Tại sao cuộc viếng thăm đầu tiên của tàu ​​ngầm Nhật Bản có tầm quan trọng đối với Việt Nam.

Trong khi động thái này có thể xuất hiện thường xuyên, ý nghĩa của lần viếng thăm này thì không thể nhầm lẫn. 


Image Credit: Flickr/US Pacific Fleet.
 Prashanth Parameswaran.... 19/9/ 2018. Theo The Diplomat

Trần H Sa lược dịch

Tuần này, một diễn biến đáng chú ý trong khu vực, một tàu ngầm Nhật Bản đã đến thăm Việt Nam lần đầu tiên. Động thái này hầu như không nhận được nhiều sự chú ý như nó đáng có, có lẽ bởi vì những tương tác có vẻ như chỉ gắn liền với sự thăm viếng chứ không phải là những hoạt động thường xuyên. Tuy nhiên, tầm quan trọng của chuyến thăm thì không thể nhầm lẫn từ quan điểm của cả hai quốc gia, sự tăng cường quan hệ quốc phòng của họ , và bối cảnh khu vực rộng lớn hơn.

Tàu ngầm Kuroshio thuộc Lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản (JMSDF) cập cảng tại cảng quốc tế Cam Ranh ở Khánh Hòa ( nguyên bản là Kham Hoa, có lẻ tác giả viết theo phát âm của mình ) vào ngày 17 tháng 9, bắt đầu những gì được mô tả như một chuyến viếng thăm kéo dài năm ngày. Bộ Quốc phòng Việt Nam đã trân trọng thông báo bản thân chuyến viếng thăm bao gồm các yếu tố thông thường như trong các tương tác lẫn nhau, bao gồm các buổi nói chuyện xã giao với các quan chức và nhân viên hải quân Việt Nam , các hoạt động thể thao và những tương tác nghiệp vụ, và các hoạt động văn hóa bao gồm các tour du lịch. Nhưng trong khi những ảnh hưởng lẫn nhau có thể có vẻ thường xuyên, ý nghĩa chuyến viếng thăm lần đầu tiên của tàu ​​ngầm Nhật Bản thì không thể nhầm lẫn trong một số ý nghĩa.

Thứ nhất, ở một mức độ tổng quát, nó chỉ là biểu hiện mới nhất của việc xây dựng các mối quan hệ an ninh liên khu vực, giữa các quốc gia có cùng quan điểm ở châu Á-Thái Bình Dương. Như tôi đã từng viết nhiều lần trong trang này (Diplomat, THS), nó là hợp lưu của một số xu hướng, bao gồm một danh sách ngày càng tăng về những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, cùng sự gia tăng của nhiều loại liên kết hửu hảo, đã xúc tác sự hình thành các liên kết lỏng lẻo hơn giữa các quốc gia trong khu vực, dưới biểu ngữ chiến lược khu vực hoặc triển vọng khu vực, với Ấn Độ-Thái Bình Dương chỉ là một trong những số đó.

Một trong những mối quan hệ chuyển đổi này là giữa Nhật Bản và Việt Nam. Trong vài năm qua, cả hai quốc gia đã và đang thúc đẩy quan hệ an ninh của họ như là một phần của cái gọi là quan hệ đối tác chiến lược rộng lớn, với Việt Nam coi Nhật Bản là một trong những cường quốc quan trọng để kích hoạt chính sách đối ngoại đa phương rộng lớn hơn, và Nhật Bản xem Hà Nội là một nút quan trọng trong ràng buộc lớn hơn với Đông Nam Á và là một phần trong chiến lược Ấn Độ -Thái Bình Dương của mình, vốn có từ hơn một thập niên nay, với nhiệm kỳ đầu tiên của thủ tướng Shinzo Abe từ năm 2006 đến 2007.

Thật vậy, chuyến thăm của tàu ​​ngầm chỉ là một trong những phát triển liên quan đến quốc phòng mà chúng ta đã thấy trong vài năm qua, khi vào năm 2018 hai bên kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao của họ. Những thành tựu đó bao gồm không chỉ là các tiêu đề trên mặt báo, chẵng hạn như hỗ trợ an ninh hàng hải định kỳ, mà còn là những động thái đáng kể bao gồm các cuộc tập trận hải quân mới, những chuyến ghé thăm hải cảng của Nhật Bản, một thỏa thuận về hợp tác bảo vệ duyên hải và các cuộc thảo luận về nhiều thiết bị quốc phòng và hợp tác công nghiệp quốc phòng.

Thứ hai và cụ thể hơn, chuyến viếng thăm của tàu ​​ngầm đúng là biểu hiện mới nhất trong những nỗ lực của Nhật Bản, để đóng vai trò an ninh tích cực hơn trong khu vực, của Thủ tướng Shinzo Abe. Trong khi Tokyo đóng một vai trò như vậy qua nhiều thập niên, đã có sự nhấn mạnh hơn về các khía cạnh nhất định trong những năm gần đây, bao gồm cả việc mở mang quan hệ quốc phòng mạnh mẽ hơn với các nước ở Đông Nam Á như Việt Nam, cũng như đóng một vai trò thiết thực hơn khi nói đến các khu vực trọng tâm như Biển Đông.

Bản thân chuyến viếng thăm của tàu ​​ngầm là minh chứng cho điều này. Trong khi đó, được thảo luận một cách cẩn thận không dính dáng gì đến chuyến thăm Việt Nam, là sự kiện tàu ngầm Kuroshio, cùng với ba tàu khác của Nhật Bản, cũng vừa tham gia vào một cuộc tập trận chống tàu ngầm được tổ chức tại Biển Đông. Những tương tác liên tục khác như vậy cũng đã xảy ra liên quan đến các cường quốc quan trọng, kể cả Hoa Kỳ. Nhật bản có chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương riêng biệt (nguyên bản, the separation) là quan trọng nhưng dù sao thông điệp vẫn rõ ràng.

Thứ ba, chuyến viếng thăm của tàu ​​ngầm cũng là một chỉ báo xa hơn về sự sẵn sàng ngày càng tăng của Việt Nam, nhằm tăng cường quan hệ an ninh (trong giới hạn) với các cường quốc quan trọng, bao gồm cả các cường quốc trong mạng lưới liên minh và đối tác của Hoa Kỳ. Việt Nam cẩn thận hiệu chỉnh các tương tác như vậy với các cường quốc quan trọng để giảm bớt nhu cầu về tàu lớn, và điều này đặc biệt đúng trong trường hợp tương tác với các quốc gia như Hoa Kỳ hoặc Nhật Bản, trước những nhạy cảm có thể phát sinh từ mối quan hệ của Hà Nội với Trung Quốc. Điều này đặc biệt đúng kể từ khi Bắc Kinh nổ lực gia tăng áp lực mạnh mẽ hơn với Hà Nội để đối phó với những suy nghĩ như vậy.

Trong bối cảnh đó, quyết định của Hà Nội chấp nhận chuyến viếng thăm đầu tiên của tàu ​​ngầm là rất quan trọng. Trong khi việc này là cái gì đó được điều chỉnh cẩn thận theo thời gian, thế nhưng , động thái đó rõ ràng sẽ làm cho Bắc Kinh khó chịu, đặc biệt là sự gần gũi của nó với một hoạt động liên quan đến Biển Đông, mà có dính líu đến Nhật Bản. Cũng đáng lưu ý rằng, sự tương tác này nhằm lật ngược tình trạng bị cô lập. Thật vậy, ngay sau chuyến thăm đầu tiên của tàu ​​ngầm Nhật Bản đến Việt Nam, một tàu khu trục Việt Nam bắt đầu viếng thăm Nhật Bản vào cuối tháng Chín cho đến đầu tháng Mười, trong một phát triển đáng kể liên quan đến quốc phòng .

Đúng như thế, những phát triển như vậy phải được trông trước ngó sau, đặc biệt trước thực tế là Việt Nam cũng tham gia tương đối thận trọng hơn trên một số yếu tố khác, trong quan hệ quốc phòng với các cường quốc quan trọng, và thực tế là nó có xu hướng cân bằng những động thái như vậy, với những nỗ lực liên tục để giải quyết quan hệ của nó với Trung Quốc. Tuy nhiên, trước tất cả những lý do nói trên, chuyến thăm đầu tiên của tàu ​​ngầm Nhật Bản tại Việt Nam thì trái ngược với sự phát triển thường lệ.


-----------------------------|||--------------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.