Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ kéo dài hơn một năm.

Các nhà kinh tế dự đoán, Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ kéo dài hơn một năm.
Nền kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ giảm nhẹ 0,3 điểm xuống còn 6,3% vào năm 2019.

Nhiều chuyên gia tin rằng chiến tranh thương mại sẽ tồn tại trong một thời gian dài, có khả năng kềm hãm nền kinh tế của Trung Quốc. © Reuters
 TAKESHI KIHARA, Nikkei.....Ngày 04 tháng 10 năm 2018 17:14 JST....Theo Asian Review

Trần H Sa lược dịch

HONG KONG - Những lo ngại có thể xảy ra cho nền kinh tế Trung Quốc đang lan rộng, do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc , theo một cuộc khảo sát chung của các nhà kinh tế chuyên tập trung vào Trung Quốc, của Nikkei và Nikkei Quick News.

Các nhà kinh tế dự đoán rằng tổng sản phẩm quốc nội của nước này tăng trung bình 6,6% trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9, giảm nhẹ từ 6,7% trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6.

Nhiều chuyên gia tin rằng chiến tranh thương mại sẽ tồn tại trong một thời gian dài, có khả năng kềm hãm nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Mỹ và Trung Quốc đã đánh thuế trả đũa nhau lên giá trị hàng hóa của nhau, và động lực dành cho đối thoại giữa hai nước đang mờ dần. Sự suy thoái trong tâm lý của các nhà sản xuất là một tác động đang nổi lên dần dần trong nền kinh tế Trung Quốc.

"Chiến tranh thương mại là rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc, không chỉ đối với lĩnh vực xuất khẩu mà còn cả đối với chuỗi cung ứng liên quan", Iris Pang, một nhà kinh tế chuyên tập trung vào Greater China tại Ngân hàng ING cho biết. "Trong số tất cả các doanh nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ [SMEs] sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Kết quả là, sản xuất và đầu tư vào lĩnh vực sản xuất sẽ tăng chậm hơn".

Những cải cách cơ cấu mà Bắc Kinh khởi xướng trước khi cuộc chiến thương mại nổ ra, đã trở thành cú đánh chí mạng đang làm tăng thêm áp lực cho nền kinh tế đi xuống.



Yao Wei, giám đốc kinh tế Trung Quốc tại Societe Generale Corporate and Investment Banking, nói, "Nhiều dấu hiệu suy thoái kinh tế đã nổi lên khi các chính sách cắt giảm bắt đầu có hiệu lực." Bà nói thêm rằng "căng thẳng thương mại dường như không được giải quyết nhanh chóng và có thể bắt đầu gây ra những sự cố về nguyên vật liệu đối với hàng xuất khẩu".

Ước tính tăng trưởng cả năm 2018 là 6,6%. Tăng trưởng cho năm 2019 và 2020 lần lượt là 6,3% và 6,2%. Những con số này không thay đổi so với cuộc khảo sát trước đây được tiến hành vào tháng Sáu. Tuy nhiên, sự suy giảm là điều không tránh khỏi, so với mức tăng trưởng 6,9% trong năm 2017.

Các nhà kinh tế đã đo lường tác động của cuộc chiến thương mại theo một kịch bản căn bản, qua đó nền kinh tế Trung quốc đang chậm lại ở một mức độ vừa phải.

Cọ xát thương mại với Hoa Kỳ được xem là vẫn tiếp tục, và điều này sẽ là một cản trở không thể tránh khỏi cho sự tăng trưởng. Tuy nhiên, các biện pháp kích thích trong chính sách gần đây sẽ bù đắp lại sự thiệt hại từ thương mại, bằng cách thúc đẩy nền kinh tế trong nước, điều này sẽ ngăn chặn sự suy thoái quá đà ”, giám đốc kinh tế của ngân hàng Singapore, Richard Jerram, cho biết.

Đảng Cộng sản Trung Quốc trong cuộc họp của Bộ chính trị vào tháng Bảy đã quyết định tiếp tục chủ động các chính sách tài chính tích cực giải quyết khó khăn cùng các biện pháp tiền tệ thận trọng và lừng khừng, như là phương tiện để hỗ trợ nền kinh tế.

"Hướng đó sẽ giúp cải thiện tâm lý tiêu cực trong thị trường tài chính và ổn định hệ thống tiền tệ của Trung quốc trong suốt ba tháng cho đến tháng 12", Cheng Shi, kinh tế gia trưởng và trưởng nhóm nghiên cứu tại ICBC International cho biết. Cheng nói tiếp : "Tác động tích cực của các biện pháp này sẽ trở nên rõ ràng trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau, sau khi chúng trực tiếp kích thích đầu tư và tiêu dùng."

Fan Xiaochen, một giám đốc tại ngân hàng MUFG, cũng tỏ ra tin cậy đối với các biện pháp này. "Các biện pháp tài chính, tiền tệ lành mạnh và chủ động sẽ giúp thu hút đầu tư mới, và nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ ổn định hơn 6%", Fan nói.

Mặt khác, một số nhà phân tích vẫn thận trọng. "Chúng tôi hy vọng sự tăng trưởng trong cơ sở hạ tầng sẽ phục hồi từ mức thấp nhưng vẫn duy trì tăng trưởng một con số trong năm tới", Peter So, giám đốc điều hành và đồng nghiên cứu tại CCB International Securities cho biết.

Yếu tố nguy cơ có khả năng gây áp lực làm cho nền kinh tế Trung Quốc giảm mạnh là khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có khả năng xấu đi - một số lượng lớn nhất các nhà phân tích được khảo sát đã chọn câu trả lời này từ một số lựa chọn khác.

Các nhà kinh tế hy vọng sự kích thích sẽ khởi động vào cuối năm nay để củng cố nền kinh tế Trung Quốc. © Reuters
Aidan Yao, một nhà kinh tế cao cấp ở "châu Á mới nổi" tại AXA Investment Managers Asia Limited cho biết: "Chúng tôi ước tính rằng một cuộc chiến thương mại toàn diện có thể làm giảm 1,5% GDP của Trung Quốc trong 12 tháng tới."

Nhìn chung, các nhà phân tích vẫn bi quan về tương lai của tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khi được hỏi về triển vọng xung đột trong 12 tháng tới, chỉ có 5 trong số 16 nhà phân tích cho biết nó sẽ lắng dịu sau cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ vào tháng 11, trong khi đó 6 người cho biết tình hình sẽ không thay đổi và dự báo thậm chí nó sẽ còn tệ hại hơn.

"Cả Mỹ lẫn Trung Quốc dường như không quá quan tâm đến một thỏa thuận. Với quyết tâm của Trump nhằm điều chỉnh thâm hụt thương mại và gặp khó khăn ngày càng tăng đối với đối thủ Trung Quốc, chúng tôi hy vọng ông ấy sẽ đi xa hơn và xem xét kỷ thuế quan trên 260 tỷ đô la còn lại". Susan Joho, nhà kinh tế học tại Julius Baer nói.

Kenny Wen, nhà chiến lược quản lý tài sản tại Everbright Sun Hung Kai, nói rằng ngay cả khi căng thẳng giảm bớt sau cuộc bầu cử giữa kỳ, một trận chiến có thể bùng nổ trên lãnh vực công nghệ và tiền tệ, trong trường hợp này Mỹ sẽ nhắm vào Trung Quốc.

Do tác động của cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đối với nền kinh tế Trung Quốc vốn không có nhiều lựa chọn, nhiều nhà kinh tế đã chọn cách hà hơi cho các nhà xuất khẩu và các ngành công nghiệp công nghệ cao. Xie Yaxuan tại China Merchants Securities bày tỏ lo ngại rằng các mức thuế bổ sung của Mỹ sẽ nhắm vào ngành công nghệ cao, là ngành quan trọng nhất của Trung Quốc trong dài hạn.

Nhiều nhà kinh tế kỳ vọng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) có khả năng sẽ tiếp tục chính sách nới lỏng tiền tệ . Hầu hết các nhà kinh tế dự đoán rằng PBOC sẽ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc - tỷ lệ tiền gửi phải được nắm giữ bởi các ngân hàng thương mại trong 12 tháng tới - từ 0,25 - 0,5 phần trăm trong nhiều lần.

"Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) quan tâm về triển vọng tăng trưởng, do đó những nỗ lực cắt giảm bị loại bỏ và" ổn định kinh tế "đã được đặt ưu tiên hàng đầu," Sean Taylor, giám đốc đầu tư châu Á-Thái Bình Dương tại DWS nói.

So với cuộc khảo sát trước đó, nhiều nhà kinh tế dự kiến ​​đồng nhân dân tệ sẽ suy yếu so với đồng đô la . Dự báo trung bình cho nhân dân tệ là 6,85 / 1 usd cho đến cuối năm 2018, 6,85/ 1 usd cho đến cuối năm 2019, và 6,71 / 1 usd cho đến cuối năm 2020.

*****

Các nhà kinh tế trả lời khảo sát là: Arjen van Dijkhuizen, Chuyên gia kinh tế cao cấp, Ngân hàng ABN AMRO; Aidan Yao, Chuyên gia kinh tế châu Á mới nổi, Giám đốc đầu tư AXA Asia Limited; Paul Tang, Kinh tế gia trưởng, Ngân hàng Đông Á; Richard Jerram, Kinh tế gia trưởng, Ngân hàng Singapore;Peter So, Giám đốc Điều hành và Đồng Trưởng phòng Nghiên cứu, Công ty TNHH Chứng khoán Quốc tế CCB; Xie Yaxuan, Buôn bán chứng khoán Trung quốc; Kevin Lai, Daiwacm; Chris Leung, Giám đốc điều hành và Giám đốc kinh tế Trung Quốc, Nhóm nghiên cứu, Ngân hàng DBS (Hong Kong) Limited; Sean Taylor, Giám đốc Đầu tư, Châu Á Thái Bình Dương, DWS; Kenny Wen, Nhà chiến lược quản lý tài sản, Everbright Sun Hung Kai; Brian Coulton, Kinh tế gia trưởng, Fitch Ratings; Thomas Shik, Kinh tế gia trưởng, Trưởng phòng Nghiên cứu Kinh tế, Ngân hàng Hang Seng; Frederic Neumann, Đồng Trưởng nhóm Nghiên cứu Kinh tế Châu Á, HSBC; Cheng Shi, Kinh tế gia trưởng, Giám đốc điều hành và Trưởng phòng nghiên cứu, ICBC International;Iris Pang, Economist, Greater China, Ngân hàng ING; David Rees, Chiến lược gia các thị trường mới nổi, J. Safra Sarasin; Susan Joho, Chuyên gia kinh tế, Julius Baer; Ken Chen, Chuyên viên phân tích kinh tế Trung Quốc, KGI Asia Limited; Veasna Kong, Trợ lý Giám đốc và Chuyên gia kinh tế, Moody's Analytics; Robin Xing, Giám đốc kinh tế Trung Quốc, Morgan Stanley; Xiaochen Fan, Giám đốc, Ngân hàng MUFG; Ting Lu, Giám đốc kinh tế Trung Quốc, Nomura; Yao Wei, nhà kinh tế Trung Quốc tại Societe Generale Corporate and Investment Banking; Shuang Ding, Giám đốc nghiên cứu kinh tế Trung Quốc, Ngân hàng Standard Chartered (HK) Limited; Tetsuji Sano, Kinh tế gia trưởng Châu Á, Trung tâm nghiên cứu châu Á, Quản lý tài sản Sumitomo Mitsui (Hong Kong); và Tao Wang, Giám đốc nghiên cứu kinh tế Trung Quốc, UBS.


----------------------------|||---------------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.