Số phận của trật tự thế giới dựa trên vai của Tokyo
Nhật Bản là một trong những nước chiến thắng lớn nhất của hệ thống, và nó là một trong số ít các quốc gia có thể bảo vệ điều đó ngay bây giờ.
JEFFREY W. HORNUNG | NGÀY 30 THÁNG 10 NĂM 2018. Theo Foreign Policy
Trần H Sa lược dịch
Không có gì bí mật khi nói rằng trật tự thế giới tự do đang gặp nguy hiểm. Kể từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ Donald Trump vào năm 2016, rõ ràng là Hoa Kỳ đang chuẩn bị rút khỏi vai trò lãnh đạo quân sự, kinh tế và chính trị mà qua đó đã từng củng cố hệ thống. Nhưng vẫn có những quốc gia đâu đó trên thế giới đang cố gắng giữ cho nó không bị đổ nát. Một trong những nước quan trọng nhất là Nhật Bản.
Đúng như thế, không một quốc gia đơn lẻ nào có thể thay thế Hoa Kỳ. Thay vào đó, sẽ cần phải có một số quốc gia. Nó sẽ là một " thế giới đa thành phần" , như giáo sư Đại học Mỹ, Amitav Acharya , đã mô tả nó, nơi mà quyền lực và lãnh đạo được phân tán trong một nhóm cường quốc cùng với các tổ chức phi chính phủ khác, bao gồm các cơ quan đa phương, các tập đoàn và các phong trào xã hội.
Trong một hệ thống như vậy, các quốc gia khu vực sẽ đảm nhận vai trò lãnh đạo chính. Liên minh châu Âu và Đức là những ứng cử viên chính đáng ở châu Âu. Điều này cũng có thể đúng với Nam Phi ở châu Phi cận Sahara và có lẽ là Argentina hay Brazil ở Nam Mỹ. Nhưng còn khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương thì sao?
Ấn Độ là một ứng cử viên không chắc chắn. Thách thức phát triển của riêng nó sẽ làm cho Ấn Độ sao lãng việc tạo ra nhiều sức mạnh bên ngoài Nam Á. Và mặc dù Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý an ninh ở Đông Nam Á, nó không có khả năng quản lý trật tự quốc tế trong khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương rộng lớn hơn. Mặc dù là một nước ủng hộ nhiệt tình nhiều yếu tố của trật tự tự do, hơn thế nữa, Hàn Quốc đã được chứng minh là quá bận tâm với các sự kiện trên bán đảo Triều Tiên, khó làm được nhiều việc ở nơi khác. Cuối cùng, mặc dù kích thước của Trung Quốc đúng là khiến nó trở thành một nhà lãnh đạo tự nhiên, nhưng, lạm dụng nhân quyền, vi phạm luật pháp quốc tế, cưỡng bức hàng xóm và những nỗ lực xây dựng kiến trúc khu vực của nó khiến cho Trung quốc trở thành là mối đe dọa lớn nhất đối với trật tự tự do.
Còn lại Nhật Bản, một sức mạnh nguyên trạng thượng hạng. Tokyo rất hài lòng với trật tự hiện tại vì nó đã mang lại lợi ích cho đất nước rất nhiều, bảo đảm hòa bình và ổn định là thứ mà Nhật Bản cần thiết để phục hồi và phát triển thịnh vượng sau Thế chiến II. Hơn nữa, các tổ chức quốc tế khác nhau mà Nhật Bản có khả năng tham gia, đã mang lại cho nó một tiếng nói và vai trò to lớn hơn trong việc định hình các tiêu chuẩn quốc tế, so với nó đã có ở trong một tình trạng khác. Tokyo, lần lượt, từng xây dựng các chương trình nghị sự quốc tế của mình mà hầu như chỉ bảo vệ và tăng cường xung quanh trật tự quốc tế tự do.
Trong nhiều thập kỷ, Nhật Bản là quốc gia đã đóng góp hàng đầu về tiền bạc và nhân sự cho Liên Hiệp Quốc, Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Phát triển Châu Á.
Đồng thời, Nhật Bản không chỉ chủ động hợp tác với các tổ chức pháp lý quốc tế như Tòa án Tư pháp Quốc tế (ICJ) và Tòa án Hình sự Quốc tế, mà các học giả Nhật Bản nổi tiếng về pháp luật, từ lâu đã từng là những thẩm phán ở ICJ - một bằng chứng quan trọng trên cương vị pháp quyền của Nhật bản. Trên thực tế, nó là một trong những quốc gia đầu tiên công nhận các phán quyết của ICJ là cưỡng bách.
Đất nước này cũng là một quốc gia ủng hộ nhiệt tình cho nhân quyền và tự do hàng hải. Và như một nước ủng hộ thương mại tự do, Nhật Bản đã đẩy mạnh sau khi Trump rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương để cải tiến sáng kiến này trở thành Thỏa thuận toàn diện và tiến bộ cho quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương. (CPTPP )
Dưới thời thủ tướng hiện tại, Shinzo Abe, vai trò của Nhật Bản trong việc hỗ trợ cho trật tự quốc tế là đặc biệt đáng chú ý. Trong năm 2016, Abe đã khởi động khuôn khổ “ đóng góp tích cực vào hòa bình ”, nỗ lực thúc đẩy Nhật Bản đóng một vai trò lớn hơn trong việc bảo đảm hoà bình, ổn định và thịnh vượng. Đây là một phần trong chiến lược mở rộng tự do và chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương mở rộng của ông, mà sau đó chính quyền Trump đã ủng hộ và đặt nhiều gánh nặng cho Nhật Bản để bảo vệ quyền tự do, pháp quyền và nền kinh tế thị trường trong khu vực.
Thời gian có thể phù hợp cho Abe để đi xa hơn. Gần đây ông được bầu lại làm người đứng đầu Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền, có nghĩa là ông có thể giữ vị trú thủ tướng cho đến năm 2021. Ông có thể sử dụng thời gian đó để tập trung vào việc tăng cường quan hệ đối tác ở khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương, ở đó đất nước Nhật bản được hưởng một danh tiếng tương đối tốt. Abe có thể báo hiệu rằng ông sẵn sàng cho phép nước khác dựa vào Nhật Bản để nắm giữ trật tự dựa trên các quy tắc. Lãnh đạo Nhật Bản thậm chí còn có thể đưa thêm quân đội Nhật vào vai trò phi chiến đấu để giải quyết các mối đe dọa đối với trật tự quốc tế. Ngoài việc tiếp tục đóng góp tích cực vào công tác hỗ trợ nhân đạo và ứng phó với thiên tai, Nhật Bản có thể là một phía tham gia tích cực - thậm chí lãnh đạo - trong các hoạt động gìn giữ hòa bình và phản ứng với dịch bệnh do LHQ ủy nhiệm.
Điều này không có nghĩa là Nhật Bản phải cần thay đổi hiến pháp hạn chế của mình trong việc quân đội sử dụng vũ lực, hoặc Nhật Bản nên thực hiện các hành động đụng chạm Hoa Kỳ. Cũng không phải lãnh đạo khu vực có nghĩa là Nhật Bản có thể bỏ qua những thách thức trong nước của mình, cụ thể là suy giảm nhân khẩu học và nợ nần. Thay vào đó, các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản có thể chỉ đơn giản xem xét rằng, đã đến lúc đất nước của họ nên nắm lấy trọn vẹn vai trò của nó như là một sức mạnh dân sự phi chiến đấu và trở thành trụ cột nổi bật trong khu vực của trật tự quốc tế. Điều đó có nghĩa là báo hiệu sự sẵn sàng tổ chức và lãnh đạo các nhóm quốc gia có cùng chí hướng, nhằm củng cố trật tự hiện tại trên toàn khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ngày càng tiến xa, Nhật Bản thậm chí có thể bắt đầu định hình trật tự xung quanh tầm nhìn của chính mình, mặc dù tầm nhìn đó sẽ không có khả năng đi quá xa so với trật tự hiện tại. Tăng cường pháp quyền, tự do hàng hải và tự do thương mại sẽ vẫn là trọng tâm hàng đầu của Nhật bản, chẵng chút nghi ngờ.
Mặc dù Nhật Bản sẽ không bao giờ có thể phát huy vai trò lãnh đạo toàn cầu theo cách so sánh với Hoa Kỳ, nhưng nó cũng có thể cung cấp vai trò lãnh đạo then chốt để duy trì các yếu tố quan trọng của trật tự quốc tế trong khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương. Nó có sức mạnh để làm như vậy : kinh tế, ngoại giao, công nghệ, ý thức hệ, và thậm chí cả trong sức mạnh quân sự phi chiến đấu. Lãnh đạo Nhật Bản sẽ cung cấp sự hỗ trợ quan trọng cho những nhu cầu trật tự. Và khi làm như vậy, Nhật Bản có thể nâng cao sự tự tin của những nước khác, ở các khu vực khác muốn làm điều tương tự. Sự lựa chọn thực hiện là của Nhật Bản, nhưng hậu quả của quyết định sẽ được cảm nhận trong suốt khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương và xa hơn nữa.
Jeffrey W. Hornung là một nhà chính trị học tại tổ chức phi lợi nhuận, phi đảng phái Rand Corp.
--------------------|||-----------------------
![]() |
Một người phụ nữ cầm cờ Nhật Bản khi nghe Thủ tướng Shinzo Abe phát biểu trong một cuộc biểu tình ở Tokyo vào ngày 19 tháng 9 (Tomohiro Ohsumi / Getty Images) |
Trần H Sa lược dịch
Không có gì bí mật khi nói rằng trật tự thế giới tự do đang gặp nguy hiểm. Kể từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ Donald Trump vào năm 2016, rõ ràng là Hoa Kỳ đang chuẩn bị rút khỏi vai trò lãnh đạo quân sự, kinh tế và chính trị mà qua đó đã từng củng cố hệ thống. Nhưng vẫn có những quốc gia đâu đó trên thế giới đang cố gắng giữ cho nó không bị đổ nát. Một trong những nước quan trọng nhất là Nhật Bản.
Đúng như thế, không một quốc gia đơn lẻ nào có thể thay thế Hoa Kỳ. Thay vào đó, sẽ cần phải có một số quốc gia. Nó sẽ là một " thế giới đa thành phần" , như giáo sư Đại học Mỹ, Amitav Acharya , đã mô tả nó, nơi mà quyền lực và lãnh đạo được phân tán trong một nhóm cường quốc cùng với các tổ chức phi chính phủ khác, bao gồm các cơ quan đa phương, các tập đoàn và các phong trào xã hội.
Trong một hệ thống như vậy, các quốc gia khu vực sẽ đảm nhận vai trò lãnh đạo chính. Liên minh châu Âu và Đức là những ứng cử viên chính đáng ở châu Âu. Điều này cũng có thể đúng với Nam Phi ở châu Phi cận Sahara và có lẽ là Argentina hay Brazil ở Nam Mỹ. Nhưng còn khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương thì sao?
Ấn Độ là một ứng cử viên không chắc chắn. Thách thức phát triển của riêng nó sẽ làm cho Ấn Độ sao lãng việc tạo ra nhiều sức mạnh bên ngoài Nam Á. Và mặc dù Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý an ninh ở Đông Nam Á, nó không có khả năng quản lý trật tự quốc tế trong khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương rộng lớn hơn. Mặc dù là một nước ủng hộ nhiệt tình nhiều yếu tố của trật tự tự do, hơn thế nữa, Hàn Quốc đã được chứng minh là quá bận tâm với các sự kiện trên bán đảo Triều Tiên, khó làm được nhiều việc ở nơi khác. Cuối cùng, mặc dù kích thước của Trung Quốc đúng là khiến nó trở thành một nhà lãnh đạo tự nhiên, nhưng, lạm dụng nhân quyền, vi phạm luật pháp quốc tế, cưỡng bức hàng xóm và những nỗ lực xây dựng kiến trúc khu vực của nó khiến cho Trung quốc trở thành là mối đe dọa lớn nhất đối với trật tự tự do.
Còn lại Nhật Bản, một sức mạnh nguyên trạng thượng hạng. Tokyo rất hài lòng với trật tự hiện tại vì nó đã mang lại lợi ích cho đất nước rất nhiều, bảo đảm hòa bình và ổn định là thứ mà Nhật Bản cần thiết để phục hồi và phát triển thịnh vượng sau Thế chiến II. Hơn nữa, các tổ chức quốc tế khác nhau mà Nhật Bản có khả năng tham gia, đã mang lại cho nó một tiếng nói và vai trò to lớn hơn trong việc định hình các tiêu chuẩn quốc tế, so với nó đã có ở trong một tình trạng khác. Tokyo, lần lượt, từng xây dựng các chương trình nghị sự quốc tế của mình mà hầu như chỉ bảo vệ và tăng cường xung quanh trật tự quốc tế tự do.
Trong nhiều thập kỷ, Nhật Bản là quốc gia đã đóng góp hàng đầu về tiền bạc và nhân sự cho Liên Hiệp Quốc, Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Phát triển Châu Á.
Đồng thời, Nhật Bản không chỉ chủ động hợp tác với các tổ chức pháp lý quốc tế như Tòa án Tư pháp Quốc tế (ICJ) và Tòa án Hình sự Quốc tế, mà các học giả Nhật Bản nổi tiếng về pháp luật, từ lâu đã từng là những thẩm phán ở ICJ - một bằng chứng quan trọng trên cương vị pháp quyền của Nhật bản. Trên thực tế, nó là một trong những quốc gia đầu tiên công nhận các phán quyết của ICJ là cưỡng bách.
Đất nước này cũng là một quốc gia ủng hộ nhiệt tình cho nhân quyền và tự do hàng hải. Và như một nước ủng hộ thương mại tự do, Nhật Bản đã đẩy mạnh sau khi Trump rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương để cải tiến sáng kiến này trở thành Thỏa thuận toàn diện và tiến bộ cho quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương. (CPTPP )
Dưới thời thủ tướng hiện tại, Shinzo Abe, vai trò của Nhật Bản trong việc hỗ trợ cho trật tự quốc tế là đặc biệt đáng chú ý. Trong năm 2016, Abe đã khởi động khuôn khổ “ đóng góp tích cực vào hòa bình ”, nỗ lực thúc đẩy Nhật Bản đóng một vai trò lớn hơn trong việc bảo đảm hoà bình, ổn định và thịnh vượng. Đây là một phần trong chiến lược mở rộng tự do và chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương mở rộng của ông, mà sau đó chính quyền Trump đã ủng hộ và đặt nhiều gánh nặng cho Nhật Bản để bảo vệ quyền tự do, pháp quyền và nền kinh tế thị trường trong khu vực.
Thời gian có thể phù hợp cho Abe để đi xa hơn. Gần đây ông được bầu lại làm người đứng đầu Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền, có nghĩa là ông có thể giữ vị trú thủ tướng cho đến năm 2021. Ông có thể sử dụng thời gian đó để tập trung vào việc tăng cường quan hệ đối tác ở khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương, ở đó đất nước Nhật bản được hưởng một danh tiếng tương đối tốt. Abe có thể báo hiệu rằng ông sẵn sàng cho phép nước khác dựa vào Nhật Bản để nắm giữ trật tự dựa trên các quy tắc. Lãnh đạo Nhật Bản thậm chí còn có thể đưa thêm quân đội Nhật vào vai trò phi chiến đấu để giải quyết các mối đe dọa đối với trật tự quốc tế. Ngoài việc tiếp tục đóng góp tích cực vào công tác hỗ trợ nhân đạo và ứng phó với thiên tai, Nhật Bản có thể là một phía tham gia tích cực - thậm chí lãnh đạo - trong các hoạt động gìn giữ hòa bình và phản ứng với dịch bệnh do LHQ ủy nhiệm.
Điều này không có nghĩa là Nhật Bản phải cần thay đổi hiến pháp hạn chế của mình trong việc quân đội sử dụng vũ lực, hoặc Nhật Bản nên thực hiện các hành động đụng chạm Hoa Kỳ. Cũng không phải lãnh đạo khu vực có nghĩa là Nhật Bản có thể bỏ qua những thách thức trong nước của mình, cụ thể là suy giảm nhân khẩu học và nợ nần. Thay vào đó, các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản có thể chỉ đơn giản xem xét rằng, đã đến lúc đất nước của họ nên nắm lấy trọn vẹn vai trò của nó như là một sức mạnh dân sự phi chiến đấu và trở thành trụ cột nổi bật trong khu vực của trật tự quốc tế. Điều đó có nghĩa là báo hiệu sự sẵn sàng tổ chức và lãnh đạo các nhóm quốc gia có cùng chí hướng, nhằm củng cố trật tự hiện tại trên toàn khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ngày càng tiến xa, Nhật Bản thậm chí có thể bắt đầu định hình trật tự xung quanh tầm nhìn của chính mình, mặc dù tầm nhìn đó sẽ không có khả năng đi quá xa so với trật tự hiện tại. Tăng cường pháp quyền, tự do hàng hải và tự do thương mại sẽ vẫn là trọng tâm hàng đầu của Nhật bản, chẵng chút nghi ngờ.
Mặc dù Nhật Bản sẽ không bao giờ có thể phát huy vai trò lãnh đạo toàn cầu theo cách so sánh với Hoa Kỳ, nhưng nó cũng có thể cung cấp vai trò lãnh đạo then chốt để duy trì các yếu tố quan trọng của trật tự quốc tế trong khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương. Nó có sức mạnh để làm như vậy : kinh tế, ngoại giao, công nghệ, ý thức hệ, và thậm chí cả trong sức mạnh quân sự phi chiến đấu. Lãnh đạo Nhật Bản sẽ cung cấp sự hỗ trợ quan trọng cho những nhu cầu trật tự. Và khi làm như vậy, Nhật Bản có thể nâng cao sự tự tin của những nước khác, ở các khu vực khác muốn làm điều tương tự. Sự lựa chọn thực hiện là của Nhật Bản, nhưng hậu quả của quyết định sẽ được cảm nhận trong suốt khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương và xa hơn nữa.
Jeffrey W. Hornung là một nhà chính trị học tại tổ chức phi lợi nhuận, phi đảng phái Rand Corp.