Đại chiến kế tiếp

Lá rụng trên những cây thánh giá nhỏ được trồng trong Khu Tưởng niệm tại Tu viện Westminster ở Luân Đôn. Ngày 7 tháng 11 năm 2018. (Toby Melville / Reuters) 
Tác giả Graham Allison...9 tháng 11/2018. Theo Whasington Post

Trần H Sa lược dịch

Ngày chủ nhật, thế giới sẽ tạm nghỉ để tưởng niệm 100 năm , ngày cuối cùng của một cuộc chiến tranh , đã tàn phá đến nỗi nó được các sử gia đòi hỏi phải đưa ra một phân loại hoàn toàn mới cho nó trong hệ thống : “chiến tranh thế giới”. Vào lúc 11 giờ, ngày 11 của tháng 11, năm 1918, những khẩu súng của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất im tiếng - và gần 20 triệu người chết.

Ngày hôm nay, một cuộc xung đột như vậy có thể xảy ra hay không ? Sau hơn bảy thập kỷ không có chiến tranh nóng giữa các cường quốc, nhiều người Mỹ đã tìm thấy suy nghĩ, hầu như không thể tưởng tượng nổi việc Hoa Kỳ và đối thủ lớn như Trung Quốc, giết chết hàng triệu công dân của nước kia.

Nhưng khi chúng ta nói điều gì đó là “không thể tưởng tượng được”, thì chúng ta nên nhớ điều này: "tất cả những gì có thể" thì không bị ràng buộc bởi những gì mà trí óc có giới hạn của chúng ta có thể tưởng tượng. Năm 1918, trong bối cảnh được mô tả tốt đẹp của Barbara Tuchman, The Guns of August , sau đó thủ tướng nổi tiếng của nước Đức, Theobald von Bethmann-Hollweg, đã trả lời cho một đồng sự khi người này yêu cầu cho biết chiến tranh có thể xảy ra như thế nào, Theobald von Bethmann-Hollweg nói : "À, giá như mà chúng ta đã biết."

Cấu trúc nguyên nhân sâu sắc hơn của đệ nhất thế chiến theo sau một mô hình lịch sử quen thuộc : một cường quốc nổi lên nhanh chóng - nước Đức - thách thức tính ưu việt của một cường quốc đã được thiết lập - Vương quốc Anh - quốc gia đã cai trị thế giới trong một thế kỷ. Người cha và người sáng lập môn lịch sử, Thucydides, đã nổi tiếng với mô hình thu hút này qua việc phân tích chiến tranh tàn phá hai quốc gia - thành thị quan trọng của Hy Lạp cổ đại : “Đó là sự trỗi dậy của Athens và nỗi lo sợ mà đã thấm nhuần ở Sparta khiến cho chiến tranh không thể tránh khỏi." Trong 500 năm qua, thế giới đã chứng kiến 16 trường hợp, trong đó sức mạnh đang nổi lên đe doạ sẽ thay thế sức mạnh đang cầm quyền. Mười hai trường hợp đã kết thúc trong chiến tranh; chỉ có bốn trường hợp là không có chiến tranh.

Trong động cơ nguy hiểm này - chiếc bẫy của Thucydides - cả hai đối thủ trở nên cực kỳ dễ bị tổn thương bởi sự khiêu khích của các bên thứ ba, hoặc thậm chí là tai nạn, điều đó kích hoạt một loạt phản ứng, cuối cùng họ thấy chính họ ở trong chiến tranh mà chẵng bên nào mong muốn. Ở Hy Lạp cổ đại, ngòi nổ là cuộc xung đột giữa một đồng minh hay sinh sự của Sparta với một quốc gia - thành thị đang tìm cách liên kết với Athens. Năm 1914, đó là vụ ám sát một quan chức nhỏ, đại công tước Franz Ferdinand của Áo. Cái chết của ông ấy vào tháng Sáu dường như không quá quan trọng đối với các nhà lãnh đạo ở Anh và Đức, điều mà không ai trong số họ phải bận tâm cắt ngắn kỳ nghỉ của họ. Tuy nhiên, chỉ năm tuần sau, tia lửa này đã tạo ra một đám cháy khiến cho tất cả các cường quốc của châu Âu bị tàn phá.

Ngày nay, sự kình địch ngày càng mạnh giữa một nước Trung Quốc đang nổi lên và một nước Hoa Kỳ đang thống trị có thể dẫn đến một cuộc chiến mà cả hai bên đều không muốn và cả hai đều biết sẽ thảm khốc hơn Chiến tranh thế giới lần thứ I. Nhưng đó là một trận giao tranh quen thuộc, mà chúng ta có thể nhìn thấy từ một số bài học lịch sử. Không một nhà lãnh đạo an ninh quốc gia nào ở cả hai nước có kinh nghiệm trực tiếp trong việc xử lý một cuộc chiến tranh nóng giữa hai cường quốc. Do đó, họ phải, học hỏi các chính khách đã từng phải đối mặt với những thách thức tương tự.

Vào mùa hè năm 1962, chỉ vài tháng trước cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, John F. Kennedy, người may mắn đã đọc cuốn sách của Tuchman, thấy mình bị ám ảnh bởi những lời lẻ của Bethmann-Hollweg. Và như vậy, trong việc quản lý cuộc khủng hoảng hạt nhân nguy hiểm nhất thế giới như từng thấy, ông đã áp dụng một cách rõ ràng những bài học từ những gì mà các chính khách đã làm được, và không làm được, trong đệ nhất Thế chiến.

Những bài học này dành cho các nhà lãnh đạo ngày nay ở Bắc Kinh và Washington là gì? Ba thứ đứng đầu danh sách là : công nhận thực tế các rủi ro vốn có trong sự cạnh tranh bị ám ảnh bởi chiếc bẫy Thucydides hiện tại, các sáng kiến ​​hợp tác để giải quyết hoặc ngăn chặn các cuộc khủng hoảng tiềm ẩn nguy hiểm nhất, và chuẩn bị để quản lý các cuộc khủng hoảng thế nào cũng xảy ra.

Để tối đa hóa cơ hội ghi thêm sự cạnh tranh Mỹ-Trung vào danh sách ngắn của các cuộc chiến tranh cần được ngăn chặn, các sáng kiến chung ​​phòng chống khủng hoảng nên tập trung vào các kịch bản có khả năng kích hoạt leo thang không mong muốn nhất. Hợp tác hiện tại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc nhằm chống lại các tiến bộ hạt nhân của Bắc Triều Tiên là đáng khích lệ. Nhưng nỗ lực này sẽ thất bại - vì hầu hết các chuyên gia đều đánh cuộc chắc chắn nó sẽ như vậy - và Bắc Triều Tiên tiếp tục thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa và đầu đạn hạt nhân, qua đó có thể tấn công xứ sở Hoa kỳ, bức tranh này có thể nhanh chóng bị tối đen. Tổng thống Trump sau đó có thể cảm thấy bắt buộc phải tấn công Bắc Triều Tiên để ngăn chặn nó có được khả năng như vậy. Và nếu Hoa Kỳ tấn công Bắc Triều Tiên, hầu hết các chuyên gia tin chắc rằng một cuộc chiến tranh Triều Tiên thứ hai nổ ra - một cuộc đọ sức, như nó đã từng trong lần đầu tiên, người Mỹ chống lại người Trung Quốc.

Đài Loan là một nơi xảy ra bạo động khác. Đối với Trung Quốc, Đài Loan là một "lợi ích cốt lõi" - được coi là một phần của Trung Quốc như Alaska là của Hoa Kỳ. Bất kỳ nỗ lực nào của Đài Loan để trở thành một quốc gia độc lập có thể dễ dàng trở thành một biến cố khơi mào chiến tranh . Năm 1996, khi chính phủ Đài Loan thực hiện các bước ban đầu hướng đến độc lập, Trung Quốc đã tiến hành các cuộc thử nghiệm tên lửa mở rộng như đưa ra dấu hiệu với quốc đảo này để ép buộc nó dừng lại. Chính quyền Clinton đã đưa hai tàu sân bay Mỹ vào khu vực, buộc Trung Quốc phải lùi lại. Kể từ đó, Trung Quốc đã xây dựng năng lực quân sự tiềm tàng cụ thể - như tên lửa chống tàu sân bay - để đảm bảo nó không bao giờ phải thừa nhận rằng mình thua thêm một lần nữa. Nếu ngày nay, một tàu sân bay Mỹ bị chìm trong một cuộc đối đầu tương tự, cái chết của 5.000 người Mỹ có thể đặt Hoa Kỳ và Trung Quốc trên một sự leo thang mà không có điểm dừng rõ ràng.

Chuẩn bị để quản lý các cuộc khủng hoảng tiềm năng này đòi hỏi một hộp công cụ gồm toàn bộ các biện pháp phòng ngừa. Những điều này bắt đầu với việc xác định các cuộc khủng hoảng có thể xảy ra, hàng loạt động tác trên giấy hay máy tính nhằm khám phá các phản ứng, tạo ra các bộ phận ngắt mạch nhằm ngăn chặn sự leo thang tự động và quan trọng nhất là các kênh giao tiếp mạnh mẽ. Trong quan hệ Mỹ-Trung hiện nay, điều này không chỉ đơn giản là giao tiếp thường xuyên giữa hai tổng thống, mà còn là đường dây nóng được thiết lập gần đây giữa hai bộ quốc phòng và truyền thông thông tin ở cấp độ thấp hơn.

Nhưng liệu những bước phòng ngừa và giảm nhẹ này có đủ để cho phép Hoa Kỳ và Trung Quốc thoát khỏi bẫy Thucydides? Tôi nghi ngờ điều đó. Trừ khi Chủ tịch Tập Cận Bình thất bại trong mục tiêu "làm cho Trung Quốc vĩ đại trở lại", Trung Quốc sẽ tiếp tục thách thức, và trong nhiều đấu trường, buộc Hoa Kỳ phải rời khỏi vị trí đứng đầu trật tự toàn cầu quen thuộc của nó.

Những gì chúng ta cần là không có gì ít hơn một khái niệm chiến lược mới, qua đó xác định lại bản chất của mối quan hệ này. Với nguồn cảm hứng và dòng tư tưởng, chúng ta nên xem xét cách thức mà JFK đã thay đổi lại sự đối đầu của Mỹ với Liên Xô. Trong buổi lễ phát bằng đại học nổi tiếng của ông tại Đại học Mỹ chỉ vài tháng trước khi bị ám sát, ông đề xuất động thái vượt ra ngoài Chiến tranh Lạnh không giới hạn để xây dựng một "thế giới an toàn với sự khác biệt". Kennedy đã không do dự thuyết phục rằng , một thế giới tự do dưới sự lãnh đạo của Mỹ thì tốt hơn so với đế chế Cọng sản, tuy nhiên, ông gợi ý rằng Hoa Kỳ có thể tìm cách sống với một kẻ thù nguy hiểm bảo vệ những giá trị, mà ông ta ghét cay ghét đắng.

Liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có tìm cách đi đến một động lực mà ở đó họ cạnh tranh một cách hòa bình? Liệu chúng ta có thể phát minh ra một khái niệm mới, kết hợp sự cạnh tranh tàn nhẫn trong một số đấu trường với sự hợp tác sâu sắc cùng những người khác? Tưởng nhớ sự hủy diệt vô nghĩa đã kết thúc cách đây 100 năm sẽ thúc đẩy sự bùng nổ trí tưởng tượng chiến lược trong việc giải quyết thách thức chủ yếu của thế kỷ này.

Graham Allison là cựu giám đốc của Trung tâm Khoa học và Quan hệ Quốc tế Belfer thuộc Harvard và là giáo sư môn chính trị học tại Douglas Dillon thuộc Trường Harvard Kennedy.









------------------------|||--------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.