Tại sao các nước dân chủ đang quay lại chống "Vành đai và Con đường" của Trung quốc.

Tham nhũng, Nợ và Phản ứng. 

Tập Cận Bình tại Diễn đàn "Vành đai và Con đường" tại Bắc Kinh, tháng 5 năm 2017./DAMIR SAGOLJ / REUTERS 
Tác giả : Christopher Balding. 24 / 10 / 2018. Theo Foreign Affairs

Trần H Sa lược dịch

Sáng kiến ​​"Vành đai và Con đường" của Trung Quốc (BRI), một dự án đầu tư quốc tế khổng lồ được chào hàng bởi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình , được cho là để thiết lập sức mạnh mềm của Trung Quốc. Kể từ cuối năm 2013, Bắc Kinh đã đổ ra gần 700 tỷ nhân dân tệ vào hơn 60 quốc gia (theo nghiên cứu của RWR Advisory), phần lớn dưới dạng các dự án cơ sở hạ tầng có quy mô khổng lồ và các khoản vay cho các chính phủ mà họ sẽ phải vật lộn khó khăn để trả nợ cho Trung quốc. Ý tưởng là để thu hút các nước này thân cận với Bắc Kinh nhiều hơn trong khi thúc đẩy sức mạnh mềm của Trung Quốc ở nước ngoài.

Tuy nhiên, ngày nay, Trung Quốc phải đối mặt với một phản ứng dữ dội đối với BRI ở ngay trong nước và nước ngoài. Nhiều người Trung Quốc phàn nàn về chi tiêu lãng phí của sáng kiến. Trên phạm vi quốc tế, một số phản ứng dữ dội là địa chính trị, khi các nước phát triển cảnh giác với ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh. Nhưng phần lớn nó chỉ đơn giản là chính trị. Không giống như phương Tây cho vay,Trung Quốc không yêu cầu các đối tác của nó phải đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt, liên quan đến tham nhũng, nhân quyền hoặc tính bền vững về tài chính. Cách tiếp cận đầu tư không ràng buộc này đã thúc đẩy tham nhũng trong khi gây cho các chính phủ gánh nặng các khoản nợ quốc gia không thể trả được. Và công dân của nhiều quốc gia BRI đã phản ứng với sự tức giận đối với Trung Quốc - một sự tức giận mà bây giờ cảm thấy được bản thân nó trong các cuộc bầu cử. Không mở rộng được quyền lực mềm của Trung Quốc chút nào, BRI dường như đang đạt được điều ngược lại.

Cuộc bầu cử của Malaysia vào tháng 5 năm 2018 đã kết tinh những lo ngại về sức mạnh của Trung Quốc vốn được xây dựng trong các nước khách hàng của BRI. Mahathir Mohamad đã đánh bại thủ tướng đương nhiệm, Najib Razak bằng cách công khai vận động chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc. Ông chỉ trích Razak phê duyệt các dự án cơ sở hạ tầng BRI đắt tiền mà qua đó đòi hỏi phải vay mượn với số lượng đáng kể từ Trung Quốc, thông qua việc này Razak luôn tạo ra một ảo giác về phát triển trong khi ông và các cộng sự của ông cướp bóc kho bạc của nhà nước. Kể từ khi nhậm chức vào tháng Năm, Mohamad đã hủy bỏ hai dự án lớn nhất của Trung Quốc tại Malaysia - một đường sắt trị giá 20 tỷ đô la và một đường ống dẫn khí tự nhiên trị giá 2,3 tỷ đô-la - với lý do nước này không có khả năng chi trả.

Phản ứng dữ dội không chỉ giới hạn ở Malaysia. Pakistan nhận được khoản đầu tư trị giá 62 tỷ đô la Mỹ vay từ Trung quốc để tài trợ cho các dự án, bao gồm cơ sở hạ tầng đường cao tốc và đường sắt cùng một cảng biển ở Gwadar, và đã được các ngân hàng Trung Quốc bảo lãnh cho vay bằng nhiều cách. Sự bất lực ngày càng tăng của Pakistan trong việc trả tiền lải cho nợ quốc tế của mình, vốn nổi lên do việc cho vay của Trung Quốc, đã thúc đẩy một số tình cảm chống BRI ở Pakistan - mặc dù điều này không trở thành một vấn đề vận động tranh cử lớn trong cuộc bầu cử của Pakistan hồi tháng Bảy. Chính phủ mới của thủ tướng dân túy Imran Khan không đi theo Malaysia trong việc phá vỡ quan hệ kinh tế với Trung Quốc, nhưng nó đang đánh giá lại mọi lựa chọn để trả nợ, bao gồm cả khả năng đình chỉ hoặc hoãn trả nợ. Do món nợ với BRI, Pakistan hiện đang lên kế hoạch tham gia đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để được cứu trợ, bất chấp sự phản đối ban đầu của Khan, khi làm như vậy.

Maldives cũng vậy, gần đây đã giám sát chặt chẽ hơn các dự án BRI. Vào tháng 9, cử tri đã lật đổ tổng thống độc tài của nước này, Abdulla Yameen; ủng hộ nhà cải cách dân chủ Ibrahim Solih. Cuộc bầu cử của Solih đã mang lại việc tái đánh giá các khoản vay nặng nề của Yameen từ Trung Quốc, điều mà nhiều người lo lắng đã xúi giục quan chức tham nhũng và sẽ đặt đất nước hoàn toàn ở dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh. Solih thề sẽ xem xét lại một số dự án BRI của Maldives, và mặc dù ông không có khả năng rút lại các thỏa thuận to lớn với Trung Quốc trị giá 1,3 tỷ đô-la - bao gồm một cây cầu dài dẫn tới sân bay ở thủ đô Male -  rõ ràng ông ấy đang đánh giá lại mối quan hệ của quốc gia mình với Bắc Kinh.

Ngay cả ở những chính phủ không có thay đổi nhân sự, họ vẫn trở nên mạnh mẽ hơn trong việc cho vay của BRI. Vào tháng Tám, Kenya bắt đầu triệt phá tham nhũng liên quan đến tuyến đường sắt do Trung Quốc xây dựng, kết nối Nairobi và Mombasa, bắt giữ các quan chức địa phương đã sử dụng dự án để hốt bạc một cách bất chính. Các nước khác, chẳng hạn như Uganda và Zambia , cũng bắt đầu lo lắng. Vào tháng 6, nhà tư vấn của Zambian, Trevor Simumba, cảnh báo rằng việc Zambia vay từ Trung Quốc sẽ nhanh chóng trở nên không bền vững và bày tỏ lo ngại về "sự thiếu minh bạch trong nhiều hạng mục then chốt" ở các khoản vay. Các quốc gia này đang bắt đầu lo lắng không chỉ về chi phí của các dự án BRI, chẳng hạn như mở rộng đường cao tốc gần đây của Uganda - trong đó chính phủ vay tiền của Trung Quốc để trả tiền cho các công ty Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng ở mức giá cao hơn thị trường — mà còn lo ngại về tính bền vững của gánh nặng nợ nần của quốc gia họ, được cho là làm lợi cho đầu tư của Trung Quốc.

Sai lầm là gì ?

Đầu tư sức mạnh mềm to lớn của Trung Quốc trở nên bị xa lánh như thế nào từ mỗi quốc gia mà nó cho là đang giúp đỡ ?

Một lý do là các quốc gia đã trở nên khôn ngoan hơn với các điều khoản tài chính liên quan đến BRI. Trong giai đoạn đầu của sáng kiến, nhiều quốc gia nhận thấy vốn của Trung Quốc là miễn trả lải — hoặc ít nhất là chi phí thấp. Trong thực tế, Trung Quốc thường cho vay trên mức giá thị trường so với các ngân hàng cho vay ưu đãi, chẳng hạn như Ngân hàng Thế giới, vốn chậm chạp trong việc cho vay vì lo ngại về việc mức nợ gia tăng. Ở Pakistan, lãi suất nợ chính thức (như được thiết lập bởi ngân hàng trung ương) tăng lên 5 phần trăm, trong khi một số dự án BRI được đảm bảo lợi nhuận ít nhất là 30 phần trăm.

Các nước có đầu tư của BRI cũng lo ngại về cách thức Trung Quốc hoạt động như là một đối tác đầu tư, như thế nào. Vào năm 2017, Sri Lanka đã cho phép Trung Quốc thuê 99 năm ở một trong các hải cảng của mình để tránh bị vỡ nợ trong các khoản vay của BRI. Kể từ đó, các quốc gia đã lo lắng về các phân khúc có thể có trong việc không trả nổi nợ cho Bắc Kinh. Họ cũng trở nên thất vọng vì thiếu sự cẩn thận của các chính quyền địa phương và sự khăng khăng nặng nề của Trung Quốc về các hợp đồng đấu thầu đơn phương , qua đó buộc các nước phải hợp tác với các công ty Trung Quốc, cùng các điều khoản bảo lãnh bằng chủ quyền, qua đó chuyển rủi ro cho các quốc gia đối tác chứ không phải cho các công ty Trung Quốc.

Một trong những điểm yếu chính của BRI là điểm chào hàng đầu tiên của nó: cách tiếp cận không ràng buộc nổi tiếng của Trung Quốc với các chính phủ đối tác. Các nước đang phát triển từ lâu đã gặp khó khăn trong việc nhận các dự án được chấp thuận và tài trợ bởi các nhà cho vay lớn ở phương Tây - bao gồm IMF, Ngân hàng Thế giới và các cơ quan phát triển song phương như USAID - do các biện pháp an toàn như yêu cầu về tính bền vững của nền tài chính, báo cáo đánh giá môi trường và kiểm soát chống tham nhũng . BRI mời chào một lối đi vòng quanh bỏ qua các yêu cầu này. Nhưng các yêu cầu tồn tại vì một lý do: các cơ quan tài trợ phương Tây đã gắn bó với chúng dần dần theo thời gian, dựa trên kinh nghiệm, để giảm nguy cơ thất bại.

Ngược lại, việc Trung Quốc từ chối yêu cầu các biện pháp an toàn hợp lý cho các dự án BRI của họ đã nuôi dưỡng chủ nghĩa độc tài, tham nhũng, nợ nần và theo đuổi các dự án không thực tế hoặc không bền vững về kinh tế. Khi các bằng chứng tham nhũng mạnh mẽ  nổi lên trong các dự án đầu tư lớn, công dân ở các nước BRI đã xem Trung Quốc như là được hưởng lợi cả hai,  từ tham nhũng và tạo thuận lợi cho tham nhũng. Ở những quốc gia có ít nhất một số giám sát dân chủ đối với chính phủ, như Kenya, Malaysia, Pakistan và Zambia, cử tri có quyền với các nhà lãnh đạo chịu trách nhiệm. Các chính phủ vẫn nắm giữ quyền lực đang xem xét cẩn thận các dự án, lệ phí và tổng mức nợ. Nói cách khác, với những người cho vay Trung Quốc không muốn đòi hỏi trách nhiệm giải trình, thì cử tri đang làm điều đó đối với chính phủ.

Bài học để yêu thích dân chủ

Phản ứng dữ dội quốc tế không phải là vấn đề duy nhất đối với BRI. Bên trong chính Trung Quốc, đã gia tăng sự cằn nhằn về việc hào phóng dành cho các nước BRI. Với việc Bắc Kinh đưa hàng tỷ đô la chi tiêu ở nước ngoài, nhiều người Trung Quốc đang hỏi tại sao số tiền đó không được sử dụng để giải quyết các vấn đề trong nước, chăm sóc sức khỏe, nhà ở và giáo dục. Dữ liệu chỉ ra rằng các ngân hàng Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài thường vay bằng đô la Mỹ chứ không phải rút từ dự trữ ngoại tệ chính thức, nhưng các nhà phê bình Trung Quốc có thể được tha thứ vì không hiểu rõ về thị trường vốn toàn cầu khi chính phủ của họ công bố chi tiêu và đầu tư lớn của Trung quốc ở hải ngoại.

Các nhà trí thức, chẳng hạn như giáo sư luật tại Đại học Thanh Hoa, Xu Xangrun, cũng đã nêu lên quan ngại về nhận thức rằng Bắc Kinh đang thúc đẩy tham vọng viện trợ nước ngoài gây bất lợi cho chi tiêu trong nước. Những người khác, chẳng hạn như nhà khoa học chính trị Zheng Yongnian, đã cảnh báo rằng những lời lẽ khoa trương xung quanh BRI có thể làm cho các nước khác sợ rằng Trung Quốc đang tìm kiếm quyền bá chủ. Vẫn còn các nhà phân tích khác của Trung Quốc đã chỉ trích việc thiếu các tiêu chuẩn địa phương bao gồm mọi thứ, từ sự bền vững tài chính đến tác động môi trường. Với các phương tiện truyền thông có kiểm soát, có thể một số chỉ trích công khai về sáng kiến ​​chính sách đối ngoại của Xi có thể là một nghệ thuật phê phán bóng bảy của chính Xi. Trớ trêu thay, chương trình nhằm thúc đẩy sức mạnh mềm của Trung Quốc đang thúc đẩy một mối quan tâm chưa từng có ở trong nước và quốc tế.

Mặc dù các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đưa ra một số suy nghĩ về cách họ có thể cải thiện nhận thức về BRI ở các nước đối tác, có rất ít bằng chứng cho thấy họ nắm bắt được thực tế tài chính và chính trị đang định hình những phản ứng dữ dội. Việc cho vay bằng đô la Mỹ buộc các nước tiếp nhận phải quản lý thặng dư đô la để trả nợ cho Trung Quốc, nhưng nhiều quốc gia thiếu khả năng quản lý thặng dư như vậy. Nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng dài hạn, có thể mất nhiều năm để hoàn thành và yêu cầu các ngân hàng Trung Quốc gia hạn việc thanh toán nợ, nhưng Bắc Kinh đã chứng minh rằng nó dự kiến ​​phải được hoàn trả đúng hạn hoặc sẽ có biện pháp trừng phạt như đã xảy ra tại Sri Lanka. . Cuối cùng, nhiều quốc gia BRI hoạt động theo các hệ thống của chính phủ, cho phép công dân nói lên sự không hài lòng của họ, dù thông qua báo chí hay thùng phiếu. Chưa bao giờ sử dụng đến giám sát dân chủ và chỉ trích, Trung Quốc đang đấu tranh để bán sáng kiến sức mạnh mềm ở những nơi mà nó không thể che giấu nổi những chi tiết đáng xấu hổ hoặc phiền phức.

Kể từ khi bắt đầu BRI, Bắc Kinh thích thú xem những lời chỉ trích như là không khác gì hơn việc phương Tây từ chối chấp nhận sự nổi lên của Trung Quốc. Tuy nhiên, ngày nay, những mối quan tâm không đến từ phương Tây mà là từ châu Phi và châu Á, nơi mà các chính phủ đang tuyệt vọng để ngăn chặn những vấn đề nợ nần tăng vọt và cơn thịnh nộ của người dân. Nếu Bắc Kinh tìm cách xuất khẩu mô hình Trung Quốc hoặc đánh bóng danh tiếng của nó trên thế giới, nó sẽ phải học cách làm việc với các nền dân chủ, cho dù Trung Quốc có thích họ hay không.


---------------------------------|||--------------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.