Tương lai có thể không thuộc về Trung Quốc

Tái tạo thành công các nền kinh tế tăng trưởng cao khác, sắp trở nên khó khăn hơn nhiều

Hình minh họa lãnh đạo Trung quốc - Ấn Độ. © Efi Chalikopoulou


Martin Wolf  01/01/2019      Theo Financial Times

Trần H Sa lược dịch.

Đừng suy luận từ quá khứ gần đây. Trung Quốc đã có bốn thập niên cực kỳ ấn tượng. Sau chiến thắng trong chiến tranh lạnh, cả phương tây và chính nghĩa dân chủ tự do đều bị vấp ngã. Chúng ta có nên kết luận rằng một Trung Quốc độc tài chắc chắn sẽ trở thành quyền lực thống trị  thế giới trong vài thập niên tới ? Câu trả lời của tôi là : không. Đó là một tương lai có thể, không phải là một tương lai nhất định.

Quan điểm được xem là rộng rãi vào những năm 1980 rằng, Nhật Bản sẽ là Số một, hóa ra là bị sai lầm tệ hại. Năm 1956, Nikita Khrushchev, khi đó là bí thư thứ nhứt của Đảng Cộng sản Liên Xô, đã nói với phương Tây rằng "chúng tôi sẽ chôn các bạn!". Ông ta đã tỏ ra hoàn toàn sai. Các ví dụ Nhật Bản và Liên Xô nêu bật ba sai lầm thường gặp : suy luận từ quá khứ gần đây; giả định rằng thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng sẽ được duy trì lâu dài; việc tái tạo thành công của các nền kinh tế tăng trưởng cao khác sắp trở nên khó khăn hơn nhiều và việc phóng đại lợi ích của định hướng, tập trung vào sự cạnh tranh kinh tế và chính trị. Về lâu dài, những thứ củ kỷ trước đây có khả năng trở nên cứng nhắc và dễ gãy, trong khi những thứ mới mẻ về sau có khả năng hiển thị linh hoạt và do đó tự đổi mới.

Ngày nay, cuộc cạnh tranh chính trị và kinh tế khốc liệt là giữa Trung Quốc và Mỹ. Một quan điểm thông thường là vào năm 2040, nền kinh tế Trung Quốc sẽ lớn hơn nhiều so với Mỹ, với Ấn Độ vẫn nhỏ hơn nhiều. Nhưng quan điểm này có thể bị nhầm lẫn hay không ? Capital Economics, một công ty nghiên cứu độc lập, trả lời là có, lập luận rằng thời kỳ hiệu năng xuất sắc của Trung Quốc có thể sẽ kết thúc khá sớm. (Xem biểu đồ.)



Có hai lập luận mạnh mẽ giải thích tại sao quan điểm này sẽ bị nhầm lẫn : thứ nhất, Trung quốc có tiềm năng to lớn để tiếp tục bắt kịp các mức năng suất của các nước tiên tiến nhất ; và, thứ hai, nó có một khả năng đã được chứng minh là tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng bền vững. Thật là dũng cảm để đặt cược chống lại cả hai thứ tiềm năng và năng lực. Nhưng, Capital Economics lập luận, trong triển vọng  kinh tế toàn cầu dài hạn của nó, chúng ta nên xem lại. Như với Nhật Bản vào những năm 1980, các chính sách đầu tư cực kỳ cao và đã nhanh chóng chất chồng nợ, cái mà đã khiến Trung Quốc tăng trưởng rất nhanh sau khủng hoảng tài chính năm 2008, khiến nó dễ bị giảm tốc mạnh. 

Về cơ bản, tỷ lệ đầu tư của Trung Quốc, ở mức 44% tổng sản phẩm quốc nội năm 2017, là cao không bền vững. Tỷ lệ đầu tư bất thường này đã duy trì tăng trưởng của nguồn cung và nhu cầu sau cuộc khủng hoảng 2008. Nhưng cổ phiếu vốn công cộng của Trung Quốc tính trên đầu người đã lớn hơn xa so với thu nhập tương đương của Nhật Bản tính trên đầu người. Việc chậm chạp hình thành hộ gia đình ở thành phố cũng có nghĩa là có ít nhà mới cần phải được xây dựng. Không ngạc nhiên, lợi tức đầu tư đã bị sụp đổ. Tóm lại, tăng trưởng do đầu tư phải đi đến kết thúc sớm.

Vì kích thước của nó, Trung Quốc cũng đã va phải cái giảm xóc trong tăng trưởng theo định hướng xuất khẩu, thu nhập trên đầu người ở mức thấp hơn so với các nền kinh tế Đông Á tăng trưởng cao khác. Cuộc chiến thương mại với Mỹ nhấn mạnh thực tế này. Dân số tuổi lao động của Trung Quốc cũng đang giảm. Nợ cũng gia tăng khủng khiếp, duy trì tăng trưởng nhanh sẽ rất khó khăn.



Nhu cầu trong tương lai sẽ phụ thuộc vào sự xuất hiện ở thị trường tiêu dùng của đại chúng, trong khi tăng trưởng của nguồn cung sẽ đòi hỏi một đột biến tăng trưởng về "tổng hệ số năng suất" - một thước đo của sự đổi mới. Tuy nhiên, trong năm 2017, tiêu dùng tư nhân chỉ bằng 39% GDP. Nếu đó là để định hướng nhu cầu, tỷ lệ tiết kiệm phải giảm và tỷ lệ thu nhập hộ gia đình trong GDP phải tăng. Không phải sẽ dễ dàng để đạt được điều đó. Nhưng trở ngại lớn nhất của tất cả - đặc biệt là cần thiết đột biến trong tăng trưởng năng suất - là sự thay đổi nhiều hơn đối với hệ thống chính trị chuyên chế.

Trong một thập niên rưỡi, Trung Quốc đã được hưởng lợi từ những cải cách được giới thiệu bởi Zhu Rongji ( Chu Dung Cơ ) , thủ tướng từ năm 1998 đến 2003. Không có những cải cách tương đương xảy ra kể từ thời của ông Chu. Ngày nay, tín dụng vẫn đang được ưu tiên phân bổ cho các doanh nghiệp nhà nước, trong khi ảnh hưởng của nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân lớn đang tăng lên. Tất cả điều này có khả năng làm sai lệch việc phân bổ tài nguyên và làm chậm tốc độ đổi mới và tiến bộ kinh tế, ngay cả khi một cuộc khủng hoảng tài chính là hoàn toàn khó tránh khỏi.

Tóm lại, Trung Quốc có thể thất bại hoàn toàn trong việc tái tạo sự thành công của các nền kinh tế tăng trưởng cao khác ở Đông Á, với việc trở thành một nước thu nhập cao trong thời gian ngắn. Chắc chắn sẽ khó khăn hơn nhiều cho việc nó phải được như vậy, bởi vì những biến dạng trong nền kinh tế của nó quá lớn và môi trường toàn cầu thì sẽ trở nên thù địch hơn rất nhiều.



Trong khi đó, Capital Economics gợi ý, sự xuất hiện của robot và trí tuệ nhân tạo có thể tái kích thích tăng trưởng năng suất ở phương Tây và trên hết là ở Mỹ. Nếu ai đó muốn lạc quan, người ta cũng hy vọng rằng kinh nghiệm về sự bất tài và ảnh hưởng xấu của Donald Trump, sẽ có tác dụng tốt. Những người ủng hộ trung thành của ông ta là một thiểu số. Đa số chán ghét nên giành chiến thắng và sau đó mang lại sự đổi mới của cạnh tranh kinh tế và phúc lợi xã hội mà Mỹ đang cần.

Nền kinh tế thú vị nhất khác không phải là châu Âu - nơi dường như hướng đến một sự chậm chạp liên quan với sự suy giảm - mà là  Ấn Độ, do là quốc gia đông dân nhất thế giới trong tương lai gần. Ấn Độ nghèo hơn nhiều so với Trung Quốc và do đó vẫn có tiềm năng to lớn để bắt kịp tăng trưởng nhanh chóng. Capital Economics dự báo tăng trưởng 5% mỗi năm cho đến năm 2040. Ít nhất, điều này có thể tưởng tượng được. Tỷ lệ tiết kiệm và khả năng kinh doanh của Ấn Độ đủ cao để cung cấp tỷ lệ như vậy. Nó sẽ cần cải cách nhiều chính sách. Nhưng chính trị Ấn Độ đang ngày càng tập trung vào hiệu năng kinh tế . Điều này không bảo đảm thành công. Nhưng nó làm cho Ấn độ có nhiều khả năng hơn.

Những nền dân chủ tự do vốn mất sinh khí, không được tuyệt vọng. Sự hưng phấn và sự kiêu ngạo của "khoảnh khắc đơn cực" ở những năm 1990 và đầu những năm 2000 là những sai lầm nghiêm trọng. Nhưng thắng lợi của chế độ chuyên chế chắc chắn là vẫn còn xa. Các chế độ chuyên chế có thể thất bại, đúng như các nền dân chủ có thể phát triển mạnh. Trung Quốc đang đối đầu với những thách thức kinh tế to lớn. Trong khi đó, các nền dân chủ phải học hỏi từ những sai lầm của họ và tập trung vào việc đổi mới chính trị và đổi mới chính sách của họ.


------------------------------------|||----------------------------------------


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.