Vấn đề lớn nhất giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không phải là cuộc chiến thương mại

GETTY

Panos Mourdoukoutas, Ngày 19 tháng 1 năm 2019,  Theo Forbes  

Trần H Sa lược dịch

Có nhiều vấn đề giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, bao gồm cả tiềm năng cuộc chiến thương mại mà đã làm xáo trộn thị trường tài chính toàn cầu. Đây không phải là vấn đề lớn nhất giữa hai nước. Đó sẽ là sự đối nghịch ngày càng tăng giữa các quốc gia và Biển Đông cùng với Châu Phi. Vấn đề này có thể kéo dài trong nhiều năm, nếu không phải là hàng thập niên và nó có thể dẫn đến các cuộc đối đầu quân sự giữa hai nước.

Biển Đông luôn đi đầu trong chương trình nghị sự kinh tế và chính trị ở Bắc Kinh. Nó đánh dấu việc mở Con đường tơ lụa trên biển cho Trung Quốc, một dự án nhằm đưa Trung Quốc trở thành nhà lãnh đạo kinh tế lớn sắp tới trên thế giới. Khoảng trị giá 5 nghìn tỷ đô la hàng hóa di chuyển qua biển Đông mỗi năm.

Trong chuyện đó, có những tuyên bố mà Bắc Kinh đã đưa ra, rằng họ sở hữu quyền lịch sử đối với Biển Đông. Từng gang tấc ở đó. Bắc Kinh bảo vệ các quyền đó bằng cách đe dọa, thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc, giúp tuyên truyền hiện trạng chính trị Trung Quốc đi xa hơn nữa .

Vấn đề với điều này là Trung Quốc đơn độc trong trò chơi và họ đang đối đầu với mọi người khác trong trò chơi; Philippines, Malaysia, Brunei, Việt Nam và Đài Loan. Trung Quốc cũng đang thi đấu với Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản và Úc. Hải quân của các quốc gia đó đang nhắm mục đích đến việc cho phép tự do hàng hải và tự do đi qua tuyến đường thủy rộng lớn ở biển Đông.

Việt Nam, Philippines và Trung Quốc KOYFIN

Đây là nơi có nguy cơ tiềm tàng xảy ra đối đầu quân sự mở rộng; một tình huống sẽ dẫn đến một tác động tàn phá trên thị trường tài chính và hội nhập kinh tế của khu vực.

Châu Phi cũng đứng đầu trong chương trình nghị sự kinh tế của Bắc Kinh. Châu Phi cung cấp cho Trung Quốc các nguồn tài nguyên kinh tế quan trọng ở mức giá rẻ. Nó cũng tạo ra nhiều cơ hội lợi nhuận cho các công ty xây dựng Trung Quốc. Nó thiết lập một thị trường cho các sản phẩm giá rẻ mà Trung Quốc sản xuất và thiết lập một cầu nối đến các nước Mỹ Latinh cho Trung Quốc. Thậm chí tốt hơn, các quốc gia châu Phi có thể phục vụ như là những tiếng nói thân thiện cho Trung Quốc trong các cơ quan quốc tế như Liên Hợp Quốc.

Châu Phi đã trở thành một mục tiêu thuận tiện và dễ dàng cho Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc gửi các đoàn doanh nghiệp đến mọi thủ đô của châu Phi hàng năm. Những người được ủy nhiệm làm việc để bảo đảm các dự án cơ sở hạ tầng cho Trung Quốc và họ đề xuất các thỏa thuận thương mại, chuyển đổi châu Phi thành một cái gì đó như là một lục địa thứ hai của Vương quyền Trung Quốc.

Vấn đề ở đây là, một lần nữa, các cường quốc kinh tế khác cũng coi Châu Phi là một phần quan trọng trong chương trình nghị sự chính trị và kinh tế của họ. Chẳng hạn như Mỹ, quốc gia vẫn là nhà tài trợ lớn nhất trên thế giới cho Châu Phi, theo Viện nghiên cứu Châu Phi John Hopkins.

Sau đó, có Nhật Bản, quốc gia có liên minh với Mỹ và cũng tích cực hơn với các khoản đầu tư của họ ở Châu Phi.

Đây là điều đã làm gia tăng căng thẳng cho hai nước. Trở lại năm 2016, sau Hội nghị Phát triển Châu Phi Tokyo (TICAD) được tổ chức tại Kenya, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói với Nhật Bản rằng họ nên tránh xa Châu Phi. Họ cáo buộc Nhật Bản đã cố gắng áp đặt ý chí của Nhật lên các nước châu Phi nhằm gặt hái những lợi ích ích kỷ và chia rẽ các nước châu Phi với Trung Quốc.

Trung Quốc gọi Nhật Bản ích kỷ là gần như mỉa mai, trước bản chất ích kỷ của họ đối với châu Phi. Hầu hết các quốc gia đầu tư vào châu Phi đều đang làm như vậy vì lý do ích kỷ. Thay vì chỉ định hình một cái nêm giữa Trung Quốc và các quốc gia châu Phi, điều này có thể làm tăng thêm sự chia rẻ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Khi kết hợp điều này với những tác động đáng lo ngại của chiếc thòng lọng của Trung Quốc trên Biển Đông, nó đặt nền tảng cho một thùng thuốc súng mà có thể gây tổn hại lớn hơn bất kỳ cuộc chiến thương mại nào giữa Mỹ và Trung Quốc.

Panos Mourdoukoutas
Panos Mourdoukoutas là Giáo sư và là Trưởng khoa Kinh tế tại LIU Post ở New York. Ông cũng giảng dạy tại Đại học Columbia.
















                                     --------------------------------------------|||-----------------------------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.