc, liệu có hay không, các công ty nước ngoài sẽ bị đóng cửa, hết hoạt động tại Trung Quốc hay buộc phải kinh doanh ở Trung Quốc theo các điều khoản bất lợi ngày càng tăng. Thật vậy, Bắc Kinh nói rằng mục tiêu của nó là gia tăng chương trình nội địa hóa các thành phần và vật liệu cốt lõi lên 40% vào năm 2020 và 70% vào năm 2025. Song song với điều này, chính phủ Trung Quốc đã ban hành gần 300 tiêu chuẩn quốc gia mới, liên quan đến an ninh mạng. Kết quả là một bộ công cụ điều tiết mơ hồ, đang nhanh chóng chuyển dịch môi trường kinh doanh đối với các công ty nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc. Một báo cáo mới của một hãng tư vấn có trụ sở tại Washington, CSIS, đã kết luận rằng đối với các công ty nước ngoài đang làm ăn hội nhập với Trung Quốc, sự thay đổi này sẽ "tạo ra rủi ro an ninh, gia tăng chi phí và nhấn mạnh tổng thể rằng cuối cùng là các công ty nước ngoài đó ở trong tầm kiểm soát của Bắc Kinh."

Thứ ba, có sự lo lắng ngày càng tăng về bản chất và ý định đầu tư , và mua lại của Trung Quốc đối với công nghệ và cơ sở hạ tầng quan trọng của phương Tây. Lo ngại về những rủi ro bị gián đoạn chuỗi cung ứng, thông tin và bảo mật dữ liệu, việc mua lại công nghệ quân sự hoặc công nghệ sử dụng kép và đe dọa cơ sở hạ tầng quan trọng, Hoa Kỳ và Châu Âu đang thực hiện các bước để điều tra và giới hạn đầu tư của Trung Quốc vào nền kinh tế của họ. Đằng sau những lo ngại này là đang ngày càng nhận ra những nỗ lực dai dẳng của Trung Quốc trong việc điều khiển các mạng lưới tài chính, các quá trình chính trị và tranh luận công khai tại Hoa Kỳ và giữa các đồng minh của Mỹ. Kết quả là, Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS) đang trong quá trình sửa chữa pháp luật, qua đó có khả năng mở rộng quyền hạn của mình, và vào cuối tháng 7, nước Anh đã tung ra Bạch thư mới về an ninh quốc gia và đầu tư , tăng cường khả năng của chính phủ nhằm ngăn chặn người nước ngoài mua lại các tài sản nhạy cảm về an ninh của Anh. Mặc dù tài liệu này mở rộng với nhiều người nước ngoài, các quan chức Anh đã xác nhận rằng "đây chủ yếu là về Trung Quốc" và ngăn chặn Bắc Kinh mua lại các công nghệ nhạy cảm và cơ sở hạ tầng quan trọng. Động thái của London theo sau những bước tương tự ở Đức và Pháp, cả hai đều can thiệp để ngăn chặn các giao dịch với các công ty Trung Quốc mà qua đó làm dấy lên mối lo ngại về an ninh và công việc nhằm tăng cường các luật đầu tư nước ngoài của họ.

Tất cả những yếu tố này có nghĩa là cộng đồng doanh nghiệp cần được chuẩn bị cho sự không chắc chắn ở phía trước. Với chính sách đối ngoại ngày càng quyết đoán và chính sách công nghiệp hung hăng của Bắc Kinh, các chính phủ dân chủ có khả năng tăng tốc độ can thiệp của họ vào lĩnh vực thương mại để ngăn chặn hoặc sửa đổi các giao dịch vì lý do chiến lược và địa chính trị, như họ tăng cường các quy định chi phối đầu tư nước ngoài. Thứ hai, sự thiếu nhất quán và cách tiếp cận giao dịch của Donald Trump đối với chính sách đối ngoại và các vấn đề kinh tế có thể sẽ làm cho việc tiếp cận này thiếu sự phối hợp giữa các đồng minh so với ý tưởng ban đầu. Tuy nhiên, xu hướng này không dựa trên chiến tranh thương mại của Trump, mà đúng hơn là phản ảnh mối lo ngại về tài chính và an ninh của nhiều quốc gia và có khả năng tiếp tục tồn tại. Cuối cùng, các chính phủ hiện đang cố gắng để bảo đảm rằng họ không được thừa hưởng quá mức trên một thị trường duy nhất, và do đó dễ rơi vào tình trạng bị ép buộc kinh tế hoặc những cú sốc kinh tế vĩ mô. Tất cả ba xu hướng này có khả năng tăng cường, và nhà đầu tư thông minh sẽ khôn ngoan để chú ý đến chúng.


Charles Edel là thành viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ ở Đại học Sydney và trước đây đã phục vụ trong ban tham mưu hoạch định chính sách của bộ ngoại giao Hoa Kỳ.


------------------|||------------------



Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.