Trump, những vấn đề lặp lại, đẩy Nhật Bản ra khỏi Trung Quốc

Áp lực thương mại của Tổng thống Mỹ, thêm vào các rào cản kinh doanh hiện tại, khiến Trung Quốc kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư của Nhật Bản 

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (Trái) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi lắng nghe một diễn giả thuyết trình tại hội nghị thượng đỉnh hàng năm Ấn Độ-Nhật Bản vào ngày 14 tháng 9 năm 2017. Ảnh: AFP / Prakash Singh
 WILLIAM PESEK TOKYO, NGÀY 15 THÁNG 10 NĂM 2018. Theo Asia Times

Trần H Sa lược dịch

Chứng khoán Mizuho của Nhật Bản vừa tung ra một quỹ đầu tư với tập đoàn Tata của Ấn Độ. Mitsubishi Corp đang đặt cược lớn vào bất động sản Chennai.

SoftBank Group đang mê say đưa vào một tỷ đô la ở các khách sạn quanh quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới. Và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản đang đặt cược lớn vào các chuyến tàu cao tốc trong nền kinh tế số 3 của châu Á.

Thủ tướng Shinzo Abe, trong khi chờ đợi, đang đẩy mạnh cuộc tấn công quyến rũ với đối tác Ấn Độ Narendra Modi. Các dấu hiệu cũng là, rằng chiến thắng bầu cử gần đây của Abe đã nâng tỷ lệ cược Tokyo xoay trục khỏi Trung Quốc, chuyển sang Ấn Độ sẽ không chỉ tiếp tục - mà còn sâu hơn.

Điều này cũng được thực hiện với Đông Nam Á. Mặc dù Trung Quốc được quãng cáo rầm rộ, Nhật Bản lại một lần nữa thống trị đầu tư cơ sở hạ tầng ở Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Nhật Bản của Abe đang lặng lẽ xâm nhập vào “Vành Đai, Con Đường” của Xi Jinping và các sáng kiến ​​của Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á.

Điều gì khiến Tokyo nhìn ra khỏi Trung Quốc? Nó không chỉ là cuộc chiến thương mại của Donald Trump.

Những lý do không đầu tư vào Trung Quốc

Giả dụ như, các tập đoàn Nhật Bản đã chú ý đến các lựa chọn thay thế Trung Quốc, đối tác thương mại chính của nó, trong những năm gần đây. Nhưng hiếm khi mãnh liệt hơn sau chiến thắng của Trump trong cuộc bầu cử gây sốc vào năm 2016.

Chủ nghĩa dân tộc là một phần của nó. Abe nhậm chức vào năm 2012 có vẻ như nhắc nhở Xi của Trung Quốc rằng ai là ông chủ ở châu Á. Vào năm 2013, ông đã nhấn mạnh quan điểm với một cuộc hành hương đến ngôi đền gây tranh cãi, Yasakuni, mà hàng xóm xem như là một biểu tượng xâm lăng trong thời chiến của Nhật Bản. Abe đến thăm một địa điểm là nơi cất giữ thiêng liêng linh hồn của 14 tội phạm chiến tranh “Hạng A”, bao gồm Tướng Hideki Tojo, từng gây cho Bắc Kinh tức giận .

Vụ sụp đổ cổ phiếu Thượng Hải năm 2015 đã khiến cho chính phủ Abe có động lực mạnh mẽ trong việc đặt ít trứng hơn vào rổ Trung Quốc. Những lo ngại về một sự tính toán của Trung Quốc thêm vào những lo ngại về các hoạt động thương mại không công bằng của Bắc Kinh - chẳng hạn như trợ cấp khổng lồ cho các doanh nghiệp nhà nước, thao túng tiền tệ, cưỡng bức liên doanh và yếu kém trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Tokyo cũng chùn lại trước cách thức mà chính phủ Xi trả thù chống lại việc Seoul tổ chức một hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối của Hoa Kỳ được gọi là Terminal High Altitude Area Defense, hay THAAD. Đội ngủ của Abe rất kinh ngạc khi Bắc Kinh hủy bỏ các nhóm du lịch đến đảo Jeju và Busan, tước giấy phép thị thực của ngôi sao K-pop và cường điệu hóa việc tẩy chay xe Hyundai và rất nhiều cửa hàng bách hóa của tập đoàn Nhật - Hàn thương hiệu Lotte.

Mặc dù vậy, gần đây hơn, cuộc tấn công thương mại của Trump vào Trung Quốc đã làm cho các tập đoàn Nhật Bản rúng động trước các vấn đề cốt lõi của họ.

Chiến tranh thương mại đe dọa Nhật Bản

Thứ nhất, nhà lãnh đạo "nước Mỹ trước tiên" rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, một chính sách bảo hiểm chống lại sự thống trị thương mại của Trung Quốc. Tiếp theo là thuế quan đối với thép (25%) và nhôm (15%) và thuế trên 250 tỷ đô la nhập khẩu của Trung Quốc.

Thêm vào những lo lắng của Tokyo: các mối đe dọa về thuế 25% đối với ô tô và phụ tùng ô tô, điều mà sẽ tàn phá các chuỗi cung ứng mà các tập đoàn Nhật bản trông cậy vào đó.
Mối lo ngại to lớn là các mức thuế của Trump làm cho Xi rối trí vì cần phải hiệu chỉnh lại mô hình tăng trưởng của Trung Quốc. Nợ , tín dụng và kích thích không hiệu quả mà Bắc Kinh ném vào nền kinh tế càng lớn, thì bong bóng phát triển của Bắc Kinh  càng lớn. Và việc hiện đại hóa một nền kinh tế không cân bằng càng ít được thực hiện.

Giữa sự hỗn loạn và không chắc chắn, chính phủ của Abe đã ký một thỏa thuận thương mại khổng lồ với Liên minh châu Âu. Abe cũng dẫn đầu những nỗ lực để giữ TPP, một mối quan tâm sau khi Trump từ bỏ. Abe đã trở thành tiếng nói nhiều hơn trong việc bảo tồn dòng chảy tự do của hàng hóa và vốn.

Nhà phân tích Tobias Harris của Teneo Intelligence cho biết các động thái gần đây đã “đánh dấu sự nổi lên của thủ tướng Nhật Bản như là người hàng đầu ủng hộ và bảo vệ hệ thống thương mại toàn cầu thế giới ”. Abe nói trước Đại hội đồng LHQ gần đây, "Nhật Bản hiện đã thực hiện sứ mệnh truyền đạt cho thế giới những lợi ích của thương mại."

Tất nhiên, có đầy dẩy những mĩa mai. Ít nhất trong số đó là một thế giới quan của phe Trump bị mắc kẹt trong những năm 1980, khi Nhật Bản là kẻ thù kinh tế của Mỹ, y như Trung Quốc hiện nay. Những người khác cho rằng : hầu hết các công ty tìm cách đa dạng hóa việc rút khỏi Trung Quốc, thì có những công ty khác được khuyến khích bởi dự án “Made in China 2025” của ông Xi.

Các nhà sản xuất sản phẩm công nghiệp Yaskawa Electric, nhà sản xuất robot Fanuc, nhà sản xuất mì ăn liền Nissin Foods và những nhà sản xuất khác đang phòng hộ những cá cược của họ.

Thay đổi cơ hội đầu tư

Tuy nhiên, tác động lớn nhất của hiệu ứng Trump đã đi theo một hướng khác. Một số giám đốc điều hành thậm chí còn tái bảo tồn , đưa hoạt động sản xuất trở lại Nhật Bản. Ví dụ, ngành hóa chất khổng lồ Asahi Kasei, đang di chuyển dây chuyền sản xuất của một nhà máy vật liệu nhựa liên kết Mỹ với Nhật Bản rời khỏi Trung Quốc. Hãng sản xuất máy Komatsu đang cân chỉnh lại các dây chuyền kinh doanh cố định đi khỏi Trung Quốc sang Mỹ, Nhật Bản và Mexico.

Nhưng sự phát hiện ngày càng tăng của Nhật Bản về Ấn Độ có thể chứng minh có ảnh hưởng đặc biệt đến cả hai nền kinh tế. Abe và Modi, ví dụ, đã phối hợp trên các khuôn khổ như cuộc đối thoại tứ giác, hay QUAD, đó là nhóm các nền dân chủ ở Thái Bình Dương gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ. Một bản sao cho các doanh nghiệp “Ấn-Thái Bình Dương”.

Một phần lợi ích của Nhật Bản nằm trong chương trình “ Make in India ” của Modi , chương trình kết hợp hai thị trường đặc biệt hấp dẫn đối với Tokyo: nhu cầu cơ sở hạ tầng khổng lồ và tham vọng sản xuất lớn của New Delhi.

Trong những năm gần đây, Abe đã làm việc để tạo ra một "đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng" thích hợp. " ."Trung Quốc sẽ giúp bạn xây dựng những con đường , cầu, bến cảng, lưới điện và đường sắt cao tốc với giá rẻ, nhưng đi kèm những cái giá phải trả. Cái giá phải trả đó là nợ nần xãy ra rất nhanh và sự trung thành với Bắc Kinh. Nhật Bản, ngược lại, sẽ xây dựng mọi thứ hoàn thành và với ít những sợi dây ràng buộc hơn. ”

Khi các trang thiết bị vật chất của Ấn Độ được cải thiện, Nhật Bản sau đó có thể dựa vào lực lượng lao động trẻ và hiệu quả của quốc gia Ấn, trong khi chi phí lao động của Trung Quốc tăng vọt. Điều tương tự cũng xảy ra đối với khu vực Đông Nam Á, nơi mà lực lượng lao động trẻ hết sức tương phản với vốn liếng lao động đang chùn lại và lão hóa của Nhật Bản.

Hiện tại, Tokyo nhìn thấy các cơ sở hạ tầng Đông Nam Á đặc biệt hấp dẫn. Riêng Indonesia có khoảng 250 dự án khổng lồ đang được thảo luận , trong khi Philippines có các nhu cầu xây dựng ngay lập tức khoảng 180 tỷ đô la.

Tuy nhiên, giải thưởng thực sự đối với Nhật Bản là giải pháp thay thế cho một Trung Quốc mà vốn đang bị Washington đánh bại - và nhanh chóng.


------------------------|||------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.