Donald Trump vẫn chưa có chính sách thích đáng đối với châu Á .

Nhưng những phụ tá châu Á ở Washington không chống lại ông ta. 


Ảnh của Econonmist 
Banyan....Ngày 13 tháng 9 năm 2018. ....Theo Economist

Trần Hoàng Sa lược dịch

Chính sách Châu Á được thực hiện như thế nào ở Washington? Câu trả lời đáng buồn là được thực hiện bởi các phụ tá Á châu của Donald Trump, thức dậy mỗi ngày và kiểm tra các tweet của tổng thống . Câu trả lời từ các quan chức cao cấp của ông Trump thì, không phải mọi tuyên bố ( tweet ) của ông Trump về châu Á đều phải được thực hiện theo nghĩa đen. Họ nói rằng các liên minh cũ với Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn đứng vững (mặc dù Trump cằn nhằn), và rằng Mỹ vẫn tin vào việc duy trì một trật tự thế giới mà nhờ đó châu Á đã thịnh vượng. Và bất chấp sự mê tít của tổng thống đối với những nhà lãnh đạo độc tài, họ nói, thực sự Mỹ không nghĩ rằng các nhà lãnh đạo nên hạ gục những kẻ bị tình nghi buôn bán ma túy. Một quan chức giấu tên đã viết tuần trước trong tờ New York Times về "trạng thái ổn định", đang ra sức chống lại sự hỗn loạn và không đúng đắn trong Nhà Trắng. Nhiều phụ tá Châu Á tự coi mình là những người bảo vệ sự ổn định.

Không có phụ tá nào có thể được việc cho tổng thống về các giao dịch của Mỹ với Bắc Triều Tiên. Kể từ hội nghị thượng đỉnh vào tháng 6 với Kim Jong Un, ông Trump đã cố gắng làm mọi thứ theo cách của mình. Người dân Mỹ nhìn thấy Kim lừa ông Trump bằng cách hứa hẹn "phi hạt nhân hóa". Ông Trump ước mơ về một thỏa thuận hòa bình gây ấn tượng, tốt nhất là trước các cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 11, và một giải Nobel. Cả hai ông trùm đều muốn đối phó theo kiểu đại ca. Ngay cả Mike Pompeo, bộ trưởng ngoại giao của ông Trump, cũng có quá ít nhân viên bàn về vấn đề Bắc Triều Tiên, như Douglas Paal của Carnegie Endowment - một tổ chức tư vấn - đánh giá.

Tuy nhiên, đừng thổi phồng việc có bao nhiêu phụ tá châu Á đối lập với mối bận tâm của ông Trump. Trong số các chuyên gia chính sách, một sự đồng thuận của họ là đang trở nên cương quyết đối đầu với Trung Quốc. Các quan chức châu Á chủ chốt của ông Trump, bao gồm Matt Pottinger, cựu phóng viên và là cựu Thủy quân lục chiến phụ trách các vấn đề châu Á tại Hội đồng An ninh Quốc gia, và Randall Schriver, người quan trọng về châu Á tại Lầu Năm Góc, là những con diều hâu đối với Trung Quốc. (Cũng như ứng cử viên thích hợp nhất cho vị trí còn trống, thứ trưởng ngoại giao đặc trách vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, Tướng David Stilwell.) Những người chủ trương cứng rắn trong đối ngoại phàn nàn về dấu chân quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, áp lực của nó đối với Đài Loan và theo đuổi những gì mà họ gọi là "ngoại giao bẫy nợ", thông qua Sáng kiến ​​Vành đai và Đường bộ. Mối quan tâm mới nhất của họ là Trung Quốc giam giữ hàng loạt người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, vùng đất xa xôi về phía tây; điều này chắc chắn là ví dụ điển hình nhất của thế giới về hành động của một chế độ độc tài có công nghệ cao.

Các nhà ngoại giao cứng rắn tin rằng Trung Quốc đang cố gắng làm cho thế giới, theo ngôn ngữ của họ, trở thành một "không gian an toàn" cho các nhà độc tài. Họ ủng hộ đẩy lùi mọi sự chống cự của Trung quốc. Chính phủ đã sỉ vã Trung Quốc hồi tháng trước, khi El Salvador trở thành quốc gia Trung Mỹ muộn nhất, ngã vào những ve vản tán tỉnh của Trung quốc và đe dọa chuyển đổi công nhận ngoại giao từ Đài Loan sang Trung Quốc. Tuần trước, Mỹ đã triệu hồi các phái viên cấp cao của họ từ El Salvador, Cộng hòa Dominica và Panama để “tham vấn”, sau khi các quốc gia đó có ý gạt bỏ Đài Loan (mặc dù Mỹ đã tự phá vỡ quan hệ chính thức với hòn đảo này vào năm 1979). Đối với Biển Đông, chủ tịch Tập Cận Bình đã phá vỡ lời hứa của ông với Barack Obama vào năm 2015, không quân sự hóa các cơ sở của Trung Quốc ở đó. Ông Obama quá mềm với Trung Quốc, người hâm mộ Trump nói. Một số muốn có một lực lượng lớn hơn của Mỹ trong khu vực hàng hải tranh chấp.

Rõ ràng những vấn đề này không phải là mối bận tâm nhiều lắm của ông Trump. Chỉ có thương mại, và thặng dư của Trung Quốc với Mỹ, là chắc chắn làm ông Trump bận tâm. Vì vậy, cái cương quyết đối với Trung Quốc, bao gồm đe dọa mới nhất của ông Trump, áp đặt thuế quan đối với phần lớn thương mại của Trung Quốc với Mỹ, là toàn bộ vấn đề, dù rằng chính sách thương mại không phải do các phụ tá châu Á quản lý, mà do Đại diện thương mại Hoa Kỳ, Robert Lighthizer, người ủng hộ cách tiếp cận của tổng thống.

Thuế quan, hạn chế đối với các khoản đầu tư của Trung Quốc và các công ty mạnh mẽ của người Mỹ ở Trung Quốc mang dây chuyền sản xuất hồi hương: các nhà lãnh đạo Trung Quốc phàn nàn những điều này ngày càng cảm thấy như chính sách ngăn chặn chiến tranh lạnh. Ngày xửa ngày xưa ở Washington, những tranh cãi của những người có lập trường cứng rắn với Trung Quốc đã gọi những thứ đó là “hội nhập để xây dựng”. Nhưng trong sự thất vọng hoặc báo động về chủ nghĩa tư bản nhà nước, hành vi trộm cắp công nghệ và gián điệp tập thể của Trung Quốc, bây giờ, không ai kêu gọi “hội nhập để xây dựng”.

Sau đó, là một sự đồng thuận, - nhưng cuộc đối đầu của chính phủ với Trung Quốc trông giống như con khỉ đột đánh vào ngực mình khi xem xét chiến lược châu Á. Khởi động, nhưng không ai rõ các biện pháp cụ thể mà chính phủ muốn Trung Quốc phải thực hiện là gì.

Đối với chính sách “Ấn độ -Thái Bình Dương tự do và cởi mở” được ông Trump công bố tại hội nghị thượng đỉnh hàng năm của khu vực APEC vào năm ngoái, được mong đợi thể hiện cam kết của ông ấy với Châu Á khi Trung Quốc nổi lên, các chuyên gia đã phải vật lộn để hiểu được Trump về sự đề cập của ông kể từ đó. Trong thực tế, ông Trump thậm chí không tham dự cuộc họp như vậy trong năm nay. Khi họ nói tại các cuộc họp châu Á này, điều gì lộ ra ở đó mới là phần quan trọng. Các trợ lý của ông Trump dường như không thể giúp ông ta nhận thấy được điều đó.


-----------------------------|||-----------------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.