Hành động cân bằng khó khăn của Nhật Bản giữa Mỹ và Trung Quốc

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
 IAN BREMMER. 18 THÁNG 10 NĂM 2018 Theo Eurasia group

Trần H Sa lược dịch

Bất chấp những gì bạn có thể đã nghe từ một Tổng thống Mỹ khó xác định, cuộc chiến tranh thương mại đều gay go cho cả hai và khó khăn để giành chiến thắng. Thậm chí còn nhiều gay go hơn nửa ? Đầu tư vào kết quả của cuộc chiến thương mại nhằm hạn chế khả năng bị ảnh hưởng bởi nó. Trường hợp điển hình : Nhật Bản, nước đang chú ý đến bộ phim thương mại đầy kịch tính đang diễn ra giữa Trung Quốc và Mỹ với sự quan tâm ngày càng tăng.

Theo Trung tâm nghiên cứu Pew, chỉ có 24% người dân Nhật Bản có niềm tin vào Tổng thống Mỹ Donald Trump; niềm tin của họ đối với chủ tịch Trung Quốc Xi Jinping hầu như không bẻ gảy nổi hai con số ở mức 11%. Nhưng ngay cả khi giả như Nhật Bản có thêm niềm tin vào những người có ý nghĩa quan trọng hơn tham gia, thì Tokyo cũng sẽ có mọi điều đúng đắn để bực mình. Nếu mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ chuyển hướng tồi tệ hơn một cách đầy kịch tính, Nhật Bản sẽ ở đỉnh nhọn của ngọn giáo. Về mặt kinh tế, hai nước Mỹ Trung đại diện cho các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản, vào khoảng 20% cho ​​mỗi thị trường. Về mặt địa chính trị, sự gần gũi với Trung Quốc và việc phụ thuộc của nó vào một nước Mỹ, mà Tổng thống Mỹ cho thấy sự thiếu cam kết với các đồng minh lâu đời, và thiếu cam kết với các nghĩa vụ theo hiệp ước, làm cho Nhật bản dễ bị tổn thương.

Nhật Bản hiểu điều này và đã làm rất lâu trước khi phần còn lại của thế giới bắt gặp. Đó là lý do Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhảy lên chuyến bay đầu tiên đến Thành phố New York sau chiến thắng bầu cử của Trump. Ngay cả trước khi Trump tuyên thệ nhậm chức, Abe hiểu rằng đối với ông ấy, các liên minh được xây dựng trên các mối quan hệ cá nhân và trao đổi giao dịch, chứ không phải là mối quan hệ lịch sử.

Cho đến nay, Abe đã làm được nhiều, như mọi người có thể mong đợi một nhà lãnh đạo Nhật Bản phải làm một cách hợp lý để phù hợp với thực tế đó. Ông đã gặp Trump nhiều hơn bất kỳ nhà lãnh đạo nào khác trên thế giới ; khi Abe đến thăm Mar-a-Lago mùa xuân năm ngoái, Trump thề sẽ ủng hộ Nhật Bản vì Abe là “người bạn tốt của mình”. Nhật Bản đã tham gia cùng Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu trong việc đồng tài trợ đề xuất cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới, để tăng cường thực thi chống lại các quốc gia trợ cấp cho một số ngành công nghiệp, một cú đánh rõ ràng vào Trung Quốc. Và không giống như EU, Nhật Bản đã có cách tiếp cận kiềm chế hơn nhiều đối với thuế thép và nhôm của Trump, đẩy lùi chúng một cách lặng lẽ trong khi đồng thời báo hiệu cho Chính quyền Hoa Kỳ rằng, Nhật sẵn sàng tham gia đàm phán thương mại song phương chính thức mà qua đó ưu tiên cho Trump.

Nhưng Abe cũng hiểu rằng Tổng thống Mỹ hiện nay là người tầm thường nếu không phải là đồng bóng, có nghĩa là ông cần phải phòng vệ. Không phải ngẫu nhiên mà Nhật Bản vừa thông báo Abe sẽ đi Trung Quốc vào ngày 25 tháng 10, chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông trong bảy năm, bao gồm một phái đoàn thương mại 579 công ty và nhiều nhà lãnh đạo kinh doanh chủ chốt. Thậm chí còn nói về khả năng Nhật Bản gia nhập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á của Trung Quốc (AIIB), AIIB là câu trả lời của Bắc Kinh đối với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới tại Washington. Dưới thời Barack Obama, Mỹ từ chối tham gia ngân hàng phát triển này, ngay cả khi các đồng minh châu Âu như Pháp, Đức và Anh đã quyết định đăng ký. Hồi đó, Nhật Bản đã nhanh chóng đứng cùng với Mỹ. Bây giờ thời thế thay đổi và những tính toán chính trị đi theo cùng với chúng.

Tất nhiên, thực tế tình hình bấp bênh của Nhật Bản là rằng, chiến lược bảo hiểm rủi ro này chỉ hoạt động chừng nào mà quan hệ Mỹ-Trung không hoàn toàn trật khỏi đường ray. Nếu điều đó xảy ra, Nhật Bản sẽ có ít sự lựa chọn nhưng phải ũng hộ Hoa Kỳ, đồng minh thân cận của họ - nhưng từ một quan điểm yếu kém chứ không mạnh mẽ. Và nếu bạn không nghĩ đến vấn đề đó đối với một người như Trump, bạn đã không chú ý đủ. Chờ xem điều thú vị sắp xảy ra ở đây. Nhật Bản chắc chắn sẽ là thế.

Ian Bremmer
Ian Bremmer là chủ tịch và là người sáng lập Eurasia Group, một công ty chuyên tư vấn và nghiên cứu rủi ro chính trị toàn cầu hàng đầu . Ông là một nhà lãnh đạo và là tác giả của nhiều ý kiến, thường xuyên bày tỏ quan điểm của ông về các vấn đề chính trị trong các bài phát biểu trước công chúng, xuất hiện trên truyền hình và các ấn phẩm hàng đầu, trong đó có tạp chí Time, nơi ông là chuyên gia ngoại giao và là tổng biên tập .







--------------------------------|||---------------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.