DÂN CHỦ CÓ PHẢI LÀ XA XỈ PHẨM?

HÌNH MINH HỌA, INTERNET


Cách đây bốn mươi năm, Seymour Martin Upset khẳng định rằng, các nước giàu hơn có nhiều cơ hội duy trì chế độ dân chủ hơn.  Kể từ đó, luận cứ của Upset đã trở thành lý lẽ thông thường, và các nhà nghiên cứu đã tìm cách củng cố luận cứ này bằng số liệu thống kê.

Trong một công trình nghiên cứu đầy sáng tạo và nghiêm ngặt, Adam Przeworski và các cộng sự nhận thấy rằng từ năm 1950 đến năm 1990, trên thực tế, đã có mối quan hệ rõ rệt giữa mức độ phát triển và khả năng duy trì chế độ dân chủ. Tời gian tồn tại của chế độ dân chủ cũng gia tăng cùng với mức độ phát triển kinh tế của đất nước. Trong những nước có thu nhập trên trung bình (nhất là những nước giàu có hơn Argentina vào năm 1975) chế độ dân chủ chưa bao giờ bị đánh bại; trong khi đó, ở những nước nghèo nhất, chế độ dân chủ có xác suất chết là 12% trong bất kỳ năm nào, thời gian tồn tại trung bình ở những nước này là 8 năm.

Moldova, Benin, Senegal, Zambia, và Kenya – đều là chế độ độc tài cạnh tranh. (Xin đọc tác phẩm sắp xuất bản của họ nhan đề Competitive Authoritarianism). Trong “vùng xám” này rất khó thực hiện một đánh giá đáng tin cậy về chế độ mơ hồ.

Tuy nhiên, từ năm 1990, một số nền dân chủ trong các nước có thu nhập thấp nhất đã tồn tại lâu hơn so với dự đoán, trong đó có Benin, Mali và Malawi. Trong số một phần ba các nước tính từ dưới lên trong lĩnh vực phát triển con người, chế độ dân chủ đã tồn tại hơn bốn thập kỷ ở Botswana, hơn nửa thế kỷ ở Ấn Độ (trừ một gián đoạn ngắn), gần hai thập kỷ ở Namibia. Trong ba thập kỷ qua, chưa bao giờ có nhiều nước rất nghèo chấp nhận hình thức cai trị dân chủ đến như thế. Trong số 36 nước bị Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc xếp vào hàng dưới cùng, với “trình độ phát triển con người thấp”, khoảng một phần ba trong số này (13) là các nước dân chủ. Nếu lấy một phần ba những nước nằm cuối bảng trong lĩnh vực phát triển con người (chỉ số bao quát, có tính tuổi thọ trung bình, giáo dục và thu nhập bình quân đầu người của quốc gia), thì tỷ lệ các nước dân chủ tăng lên đến 42% (25/49). Và một nửa các nước nghèo nhất, gần một nửa trong số đó là chế độ dân chủ. Nếu dân chủ là thuộc tính văn hóa đặc biệt của những nước giàu có, chủ yếu là phương Tây, thì tại sao cho đến nay nó lại lan truyền tới những nước nghèo và không phải phương Tây?

Tất nhiên, có thể coi nó như hiện tượng nhất thời, một sản phẩm của sự truyền bá hời hợt hay một sự nhượng bộ tạm thời trước áp lực quốc tế. Với quan điểm như thế, dân chủ có thể lan truyền đến bất cứ đâu, nhưng nó không thể ăn sâu bén rễ và đứng vững được ở bất cứ nơi nào. Ở đâu mà người dân không đánh giá cao nó thì nó, hoặc là không xuất hiện, hoặc là sẽ không kéo dài.

Chắc chắn, ở nhiều nước nghèo và thậm chí là ở một số nước có thu nhập trung bình, chế độ dân chủ vẫn còn yếu và đang gặp khó khăn nghiêm trọng. Nhưng ở hầu hết các nước, chế độ dân chủ phải giải quyết nhiều vấn đề với những sai lầm và phản bội của giới ăn trên ngồi trốc (elite2) hơn với sự lãnh đạm hay quan điểm độc tài của dân chúng. Nếu chế độ dân chủ có thể xuất hiện và tồn tại hơn mười lăm năm ở một nước nghèo khốn, nằm giữa đất liền, người Hồi giáo chiếm đa số như Mali – đại đa số người lớn không biết chữ và sống trong cảnh nghèo túng, tuổi thọ là 48 năm – thì dường như không có lý do nội tại nào để chế độ dân chủ không thể phát triển ở những nước nghèo và thực ra là ở tất cả các nước.

Trên thực tế, đã có một lời biện hộ mạnh mẽ nói rằng đối với các nước nghèo, chế độ dân chủ không phải sự xa hoa mà là nhu cầu. Amartya Sen đã giành giải Nobel Kinh tế năm 1998, một phần, là do ông chỉ ra rằng các chế độ dân chủ không có nạn đói. Đấy là do sự luân chuyển tương đối tự do thông tin trong chế độ dân chủ sẽ báo động về tình trạng khẩn cấp về thực phẩm (và những thứ khác), trong khi các cơ chế về giải trình trách nhiệm chính trị buộc các chính trị gia phải phản ứng trước những hoàn cảnh như thế. Nhưng, ngoài ra, Sen khẳng định rằng người dân có thể thậm chí hiểu không đúng nhu cầu về kinh tế của mình khi họ không hiểu việc gì là khả thi – khi họ quyết định, thông qua thảo luận và thông tin tự do, có thể phòng ngừa những thiếu thốn nào và có thể làm gì với những thiếu thốn đó. Như vậy là, “người thiếu thốn về kinh tế cũng cần có tiếng nói về chính trị.

Dân chủ không phải là xa xỉ phẩm có thể chờ đợi cho đến khi mọi người đều giàu có [và] có rất ít bằng chứng cho thấy người nghèo, nếu được lựa chọn, sẽ cự tuyệt dân chủ.”. Sen ghi nhận lòng quyết tâm của người Ấn Độ khi họ bảo vệ quyền tự do và chế độ dân chủ trong cuộc bầu cử năm 1977, đã đẩy được Indira Gandhi – người đã cho ngưng các quyền chính trị và dân sự – ra khỏi chức thủ tướng. Có rất nhiều ví dụ – từ Miến Điện và Bangladesh đến Kenya và Nam Phi, nơi người nghèo đã nhiệt tình vận động (và bảo vệ) cho chuyển hóa dân chủ. Sự kiện là đôi khi họ – như ở Miến Điện – bị bạo lực dẹp tan, trong khi thế giới chỉ quan sát và phản đối chiếu lệ, không che khuất được biểu hiện tình cảm dâng trào của họ. Việc lạm dụng quyền lực một cách tràn lan và trộm cắp nguồn lực công cộng bởi giới ăn trên ngồi trốc, những người được giao (hoặc đã tuyên bố) là có quyền cai trị cũng không làm được điều đó.

Sen khẳng định rằng dấu hiệu của giá trị phổ quát không phải ở chỗ nó được tất cả mọi người đồng ý, mà ở chỗ “nhân dân ở bất cứ đâu cũng có thể có lý do để coi nó là có giá trị.” Sử dụng thước đo này, ta thấy ngày càng có nhiều bằng chứng, như chúng ta sẽ thấy sau đây, chứng tỏ rằng dân chủ đang trở thành giá trị phổ quát thực sự.

(Trích từ TINH THẦN DAN CHỦ của LARRY DIAMOND, PHẠM NGUYÊN TRƯỜNG dịch )


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.