Những chiếc bẫy nợ của Trung Quốc trên toàn thế giới là thương hiệu đặc trưng cho tham vọng đế quốc của nó.

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad tại một buổi lễ chào mừng tuần trước do Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tổ chức tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh. (Jason Lee / Reuters)
 Tác giả: John Pomfret....27 tháng 8/2018.....Theo Whasington Post

Trần H Sa lược dịch

Thứ ba tuần trước tại Bắc Kinh, thủ tướng Malaysia, Mahathir Mohamad, tuyên bố rằng đất nước của ông đã hủy bỏ hai dự án của Trung quốc trị giá hàng tỷ đô la vì Malaysia không thể trả nợ. "Chúng tôi không muốn một tình huống mà ở đó có một phiên bản mới của chủ nghĩa thực dân," lãnh đạo Malaysia nói với vị chủ nhà mang nét mặt dữ tợn đầy sát khí, Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Bảo rằng cách nói của Mahathir là sự mĩa mai tuyệt vời, sẽ là một lối nói làm giảm giá trị lời nói đó : Ở đây bạn có Mahathir, một chính trị gia châu Á bắt đầu sự nghiệp bằng chủ nghĩa chống Mỹ, và đã cảnh báo Trung Quốc cũng có nguy cơ trở thành một quốc gia đế quốc. Ông đã đưa ra tuyên bố của mình tại Đại lễ đường Nhân dân, một ngôi đền thật sự cho cuộc cách mạng cộng sản Trung Quốc và những tuyên bố tán dương của Bắc Kinh tượng trưng cho những gì bị áp bức của trái đất.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo 93 tuổi, người đã chiếm lại chức thủ tướng trong năm nay sau một chiến dịch vận động tranh cử, qua đó đặt câu hỏi về ý định của Trung Quốc. Trung Quốc có trở thành một loại quyền lực đế quốc mới hay không?

Câu hỏi này được đặt ra khắp Châu Á và các nơi khác trên thế giới sau khi Trung Quốc mở ra Sáng kiến ​​Vành đai và Con Đường vào năm 2013. Khi so sánh với Kế hoạch Marshall, mà đã khôi phục nền kinh tế đang gặp khó khăn của Châu Âu sau Thế chiến II ; chương trình nghìn tỷ đô la để tài trợ và xây dựng các cảng biển, đường sắt, nhà máy điện, đập nước và đường ống dẫn dầu ở 70 quốc gia, hiện đang bị các nhà phê bình trình bày nó không đúng là việc bắt chước sự hào phóng của Mỹ, mà đúng hơn là một minh họa về chính sách ngoại giao bẩy nợ của Trung Quốc, nhắm đến gây ảnh hưởng ở hải ngoại bằng cách phá sạch nền tài chính của các đối tác với nó, và khuất phục họ theo ý muốn của Trung quốc.

Mặc dù chậm chạp, các quốc gia nghèo hơn đang thức tỉnh trước nhược điểm của đồng tiền vay từ Trung Quốc. Montenegro nhận tiền, lao động, vật liệu xây dựng và kỹ thuật của Trung Quốc để xây dựng một đường cao tốc từ cảng của nó trên Biển Adriatic chạy về phía Serbia. Nhưng bây giờ với đường cao tốc được xây dựng dang dở, chưa được một nữa so với dự án, quốc gia Balkan nhỏ bé này phải đối mặt với viễn cảnh nợ phát sinh hơn 80 phần trăm trên tổng sản phẩm quốc nội ( GDP ) của nó. Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết Montenegro không thể hoàn thành dự án.

Sri Lanka cũng mắc nợ Trung Quốc sau khi phê chuẩn một chuỗi các dự án đầy tham vọng mà qua đó, năm ngoái, đã buộc phải cho một công ty Trung Quốc thuê một hải cảng ở Hambantota trong vòng 99 năm. Quan ngại của Mỹ và Nhật Bản rằng Trung Quốc có kế hoạch sử dụng hải cảng như là một tiền đồn hải quân, đã khiến họ tăng viện trợ quân sự cho quốc đảo này. Hôm thứ Tư, Bộ trưởng Quốc phòng Sri Lanka tuyên bố sẽ không cho phép Trung Quốc sử dụng cảng vì mục đích quân sự - chí ít, đó là một trở ngại tạm thời đối với Bắc Kinh.

Pakistan đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nợ toàn diện, một phần do lãnh đạo chính trị không đủ năng lực và tham nhũng quá lâu, thêm vào đó là bởi sự đau khổ không thể giải quyết nổi do đồng nhân dân tệ của Trung Quốc gây ra. Ở Pakistan, Vành đai và Con đường mang một tên khác, là Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan. Cho đến nay, một số dự án trị giá 27 tỷ đô la đang được xây dựng như một phần của kế hoạch 62 tỷ đô la nhằm hồi sinh nền kinh tế cà lăm của Pakistan. Nhưng, cũng như với Montenegro, IMF đã cảnh báo Pakistan rằng họ không thể trả được nợ của Trung Quốc - ít nhất là bao gồm 10 tỷ đô la Mỹ.

Bây giờ chính phủ mới của Pakistan đang xem xét yêu cầu IMF - cho một gói cứu trợ. Ngoại trưởng Mike Pompeo, không thích thú, nói với CNBC trong một cuộc phỏng vấn cuối tháng 7 rằng "không có lý do gì để cho tiền thuế của IMF, liên quan với đô la Mỹ ... mang đi cứu giúp những kẻ vay nợ Trung Quốc hay chính Trung Quốc." Để thích đáng với vai trò là người bạn “mọi lúc” của Pakistan, Trung Quốc đã nhả thêm 2 tỷ USD cho Pakistan vào tháng trước, chỉ vài ngày sau khi tân thủ tướng của Pakistan, Imran Khan, một cầu thủ bóng gậy huyền thoại và là tay chơi quốc tế, thắng cử.

Ngoài Malaysia, một số quốc gia đã ngừng hoặc thu nhỏ các dự án của Trung Quốc. Myanmar đang cố gắng đàm phán lại một dự án cảng trị giá 10 tỷ đô la; Nepal muốn ngừng xây dựng hai đập thủy điện của Trung Quốc. Các quốc gia khác đang mắc nợ Trung Quốc đến mức họ nói là rất ít, nhưng mọi thứ đã đến gần một điểm mà ở đó các nhà phân tích tin rằng khủng hoảng nợ gần như là không thể tránh khỏi.

Một tuyến đường sắt thông qua Lào do Trung Quốc xây dựng có giá trị bằng một nửa GDP ít ỏi của quốc gia này. Trong một báo cáo của hai nhà nghiên cứu từ trường Kennedy của Harvard, cựu ngoại trưởng Úc Gareth Evans được trích dẫn nói rằng Lào và Campuchia, mỗi nước đã vay hơn 5 tỷ USD, hiện nay đang "hoàn toàn phụ thuộc vào Trung Quốc."
Ở Malaysia, việc cụ thể cần làm ngay đối với mối quan tâm của Mahathir là một nhóm dự án phát triển của Trung Quốc đã được người tiền nhiệm của ông, Najib Razak phê duyệt. Najib đã thất cử trong năm nay và hiện đang phải đối mặt với cáo buộc tham nhũng. Các nhà điều tra ở Malaysia đang xem xét liệu những người gần gũi với Najib có đưa ra những thỏa thuận với Trung Quốc để mà có thể sử dụng ngân quỷ của Trung Quốc, cùng những thứ khác, nhằm, tài trợ tài chính cho chiến dịch tái đắc cử của Najib. Điều này dường như vi phạm một phần quan trọng trong giáo lý của Cộng sản Trung Quốc : Năm nguyên tắc chung sống hòa bình. Số ba trong danh sách đó thề rằng “không can thiệp lẫn nhau trong các vấn đề nội bộ của mỗi bên”.

Sự trớ trêu không dừng lại ở đó. Số một trong danh sách đó là: “Tôn trọng lẫn nhau đối với toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của mỗi bên.” Vậy mà, ở cả hai nước Malaysia và Pakistan, các công ty Trung Quốc muốn xây dựng những cộng đồng chỉ mở cửa dành cho người Trung Quốc, một sự lai giống được định hướng trước từ quá khứ tồi tệ là thuộc địa của thế giới ở Thượng Hải, Quảng Châu và Thiên Tân khi người phương Tây lên mặt với người Trung Quốc.

Ở đầu bán đảo Malaysia, Forest City là một đô thị được xây dựng trên bốn hòn đảo nhân tạo. Nó có đủ không gian cho 700.000 người. Được bán với giá quá cao đối với người Malaysia trung lưu, sự phát triển được nhắm vào người Trung Quốc đại lục. Nó thậm chí còn được thiết kế bởi một công ty Trung Quốc. Nhưng điều đó cũng có nguy cơ bị đe dọa bởi một phản ứng dữ dội và đã gây ra những lo ngại ở Malaysia về việc làm xáo trộn sự cân bằng sắc tộc nhạy cảm giữa người Mã Lai, người Ấn Độ và người Trung Quốc.(thủ tướng Mahathir đã ra lệnh cấm bán các tài sản trong dự án này cho người nước ngoài, nhắm vào người Trung quốc. THS )

Pakistan, cũng được cho là chổ xây dựng loại cộng đồng chỉ có người Trung Quốc, một cộng đồng 500.000 người, gần cảng Gwadar, nơi Trung Quốc đang xây dựng như là một phần của dự án “chuỗi ngọc trai” trong khái niệm xây dựng các cảng biển, có thể dùng để sử dụng hải quân của Trung quốc, trên khắp Ấn Độ Dương đến châu Phi. Ngoài ra, các công ty Trung Quốc ở Pakistan, lo ngại về khủng bố và bắt cóc, đã sử dụng hàng ngàn người trong lực lượng an ninh của Trung Quốc mà dường như lực lượng này hành động bên ngoài khuôn khổ luật pháp Pakistan. Nếu đây không phải là "đặc quyền ngoại giao", thì rõ ràng nó không ra làm sao cả.

Người Trung Quốc đã gọi hệ thống của họ là “chủ nghĩa xã hội với đặc điểm của Trung Quốc.” Có lẽ “chủ nghĩa đế quốc với đặc tính Trung Quốc” thì có ý nghĩa hơn.


-------------------------------------|||-------------------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.