Mahathir vạch ra quy tắc mới ở Biển Đông
Lãnh đạo Malaysia phản đối việc quân sự hóa của Trung Quốc trên các tranh chấp trong các khu vực biển nhưng bất kỳ sự chuyển hướng nào sang Mỹ sẽ được che đậy trong chính sách với thương hiệu phi liên kết của ông.
![]() |
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad chào đội danh dự bảo vệ hoàng gia trong lễ khai mạc quốc hội tại Kuala Lumpur vào ngày 17 tháng 7 năm 2018. Ảnh: AFP / Mohd Rasfan |
RICHARD JAVAD HEYDARIAN, KUALA LUMPUR, 02 THÁNG 9 NĂM 2018 ...; Theo Asia Times
Trần H Sa lược dịch
Quan hệ kinh tế mạnh mẽ của Malaysia với Trung Quốc theo truyền thống đã đi đôi với một cách tiếp cận hòa giải những xung đột lãnh thổ không mấy câng thẳng của họ ở Biển Đông.
Tuy nhiên, "ngoại giao im miệng ăn tiền" đó đã bắt đầu bị cởi bỏ khi chính phủ mới của Thủ tướng Mahathir Mohamad tái kiểm tra và xem xét định nghĩa lại các điều khoản trong quan hệ song phương với Bắc Kinh.
Kể từ cuộc bầu cử của Mahathir vào tháng Năm, quốc gia Đông Nam Á này đã nổi lên như một cơn lốc kháng cự mới, chống lại ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng và đang nổi lên thống trị chiến lược trong khu vực, của Trung Quốc - một trong những bên yêu sách khác đối với khu vực tranh chấp hàng hải - với sự giám sát liên tục.
Khu vực này đã xem Malaysia như nước dẫn đầu trong việc xác định lại quan hệ kinh tế với Trung Quốc, trong bối cảnh lo ngại đang nổi lên, rằng các khoản đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là các dự án cơ sở hạ tầng có vốn lớn, có thể trở thành những chiếc bẫy nợ làm xói mòn chủ quyền quốc gia.
Một quan chức cao cấp của Malaysia nói với người viết này rằng, chính phủ dự kiến sẽ hủy tới 40 tỷ đô la Mỹ trong các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc trước đây, theo sáng kiến Một vành đai, một con đường (BRI) trị giá 1 tỷ đô la Mỹ, do lo ngại về tham nhũng, khả năng tồn đọng vốn và nợ nần.
Đó là hơn 22 tỷ USD đã được báo cáo trước đây, bao gồm 20 tỷ USD cho tuyến đường sắt East Coast Railway Link (ECRL) bị hủy bỏ và các dự án đường ống trị giá 2 tỷ USD.
![]() |
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamed (trái) và Thủ tướng Trung Quốc Li Keqiang nói chuyện trong một buổi lễ ký kết tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh vào ngày 20 tháng 8 năm 2018. Ảnh: AFP / POOL / |
Nhưng Malaysia cũng không kém phần quan tâm đến tiềm năng thống trị của Trung Quốc đối với Biển Đông gần đó, một đường thủy quan trọng mang tính chiến lược, tuyến đường có giá trị thương mại hàng năm tới 5 nghìn tỷ USD .
Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền tới 90% diện tích biển thông qua bản đồ được gọi là đường chín vạch. Một tòa án trọng tài tại The Hague đã ra phán quyết rằng những tuyên bố chủ quyền trên bản đồ là vô căn cứ, trong phán quyết hồi tháng 7 năm 2016 mà Bắc Kinh đã bác bỏ và lờ đi.
Malaysia kiểm soát một số tính năng đất đai trên biển ở trong quần đảo Trường Sa, bao gồm Swallow Reef, được cải thiện bằng nhân tạo và phát triển tốt. Rạn san hô có các khu du lịch nghỉ mát tiên tiến, những sân bay hiện đại cũng như các nhân viên quân sự thường trực đóng quân, xuất thân từ Hải quân Hoàng gia Malaysia (RMN).
Một trong những cố vấn cao cấp của Mahathir, yêu cầu dấu tên nói với tờ Asia Times rằng, nhà lãnh đạo thọ chín mươi tuổi nhận ra rằng Trung Quốc ngày nay quyết đoán hơn, nếu không nói là bá quyền, so với một Trung quốc nghèo nàn, yếu kém hơn mà ông tham gia trong nhiệm kỳ lãnh đạo quốc gia 22 năm trước đây, kể từ 1981 đến 2003.
Được biết đến với tinh thần độc lập vững vàng , Mahathir cho đến nay, bị mắc kẹt với học thuyết chính sách đối ngoại "phi liên kết", qua đó thấy rằng ông ta không chỉ phê phán phương Tây bằng cách gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump là "kẻ bắt nạt quốc tế", mà còn đồng thời cũng hoài nghi Trung Quốc dưới thời mở cửa của chủ tịch Xi Jinping.
Trong một diễn biến rõ ràng, trước những lời lẻ đại khái tán dương thân Trung Quốc của các đồng nghiệp Đông Nam Á, Mahathir đã mô tả lãnh đạo hiện nay ở Trung Quốc là "nghiêng về chủ nghĩa toàn trị" và thiên về khuynh hướng lên gân cơ bắp để "gia tăng ảnh hưởng [của nó] đến nhiều nước ở Đông Nam Á. ”Ông đã mô tả sức ép của Trung Quốc vào khu vực này là“ rất đáng lo ngại ”.
Trước đây, Mahathir coi Trung Quốc là một đối trọng rất cần thiết đối với những gì ông coi là hành vi tân đế quốc của Mỹ trong khu vực, theo cố vấn nói trên. Tuy nhiên, ngày nay, vai trò đã bị đảo ngược, ông cố vấn nói, với Mỹ ngày càng cần cân bằng chống lại sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực, kể cả ở Biển Đông.
Bất chấp những dè dặt mang tính cá nhân của ông đối với Trump, nhà lãnh đạo Malaysia dự kiến sẽ gặp người đồng nhiệm Mỹ bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng Chín. Ông sẽ cố gắng tìm hiểu sự hợp tác chiến lược mạnh mẽ hơn với Mỹ để giảm sự phụ thuộc của đất nước mình vào Trung Quốc.
Quan hệ ngoại giao thân mật của chính quyền Najib với Trung Quốc đã dẫn đến sự hợp tác quốc phòng mạnh mẽ hơn, bao gồm cả việc mua tàu Littoral Mission Ships (LMS) năm 2016 và các khí tài hải quân tiên tiến khác.
Đồng thời, Bắc Kinh đã cho Najib vay chiếc phao cứu sinh tài chính, khi chính phủ của ông đấu tranh để trang trải các khoản nợ liên quan đến quỹ nhà nước 1Malaysia Development Berhad (1MDB) mà Najib đã tạo ra và bây giờ chính phủ đang đấu tranh để chống lại nạn tham nhũng và rửa tiền.
![]() |
Thủ tướng Malaysia Najib Razak (Phải) và Thủ tướng Trung Quốc Li Keqiang (Trái) duyệt qua hàng rào danh dự của Trung Quốc trong một buổi lễ chào mừng tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh. Ảnh: AFP / |
Đổi lại, chính phủ của Najib vẫn im lặng về sự xâm nhập ngày càng tăng của Trung Quốc vào vùng biển và các ngư trường truyền thống của Malaysia , với nhiều sự kinh ngạc của cư dân trong các vùng duyên hải của Malaysia.
Trước mọi thứ trong tầm nhìn rõ ràng, Mahathir cáo buộc Najib bán nước cho Trung Quốc trong cuộc vận động bầu cử. Bây giờ, đúng là độ nghiêng quá mức này đối với Bắc Kinh làm cho chính phủ mới của ông phải tìm cách cân bằng lại, bằng cách tăng cường các mối quan hệ chiến lược với phương Tây và các cường quốc bên ngoài khác.
Cuộc họp trước đó của ông với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo vào ngày 3 tháng 8 đã được tổ chức trong bối cảnh mở rộng hợp tác chiến lược song phương, giữa những lo ngại chung về Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Hải quân Mỹ đã thực hiện các chuyến thăm thường xuyên tới các cảng Malaysia, và hai nước được biết là đang khai thác hợp tác sâu hơn trong lãnh vực an ninh hàng hải.
Mahathir có khả năng sẽ tiếp tục, nếu không tăng cường, những nỗ lực như vậy, mặc dù theo một cách ứng xử thận trọng trước sự nhạy cảm ở trong nước về việc hợp tác quân sự với phương Tây và câu thần chú trung thành “độc lập”, trong chính sách đối ngoại của ông, ông cố vấn nói.
Là một quốc gia đa số Hồi giáo, Malaysia trước đây thường chỉ trích các chính sách của phương Tây ở Trung Đông, đặc biệt là các can thiệp quân sự của Mỹ ở Iraq và Afghanistan, viện trợ quân sự quy mô lớn cho Israel trong cuộc vây hãm người Palestine ở Gaza và mở rộng cuộc chiến chống khủng bố ra toàn cầu, mà trong hai thập kỷ qua đã mở rộng đến những khu rừng ở Đông Nam Á.
Công khai nghiêng về chiến lược đối với phương Tây sẽ không chỉ phủ nhận học thuyết trung thành "phi liên kết" của Mahathir, mà còn có thể gây oán giận trong các thành phần bảo thủ của xã hội Malaysia, giới đã bầu cho ông ta làm thủ tướng; vì Mahathir được xem như là một người từng trải trong việc bảo vệ tính đồng nhất của truyền thống văn hóa đặc trưng Malay và các giá trị Hồi giáo.
![]() |
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad (phải) nói chuyện với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong cuộc họp của họ tại văn phòng thủ tướng ở Putrajaya, gần Kuala Lumpur, ngày 3 tháng 8 năm 2018. Pompeo đến Malaysia vào ngày 2 tháng 8, điểm dừng đầu tiên trên Tour du lịch Đông Nam Á, dự kiến sẽ tập trung vào cam kết hủy diệt vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên cùng những căng thẳng hàng hải và thương mại với Bắc Kinh. / AFP PHOTO / MANAN VATSYAYANA. |
Ý nghĩa địa chiến lược của Malaysia nằm ở vị trí của nó trên Eo biển Malacca cũng như Biển Đông, hai tuyến đường thủy quan trọng, cũng là yếu tố quan trọng đối với nhập khẩu năng lượng và thương mại của Trung Quốc với thế giới bên ngoài.
Trong nhiều thập kỷ, Bắc Kinh đã lo sợ khả năng Mỹ và các đồng minh của Mỹ sử dụng các điểm ngặt nghèo như Eo biển Malacca để tàn phá nền kinh tế Trung Quốc trong một kịch bản xung đột. Trung Quốc đã hy vọng ít nhất sẽ khắc phục được cái gọi là “tình trạng tiến thoái lưỡng nan của Malacca”, bằng cách đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng lớn dọc theo các cảng chiến lược và duyên hải của Malaysia.
Hiện nay, tất cả những kế hoạch phát triển hàng tỷ đô la đó đều đang bị lơ lững, không chắc được thực hiện dưới chính phủ Mahathir.
Tuy nhiên, Mahathir đã nói rõ rằng ông không tìm cách hướng đến một liên minh chống đối hoặc chính sách ngăn chặn nhằm chống lại Trung Quốc, và vẫn không thích có lập trường mang tính quân phiệt nhiều hơn ở Biển Đông, cố vấn của ông nói. "Họ mạnh hơn và chúng tôi không thể chiến đấu chống lại họ", nhà lãnh đạo Malaysia nói với CNN hồi đầu năm nay.
Tuy nhiên, Mahathir đã mạnh mẽ phản đối việc gần đây Trung Quốc quân sự hóa các tranh chấp, mà ông cho là những rủi ro gây nguy hiểm cho an ninh khu vực.
Ông đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải và tự do bay trong khu vực, ông có ý ca ngợi với "tất cả ... tàu, thậm chí tàu chiến, đi ngang qua." Nhưng ông vẫn phản đối bất kỳ tàu thuyền hải quân nào đang "đóng quân" trong vùng biển tranh chấp. “Đó là một cảnh báo cho mọi người. Đừng tạo ra căng thẳng một cách không cần thiết, ” Mahathir nói trong một cuộc phỏng vấn trên truyền thông gần đây.
Malaysia của Mahathir muốn nhanh chóng đóng băng các tranh chấp đang leo thang, và đặc biệt lo lắng về xung đột của siêu cường, trong chiều hướng khởi động gần đây của Hải quân Hoa Kỳ về việc hợp tác với các đồng minh khu vực và châu Âu thông qua các hoạt động tự do hàng hải (FONOPs) trong khu vực.
![]() |
Tàu sân bay USS Carl Vinson chạy qua biển Đông vào ngày 9 tháng 4 năm 2017. Ảnh: Hải quân Hoa Kỳ / Reuters |
Thượng nghị sĩ Malaysia và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Malaysia, Liew Chin Tong, nói với người viết này vào ngày 27 tháng 8 rằng chính phủ mới "không lo lắng với bản thân các tuyên bố mở rộng của Trung Quốc, mà thay vào đó, là lo ngại về sự sẵn sàng của họ để thực thi chúng" trong tương lai gây bất lợi cho các quốc gia tuyên bố chủ quyền khác.
"Chúng tôi không muốn chống đối Trung Quốc, nhưng chúng tôi cũng không muốn bị coi là một quốc gia bạn hàng của Trung quốc", quan chức quốc phòng Malaysia cho biết, trong khi cáo buộc chính quyền tiền nhiệm Najib Razak quá phụ thuộc và cung kính đối với Bắc Kinh.
Điều quan trọng là, Malaysia cũng đang tìm cách tăng cường hợp tác với các quốc gia bạn ở Đông Nam Á có cùng yêu sách, bao gồm Philippines, một đồng minh của Hoa Kỳ, và Việt Nam, nước đặc biệt băn khoăn bởi các hoạt động bồi đắp đảo và quân sự hóa không ngừng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Theo yêu cầu của Mahathir, ba quốc gia yêu sách thuộc Đông Nam Á có thể xem xét một quan điểm ngoại giao phối hợp hơn trong các tranh chấp, và khám phá các biện pháp xây dựng lòng tin khác nhau để giảm căng thẳng trong khu vực. Các viên chức Malaysia cho hay.
Ngay lập tức, đúng là chưa thể biết rõ ràng những biện pháp cụ thể mà chính phủ Malaysia chủ trương, để bảo vệ lợi ích của nó và ngăn chặn xung đột ở Biển Đông. Tuy nhiên, điều rõ ràng là chính phủ mới của Mahathir đã từ bỏ chính sách ngoại giao im miệng ăn tiền trước đây của đất nước vì một lập trường chủ động và có tiếng nói hơn để cân bằng sự trổi dậy của Trung Quốc.