Triển vọng hợp tác Hoa Kỳ - Việt Nam

Đưa Quan Hệ Việt Nam-Hoa Kỳ Trở Thành Một Hình Mẫu Của Mối Hợp Tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự Do Và Cởi Mở


Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch trưng bày kỷ vật chiến tranh của một quân nhân Hoa Kỳ cho Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis sau cuộc họp tại Hà Nội vào ngày 25 tháng 1 năm 2018. KHAM / AFP / Getty Images

Joshua Kurlantzick Tháng Mười Một 2018...Theo CFR

GIỚI THIỆU

Kể từ khi ông Donald J. Trump lên nắm quyền tổng thống, nhiều đối tác của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á đã lo ngại về việc liệu Hoa Kỳ có còn tiếp tục là người bảo vệ an ninh và hội nhập thương mại cho khu vực này nữa hay không. Mặc dù chính phủ Hoa Kỳ thời Barack Obama không phải lúc nào cũng giữ lời hứa về việc trao sự tái cân bằng cho Châu Á, song họ đã thúc đẩy sự tham gia của Hoa Kỳ vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và ủng hộ việc tập trung chiến lược vào châu Á. Trong khi đó, cách tiếp cận của chính quyền ông Trump đối với Đông Nam Á lại thiếu sự nhất quán. Nhưng ông Trump vẫn còn thời gian để thực hiện các mục tiêu của mình và phục hồi sự tin tưởng của các nước Đông Nam Á với Hoa Kỳ. Mối quan hệ Việt NamHoa Kỳ đang tạo ra một cơ hội lý tưởng để làm việc đó.


Bản thân ông Trump đã có nhiều chuyến công du đến châu Á, cho thấy sự quan tâm của ông đến khu vực này mặc dù cuối năm nay ông sẽ bỏ nhiều cuộc họp quan trọng tại châu Á. Nhà Trắng đã áp dụng một chính sách cứng rắn hơn cho Biển Đông, mở rộng sự tự do cho các hoạt động hàng hải.1 Họ cũng đã có lập trường mạnh mẽ hơn đối với những hành động thương mại chống cạnh tranh của Trung Quốc. Các nước Đông Nam Á, mặc dù có những mối quan hệ thương mại mật thiết với Trung Quốc, cũng chia sẻ với chính quyền Trump những lo ngại về các chính sách thương mại của Bắc Kinh.2 Ngoài ra, chính quyền Trump đã đưa ra một chiến lược áp dụng rộng rãi cho vực, với tên gọi là Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở. Nó hứa hẹn sẽ thúc đẩy một trật tự an ninh và kinh tế dựa trên các nguyên tắc ở châu Á, đồng thời khuyến khích sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa của các đối tác của Hoa Kỳ trong khu vực. Bằng việc khuyến khích sự hợp tác này, mục tiêu của chiến lược là tạo ra cái mà Chiến lược Quốc phòng Quốc gia Hoa Kỳ gần đây gọi là “kiến trúc an ninh mạng” ở châu Á, ít nhất là được thiết kế ngầm để ngăn chặn sự chèn ép của Trung Quốc.3

Tuy nhiên, đồng thời chính quyền Trump cũng gửi cho Đông Nam Á những tín hiệu đáng lo ngại. Chiến lược thương mại của Nhà Trắng có những lúc nhắm vào các quốc gia Đông Nam Á. Tại các nước theo thế chế cộng hòa như Indonesia và Malaysia, thái độ trung lập của Hoa Kỳ đối với quyền con người khiến các nhà lãnh đạo địa phương lạnh nhạt.4 Nói chung, sự thất thường trong tiếp cận hoạch định chính sách của Nhà Trắng2 đã làm suy yếu niềm tin của Đông Nam Á với Hoa Kỳ. Do giọng điệu dân tộc chủ nghĩa và cách tiếp cận không nhất quán của Nhà Trắng đối với Đông Nam Á, một số quốc gia Đông Nam Á đã bắt đầu chấp nhận quyền lực ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc trong khu vực. Tuy nhiên, các quốc gia Đông Nam Á vẫn lo sợ về các vấn đề của Sáng kiến "Một vành đai, Một con đường" (BRI) của Trung Quốc như gánh nặng nợ nần tiềm tàng, lo ngại về cách tiếp cận của Bắc Kinh đối với Biển Đông, và cũng đã tính đến các ảnh hưởng của Trung Quốc trong các chính sách trong nước của mình. Xem xét các tranh chấp về biên giới ở Nam Á và tuyên bố chủ quyền trong vùng biển Đông Nam Á, nhiều quốc gia Đông Nam Á vẫn không thoải mái với ý tưởng Trung Quốc trở thành siêu cường quốc.

Để khôi phục lòng tin của các quốc gia Đông Nam Á đối với Hoa Kỳ như với một đối tác bên ngoài không thể thiếu vắng trong cuộc chơi, chính phủ Trump cần phải chứng minh được rằng các chính sách cứng rắn của mình không chỉ được lập ra để mang lại lợi ích cho Hoa Kỳ mà có thể có lợi cho cả Đông Nam Á, một trong những khu vực đang có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới và là khu vực có giá trị chiến lược đáng kể. Họ có thể làm như vậy với Việt Nam. Những lời hùng biện cứng rắn của Trump về thương mại và an ninh đã chiếm được cảm tình của quốc gia này, và Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á tích cực nhất trong việc bảo vệ quyền lợi của mình ở Biển Đông.5 Hà Nội hiểu rằng mặc dù việc hợp tác với Washington có thể gây rủi ro cho mối quan hệ của họ với Bắc Kinh, Trung Quốc đang cố gắng đe dọa Việt Nam.6 Hà Nội đã cơ bản đưa vào thực hiện các nội dung của chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Cởi mở. Bằng cách áp dụng các biện pháp chiến lược và kinh tế khu vực cứng rắn hơn với Việt Nam, chính quyền Trump có thể chứng minh với Đông Nam Á rằng cách tiếp cận cứng rắn hơn có thể là vì chính lợi ích của họ. Tiếp theo Nhà Trắng có thể thuyết phục họ tham gia vào chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Cởi mở.

ĐẨY MẠNH MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM - HOA KỲ

Các nhà lãnh đạo Việt Nam tiếp tục giữ mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ, và quan điểm tương đối tích cực của người dân Việt Nam đối với chính quyền Trump làm cho đất nước này hiện tại trở thành một ngoại lệ ở Đông Nam Á. Nhiều nhà lãnh đạo Đông Nam Á ngày nay đang bối rối bởi sự mâu thuẫn trong chính sách đối ngoại hiện tại của Hoa Kỳ đối với khu vực. Người dân ở nhiều quốc gia Đông Nam Á cũng trở nên lạnh nhạt bởi họ cảm nhận sự bài ngoại trong chính sách kinh tế và nhập cư của Hoa Kỳ. Ví dụ như ở Indonesia và Malaysia, hình ảnh và sự tin cậy bấy lâu vào Hoa Kỳ đã xấu đi trong những năm gần đây.7

Tuy nhiên, hầu hết các nước Đông Nam Á chưa chuẩn bị sẵn sàng để từ bỏ sự phụ thuộc của họ vào Hoa Kỳ như thứ quyền lực chính từ bên ngoài của khu vực. Để các quốc gia Đông Nam Á thấy rằng cách tiếp cận chiến lược và kinh tế cứng rắn của mình sẽ mang lại lợi ích không chỉ cho Hoa Kỳ, Nhà Trắng sẽ cần thuyết phục các nước Đông Nam Á ở một vài điểm. Họ sẽ cần đảm bảo với các nước này rằng Hoa Kỳ vẫn có quyền lực ở châu Á, và quan điểm của chính quyền Trump về khu vực, như được nêu trong ý tưởng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Cởi mở, sẽ có giá trị với chính Đông Nam Á. Họ cũng cần tiếp tục đảm bảo với các nước Đông Nam Á rằng mặc dù sẽ không và không thể ngăn chặn lại sự trỗi dậy của Trung Quốc, song Hoa Kỳ có thể đưa ra3 các lựa chọn khả thi để giúp các nước này đẩy lùi sự chèn ép về kinh tế và chiến lược của Trung Quốc, nếu việc đó xảy ra. Họ cần đảm bảo với các nước này rằng trong quá trình đưa đến một trật tự an ninh và thương mại trên cơ sở nguyên tắc, chính quyền Trump sẽ áp dụng các nguyên tắc một cách công bằng và dựa trên bằng chứng chứ không phải lên án các nước dựa trên những cáo buộc giả mạo, giống như ý tưởng rằng các nước có thặng dư thương mại với Hoa Kỳ phần nào đang chiếm lợi thế.

Việt Nam là nơi lý tưởng để chính quyền Trump lập hình mẫu cho chiến lược của mình đối với Nam và Đông Nam Á. Mô hình này sẽ giúp duy trì cách tiếp cận cứng rắn của Nhà Trắng trong nhiều vấn đề, và cũng chứng tỏ chính sách thương mại và an ninh của chính quyền Trump có thể hiệu quả với khu vực Đông Nam Á. Washington vẫn được lợi nếu Hà Nội có một sự đồng thuận ở Đông Nam Á đối với chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Cởi mở. Hai thế lực này có thể phối hợp chặt chẽ với nhau để phát triển chiến lược và thực hiện nó trong toàn khu vực. Trong trường hợp có xung đột khu vực, Việt Nam có thể cung cấp lực lượng quân đội lớn nhất ở Đông Nam Á và là một trong những lực lượng được huấn luyện tốt nhất, cũng như có thể cung cấp một cảng biển quan trọng ở Vịnh Cam Ranh.

Hà Nội sẽ hưởng lợi từ mối quan hệ song phương được nâng cấp với Hoa Kỳ là giải quyết được các thách thức về an ninh từ Trung Quốc và liên kết các nỗ lực của Việt Nam nhằm “đa phương hóa” chiến lược Biển Đông mình và chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự do và Cởi mở của Hoa Kỳ. Việc nâng cấp mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ sẽ mang đến cho Hà Nội những lời hứa về an ninh rõ ràng hơn và giúp họ hiện đại hoá lực lượng hải quân và bảo vệ bờ biển của mình. Việt Nam không bao giờ có thể so được với Trung Quốc về sức mạnh quân sự (gần đây nhất Bắc Kinh đã lắp đặt các hệ thống tên lửa đất đối không và đối hạm trên một số tiền đồn của Trung Quốc ở Biển Đông), song Hà Nội muốn cải thiện khả năng quân sự của mình và có thể dựa vào đủ các đối tác để ngăn Bắc Kinh giành thêm lợi thế ở Biển Đông hoặc cân nhắc việc tấn công Việt Nam.8 Họ đã tiến hành các bước cho việc đó, mua hạm đội tàu ngầm lớn nhất ở Đông Nam Á và tranh thủ các đối tác như Ấn Độ và Nhật Bản.9 Xây dựng những mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ sẽ thúc đẩy sự ngăn cản của Việt Nam.

Chắc chắn rằng nếu quan hệ mật thiết hơn với Hoa Kỳ, Việt Nam có thể chịu phản ứng dữ dội và có thể cả những trừng phạt khác từ Trung Quốc. Nhưng những nỗ lực của Hà Nội trong việc tạo sự cân bằng hài hòa hơn giữa Washington và Bắc Kinh không thành công: Họ đã không ngăn được Trung Quốc mở rộng các tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông, đe dọa ép Việt Nam phải từ bỏ các tuyên bố chủ quyền về dầu mỏ và khí đốt, và gạt Việt Nam ra rìa ở ASEAN. Mặc dù Trung Quốc đang áp dụng một cách tiếp cận độc đoán với Việt Nam, Hà Nội vẫn có thể phát triển những mối liên kết chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ mà không gây ra phản ứng quyết liệt hơn từ Trung Quốc.

Phát triển quan hệ gân gũi hơn với Hoa Kỳ sẽ cho phép Việt Nam giúp định hình chiến lược Ấn Độ DươngThái Bình Dương Tự do và Cởi mở để đưa ý tưởng thành hành động cụ thể. Lực lượng quốc phòng tập thể mạnh mẽ hơn về tự do hàng hải ở Biển Đông cũng sẽ giúp Việt Nam bảo vệ những mỏ dầu ngoài khơi của mình.

Để nâng cấp mối quan hệ giữa hai quốc gia, Washington nên thực hiện các bước sau :4
  • Tăng cường quan hệ song phương ở cấp quan hệ đối tác chiến lược. Hoa Kỳ và Việt Nam đã lên kế hoạch nâng quan hệ hai nước từ cấp đối tác toàn diện ở hiện tại lên cấp đối  tác chiến lược.10 Như một học giả đã lưu ý, tình trạng hiện tại là mơ hồ và không có các bước rõ ràng mà hai bên có thể thực hiện để củng cố quan hệ.11 Quan hệ đối tác chiến lược sẽ là mối quan hệ song phương được xác định rõ ràng, trong đó cả hai bên sẽ đối xử với nhau ở cấp độ đồng minh theo hiệp ước, mặc dù Việt Nam chưa sẵn sàng công khai chấp nhận là một đồng minh theo hiệp ước của Hoa Kỳ Quan hệ đối tác chiến lược nên bao gồm một kế hoạch hành động chung rõ ràng để nâng cấp các mối liên kết về an ninh trong thập kỷ tới. Kế hoạch đó cần có những yếu tố cụ thể được lập ra để hỗ trợ lực lượng hải quân và không quân Việt Nam và các yếu tố thiết lập các cuộc tập trận chung thường xuyên giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, cải thiện khả năng tương tác giữa quân đội của hai quốc gia và giúp các lực lượng Hoa Kỳ dễ dàng sử dụng cảng Vịnh Cam Ranh trong trường hợp có xung đột ở Đông Nam Á. Đó cũng sẽ là tín hiệu gửi đến Trung Quốc rằng chính quyền Trump sẽ tranh thủ các đối tác chiến lược mới để ngăn chặn không cho Trung Quốc thống trị hoàn toàn Biển Đông và các vùng biển khác trong khu vực. Ngoài ra, nó sẽ chứng tỏ cho các nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng lớn ở Việt Nam, cho Trung Quốc và công chúng Việt Nam thấy rằng các nhà lãnh đạo hàng đầu của Hà Nội sẵn sàng công khai sự gần gũi ngày càng tăng của quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam.12
  • Tăng cường những lần ghé thăm cảng và các biện pháp khác để chứng minh rằng mối quan hệ an ninh Hoa Kỳ-Việt Nam có thể ngăn chặn các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông. Hoạt động này sẽ liên quan đến cả hai quốc gia bằng cách làm cho việc tàu sân bay ghé thăm cảng tại Việt nam trở thành một sự kiện hàng năm, và đảm bảo rằng Hà Nội tham gia các cuộc tập trận chung đa quốc gia Vành đai Thái Bình Dương hàng năm. Chính quyền Trump cần tăng gấp đôi khoản tài trợ hàng năm của Hoa Kỳ từ 16 triệu đô la đến 32 triệu đô la, dưới hình thức là khoản tài trợ bổ sung của Hoa Kỳ để nâng cao năng lực hàng hải của Việt Nam, có thể được sử dụng để hiện đại hóa việc bảo vệ bờ biển. Ngoài ra, Việt Nam cần ủng hộ mạnh mẽ các hoạt động tự do hàng hải do Hoa Kỳ chủ trì trong vùng biển khu vực. Hai bên cần thận trọng lên kế hoạch cho Hà Nội tham gia các hoạt động tự do hàng hải trong năm tới, vì điều quan trọng là cả Washington và Hà Nội phải chứng minh cho Trung Quốc thấy sự ngăn chặn được tăng cường trong vùng biển khu vực. Việc Việt Nam tham gia các hoạt động tự do hàng hải sẽ phát đi tín hiệu mạnh nhất có thể rằng Washington và Hà Nội sẽ cùng nhau tích cực bảo vệ quyền tự do hàng hải trên Biển Đông. Sự tham gia của Việt Nam vào các hoạt động này có thể dẫn đến việc tham gia của các nước khác trong khu vực, cho phép chính quyền Trump biến các hoạt động này thành hoạt động đa phương thực sự. Cách tiếp cận cứng rắn hơn này có thể khuyến khích các nhà lãnh đạo khu vực khác, những người có tầm quan trọng cho một chiến lược rộng lớn của Hoa Kỳ đối với Biển Đông. Các nhà lãnh đạo ở Indonesia, Malaysia, Singapore và thậm chí cả ở Philippines gần đây đã cố gắng đáp trả những động thái của Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng bị hạn chế khi hành động đơn thương độc mã. Một chiến lược cứng rắn của Hoa Kỳ, với Việt Nam ở vị trí trung tâm, sẽ khiến các quốc gia Đông Nam Á đẩy lùi hành vi chèn ép của Trung Quốc, giúp làm tăng đáng kể quyền lực khi thương lượng của các nước Đông Nam Á.5
  • Chấp nhận các dự án thăm dò chung của Hà Nội với các công ty dầu khí nước ngoài. Việt Nam sử dụng các dự án thăm dò chung để bảo vệ các khu vực kinh tế độc quyền của mình. Trung Quốc đã gây đủ áp lực để ngăn chặn một liên doanh của Việt Nam với công ty dầu lửa Repsol của Tây Ban Nha ở Biển Đông, nhưng Hà Nội vẫn có một kế hoạch dự án khí đốt với Exxon Mobil, và đây có khả năng là đầu tư khí ngoài khơi lớn nhất của Việt Nam.13 Cả Hà Nội và Washington cần cảnh báo Bắc Kinh, có thể đang nhắm đến dự án đầu tư này, không được cố gắng ngăn chặn dự án hoặc khiến Hoa Kỳ và Việt Nam phải gây áp lực ép các công ty nước ngoài không tham gia vào các dự án chung với các công ty Trung Quốc như Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc ở Biển Đông.14 Dự án PetroVietnam-Exxon Mobil thành công sẽ giúp trấn an những lo ngại của Hà Nội về trữ lượng dầu và khí đốt của nước này và cho các công ty Hoa Kỳ thấy rằng rủi ro đầu tư vào các nguồn lực của Việt Nam đã giảm xuống. Đối với Exxon Mobil, đối tác kiểm soát 64% dự án, họ sẽ mở ra một mỏ khai thác ngoài khơi được cho là có 150 tỷ m3 dầu dự trữ.15
  • Mời Việt Nam tham gia Đối thoại An ninh Bốn Bên (Quad). Washington nên mời Hà Nội cùng Hoa Kỳ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản tham gia Đối thoại An ninh Bốn Bên. Cuộc đối thoại chiến lược này được hình thành từ thời chính quyền George W. Bush, ngừng hoạt động trong gần một thập kỷ nhưng đã được phục hồi vào năm 2017. Như lưu ý của ông Tom Corben thuộc Đại học Sydney, bốn thành viên Quad đã “cố gắng nâng cấp quan hệ chiến lược song phương với Việt Nam thông qua việc thực hiện các cuộc tập trận quân sự, thăm cảng, mở rộng các dòng tín dụng quốc phòng và quyên góp hoặc bán tài sản hải quân để nâng cao năng lực an ninh hàng hải của Hà Nội.”16 Việt Nam cũng sẽ là bên nhận chính của khoản tài trợ mới trị giá 300 triệu đô la cho an ninh hàng hải ở Đông Nam Á được Bộ trưởng Ngoại giao Pompeo công bố hồi tháng 8. Bằng mối quan hệ chặt chẽ với tất cả các thành viên Quad, Việt Nam đã trở thành một dạng đối tác kín đáo của Quad. Việc chính thức gia nhập liên minh đối thoại này sẽ giúp Việt Nam có tiếng nói trọng lượng hơn trong an ninh khu vực và phát đi một tín hiệu rằng Washington ngày càng coi Hà Nội là một đối tác an ninh tương đương các thành viên khác của Quad. Nó cũng sẽ cho các quốc gia Đông Nam Á khác thấy rằng các các quốc gia Đông Nam Á có thể trở thành đối tác bình đẳng của Quad. Sự tham gia của Việt Nam có thể lôi kéo các quốc gia Đông Nam Á khác.
  • Hoàn thành một hiệp ước đầu tư song phương và tiến hành các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do song phương. Mặc dù các nhà lãnh đạo Việt Nam là những người ủng hộ mạnh mẽ cho TPP, trong đó có Hoa Kỳ, và theo các nghiên cứu thì Việt Nam được hưởng lợi từ TPP nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác tham gia Hiệp định, nhưng nói chung họ vẫn là những người thực tế và muốn tìm kiếm bất kỳ giải pháp nào để cải thiện các mối quan hệ thương mại.17 Giống như nhiều quốc gia Đông Nam Á khác, trong khi vẫn ủng hộ các giao dịch thương mại đa phương, Việt Nam sẵn sàng xem xét việc tiến đến tự do hoá thương mại với Hoa Kỳ để giữ Washington tham gia vào các giao dịch thương mại ở châu Á.18 Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam xét theo từng quốc gia.19 Đến cuối Quý I/2019, chính quyền Trump sẽn ký một hiệp định đầu tư song phương vốn đã chậm trễ quá lâu với Việt Nam, và bắt đầu vào năm sau đàm phán với Việt Nam về thương mại, đồng thời tiến hành đàm phán với các quốc gia Đông Nam Á khác. Hiện các cuộc6 đàm phán thăm dò về một thỏa thuận song phương đã được bắt đầu với Philippines.20 Bằng cách bắt đầu đàm phán với cả Việt Nam và Philippines, Nhà Trắng có thể chứng minh rằng mình thực sự có ý định thúc đẩy thương mại tự do thông qua các thỏa thuận song phương ở châu Á, không đơn thuần chỉ hướng tới tự do hóa thương mại và sẽ trừng phạt những kẻ vi phạm và thưởng cho các quốc gia tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chuẩn về thương mại. Việt Nam sẽ được hưởng lợi đáng kể từ một thỏa thuận song phương. Các nhà xuất khẩu Mỹ cũng sẽ được hưởng lợi. Việt Nam là thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Hoa Kỳ, mặc dù các tiền lệ trong thỏa thuận thương mại Bắc Mỹ sửa đổi có thể dẫn đến các cuộc đàm phán khó khăn với Việt Nam về các vấn đề như lao động.21
  • Hợp tác để phát triển các lựa chọn thay thế cho BRI trong khu vực. Hoa Kỳ, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á sẽ không thể tạo ra một nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng tương đương với BRI. Theo công bố của Bộ trưởng Ngoại giao Pompeo hồi tháng 7/2018, khoản đầu tư thay thế ban đầu của Hoa Kỳ là 113 triệu đô la, chỉ bằng một phần nhỏ của ngân sách BRI.22 Nhật Bản hiện đang chi nhiều cho phát triển cơ sở hạ tầng ở Đông Nam Á hơn so Trung Quốc, nhưng Trung Quốc có khả năng sẽ vượt qua Nhật Bản trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, mặc dù nhiều quốc gia Đông Nam Á quan tâm đến BRI, Hoa Kỳ cần đề nghị hỗ trợ họ trong việc tạo ra nguồn vốn cơ sở hạ tầng của riêng họ. Hoa Kỳ và Nhật Bản cần cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, các khoản vay ưu đãi và các ưu đãi cho các công ty Hoa Kỳ và Nhật Bản để tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác. Nhà Trắng cũng cần tăng ít nhất là gấp 10 lần số tiền tài trợ của Hoa Kỳ cung cấp theo sáng kiến mới mà ông Pompeo công bố. Như vậy, Washington sẽ cho thấy rằng họ đáp ứng được nhu cầu về cơ sở hạ tầng của các quốc gia Đông Nam Á và đồng thời giải quyết được mối quan ngại về BRI. Về phần mình, Việt Nam rất cần cơ sở hạ tầng tốt hơn. Theo một ước tính của Ngân hàng Phát triển Châu Á, Việt Nam cần gần 500 tỷ đô la để đầu tư cơ sở hạ tầng mới trong thập kỷ tới.23
  • Không làm phương hại đến giao lưu nhân dân. Các mối giao lưu nhân dân rất quan trọng đối với việc xây dựng lại mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam kể từ khi bình thường hóa quan hệ song phương. Tuy nhiên, kế hoạch của Nhà Trắng về việc trục xuất hàng ngàn người Việt Nam đến Hoa Kỳ trước năm 1995 và được bảo vệ theo Hiệp định về Nhận trở lại công dân Việt Nam ký giữa Hoa Kỳ và Việt Nam năm 2008 có thể đầu độc các quan hệ giao lưu nhân dân.24 Những hành động như vậy có thể khiến người Mỹ gốc Việt đau lòng và khiến công dân Việt Nam cảnh giác với việc du lịch đến Hoa Kỳ. Như cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius đã lưu ý, hầu hết những người dự kiến bị trục xuất là những người tị nạn mà gia đình ủng hộ phía Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam và không phạm trọng tội lớn.25 Ngoài ra, các đe dọa của chính quyền Trump trong việc thắt chặt các quy định về thị thực du học có thể ngăn cản sinh viên Việt Nam đến Hoa Kỳ. Hiện tại, số lượng sinh viên nước ngoài có được thị thực đến Hoa Kỳ đã giảm xuống dưới thời chính quyền Trump. Một nghiên cứu của Quỹ Quốc gia về Chính sách của Hoa Kỳ cho biết rằng số lượng du học sinh tại các trường đại học ở Hoa Kỳ năm 2017 giảm 4% so với năm 2016.26 Chính quyền Trump cần tạm dừng kế hoạch trục xuất công dân Việt Nam đến Hoa Kỳ trước năm 1995. Họ cũng cần ngừng việc thắt chặt các quy định về thị thực du học, bao gồm cả đối với công dân Việt Nam. Các mối liên hệ về giáo dục rất quan trọng đối với7 các mối giao lưu nhân dân giữa Hoa Kỳ và Việt Nam và cũng là một nguồn doanh thu quan trọng cho các trường đại học ở Hoa Kỳ.
  • Hợp tác với Trung Quốc khi nước này ứng xử theo các nguyên tắc và tiêu chuẩn của khu vực, đồng thời theo đuổi một cách tiếp cận chiến lược và kinh tế cứng rắn hơn. Cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam đều không thể ngăn chặn Trung Quốc trở thành một thế lực ngày càng mạnh mẽ trong khu vực và trên toàn cầu. Đối với một số vấn đề quan trọng trong khu vực, ví dụ như sức khỏe cộng đồng, Trung Quốc đã đóng một vai trò hữu ích.27 Ví dụ, Trung Quốc đã phối hợp với các nước khác để giải quyết các dịch bệnh mới xuất hiện, hỗ trợ các tổ chức hiện tại như Tổ chức Y tế Thế giới, và đã nỗ lực giảm giá vắc-xin.28 Trong khi chính quyền Trump nhắm vào việc hạn chế tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông và trong các vấn đề nội bộ của các quốc gia khác ở châu Á, thì họ vẫn phải chấp nhận rằng các nước Đông Nam Á phải hợp tác với Trung Quốc trong rất nhiều vấn đề. Trong những vấn đề mà Bắc Kinh đang trở thành một nhà lãnh đạo đáng tin cậy và có trách nhiệm, Washington và Hà Nội phải thích ứng với quyền lực ngày càng tăng của họ. Việc đó đơn giản là phản ánh thực tế rằng Hoa Kỳ và các đối tác không thể ngăn chặn Trung Quốc ngày càng trở nên có ảnh hưởng lớn hơn ở Đông Nam Á. Nó cũng sẽ cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc thấy rằng nếu không cố gắng ép buộc thay đổi các tiêu chuẩn và quy tắc, họ có thể cải thiện quan hệ với Việt Nam và có lẽ với cả các quốc gia Đông Nam Á khác đang hoài nghi về sự trỗi dậy của Trung Quốc, như Indonesia và Malaysia.

KẾT LUẬN

Xây dựng một mối quan hệ gần gũi hơn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ mang lại lợi ích cho cả Washington và Hà Nội và gửi tín hiệu đến các quốc gia Đông Nam Á khác rằng chính sách khu vực của chính quyền Trump không phải là người thắng kẻ thua. Quan hệ được nâng cấp với Việt Nam, dựa trên những ý tưởng được đưa ra trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Cởi mở, sẽ chứng minh rằng Nhà Trắng có một chính sách rõ ràng về khu vực, trong đó thực sự có thể xét đến quan điểm chiến lược của các nước Đông Nam Á.

Sử dụng Việt Nam làm hình mẫu về những lợi ích mà các chính sách quản trị của ông Trump có thể mang lại cho khu vực Đông Nam Á, Hoa Kỳ có thể củng cố lại mối quan hệ đang xấu đi với Philippines và Thái Lan, tăng cường quan hệ với Indonesia, Malaysia và Singapore, ba quốc gia ngày càng hoài nghi mục tiêu chiến lược khu vực của Trung Quốc và lo ngại việc Bắc Kinh sử dụng BRI như một vũ khí cưỡng chế, có thể khiến các quốc gia khác đội ơn sâu sắc Trung Quốc. Philippines và Thái Lan có thể không quan tâm đến bất kỳ cách tiếp cận nào xa lánh Trung Quốc, nhưng có thể sẵn sàng quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ nếu họ thấy sự hưởng lợi của Việt nam. Nếu các quốc gia thấy rằng cách tiếp cận cứng rắn hơn của Nhà Trắng đối với châu Á thực sự có thể mang lại lợi ích cho mình, họ có thể bị thuyết phục và ủng hộ cho Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Cởi mở.

Việc khôi phục các mối quan hệ gần gũi hơn với Đông Nam Á rất quan trọng đối với lợi ích của Hoa Kỳ. Đây là một trong các khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trên thế giới, có một số tuyến đường thương8 mại quốc tế náo nhiệt nhất và có Biển Đông với tầm quan trọng chiến lược. Ít nhất có 20% các chuyến vận chuyển thương mại toàn cầu đi qua Biển Đông mỗi năm.29 Khu vực này phải đối mặt với các mối đe dọa nghiêm trọng về khủng bố, cướp biển và sự gia tăng của chủ nghĩa Hồi Giáo. Đây cũng là nơi đầu tiên mà Trung Quốc nổi lên như một thách thức thực sự đối với sự thống trị của Hoa Kỳ, và có thể áp dụng cách tiếp cận của Tập Cận Bình với các khu vực khác trên thế giới. Một chiến lược hiệu quả của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á có thể sẽ được áp dụng cho các khu vực khác mà Trung Quốc đang chiếm ưu thế. Có lẽ quan trọng nhất, Đông Nam Á tạo cơ hội cho thấy chính sách đối ngoại của Trump có thể giành chiến thắng ở các nước khác, thậm chí cả một Hoa Kỳ với tính dân tộc chủ nghĩa cao hơn vẫn phải cần đến, và có thể áp dụng với các đối tác trên khắp khu vực châu Á- Thái Bình Dương.9

*****

GHI CHÚ

1. “President Trump Wants $686 Billion for the Military. Here’s How He Plans to Spend It,” Bloomberg, ngày 12/02/2018, http://fortune.com/2018
/02/12/trump-military-budget.
2. Manolo Serapio Jr. và Muyu Xu, “Out of Asia: China Steel Exporters Chase New Buyers in Africa, South America,” Reuters, ngày 06/6/2018,
http://reuters.com/article/us-china-steel-exports-analysis/out-of-asia-china-steel-exporters-chase-new-buyers-in-africa-south-america
-idUSKCN1J20DB; Jisun Kim, “Increased Trade Barriers in Southeast Asia: Following a Rapid Rise in Steel Imports,” POSCO Research Institute,
tháng 01/2016, http://posri.re.kr/files/file_pdf/59/34/6467/59_34_6467_file_pdf_1453857396.pdf.
3. Jeff M. Smith, “Unpacking the Free and Open Indo-Pacific,” War on the Rocks, ngày 14/3/2018, http://warontherocks.com/2018/03/unpacking-the
-free-and-open-indo-pacific; Prashanth Parameswaran, “What Does Mattis’s ASEAN Trip Say About Trump’s Asia Policy?,” Diplomat, ngày
23/01/2018, http://thediplomat.com/2018/01/what-does-mattis-asean-trip-say-about-trumps-asia-policy.
4. Tôi rất cảm ơn Richard Heydarian về điểm này.
5. Michael Kokalari, “Growth in the Shadow of a Trade War,” Vietnamnet, ngày 08/5/2018, http://english.vietnamnet.vn/fms/business/206243/growth
-in-the-shadow-of-a-trade-war.html.
6. Alexander L. Vuving, “Force Buildup in the South China Sea: The Myth of an Arms Race,” cogitASIA, ngày 12/10/2018, http://cogitasia.com/force
-buildup-in-the-south-china-sea-the-myth-of-an-arms-race.
7. Brian Harding và Trevor Sutton, “U.S.-Indonesia and U.S. Malaysia Relations in the Trump Era,” Center for American Progress, ngày 06/6/2017,
http://americanprogress.org/issues/security/reports/2017/06/05/433540/u-s-indonesia-u-s-malaysia-relations-trump-era; Richard Wike, Bruce Stokes,
Jacob Poushter và Janell Fetterolf, “U.S. Images Suffers as Publics Around World Question Trump’s Leadership,” Pew Research Center, ngày
26/6/2017, http://pewglobal.org/2017/06/26/u-s-image-suffers-as-publics-around-world-question-trumps-leadership.
8. Vuving, “Force Buildup in the South China Sea: The Myth of an Arms Race.”
9. Trương Minh Vũ và Nguyến Thế Phương, “The Modernization of the Vietnam People’s Navy: Grand Goals and Limited Options,” Asia Maritime
Transparency Initiative, ngày 06/4/2017, http://amti.csis.org/modernization-vietnam-navy.
10. “Vietnam, U.S. Vow to Build Strategic Partnership,” Đại sứ quán nước Cộng hòa XHCN Việt Nam tại Hoa Kỳ, 2018, http://vietnamembassy-usa
.org/relations/vn-us-vow-build-strategic-partnership.
11. Carl Thayer, “The U.S.-Vietnam Comprehensive Partnership: What’s in a Name?,” cogitASIA, ngày 30/7/2013, http://cogitasia.com/the-u-s
-vietnam-comprehensive-partnership-whats-in-a-name.
12. Thayer, “The U.S.-Vietnam Comprehensive Partnership.”
13. Tan Qiuyi, “ExxonMobil-Vietnam Gas Project on Track for 2019,” Channel NewsAsia, ngày 07/11/2017, http://channelnewsasia.com/news/asia
/exxonmobil-vietnam-gas-project-on-track-for-2019-9383976.
14. Ralph Jennings, “China’s Pressure to Stop Energy Projects Dents Economic Growth in Vietnam,” Voice of America, ngày 02/4/2018, https://
voanews.com/a/vietnam-china-dispute-over-south-china-sea-resources/4327306.html.
15. Qiuyi, “ExxonMobil-Vietnam Gas Project on Track for 2019.”
16. Tom Corben, “The Quad, Vietnam, and the Role of Democratic Values,” Diplomat, ngày 25/5/2018, http://thediplomat.com/2018/05/the-quad
-vietnam-and-the-role-of-democratic-values.
17. David Francis, “Vietnam Could Be the Biggest Loser if Obama Can’t Deliver TPP,” Foreign Policy, http://foreignpolicy.com/2016/05/23/vietnam
-could-be-the-biggest-loser-if-obama-cant-deliver-tpp.
18. Richmond Mercurio, “U.S.-Philippines Free Trade Deal a Step Forward—DTI,” Philippine Star, ngày 25/5/2018, http://philstar.com/business
/2018/05/25/1818296/us-philippines-free-trade-deal-step-forward-dti.
19. Phan Anh, “China Usurps U.S. as Vietnam’s Top Export Market: Report,” VN Express, ngày 18/4/2018, http://e.vnexpress.net/news/business
/china-usurps-us-as-vietnam-s-top-export-market-report-3738349.html.
20. “Philippines, U.S. to Start Free Trade Talks in September,” Reuters, ngày 12/7/2018, http://reuters.com/article/us-philippines-usa-trade/philippines
-u-s-to-start-free-trade-talks-in-september-idUSKBN1K20XJ.
21. Stuart Schaag, “Vietnam: A Land of Opportunity for U.S. Exporters,” Tradeology, ngày 20/7/2016, http://blog.trade.gov/2016/07/20/vietnam-a
-land-of-opportunity-for-u-s-exporters.10
22. Lesley Wroughton and David Brunnstrom, “Wary of China’s Rise, Pompeo Announces U.S. Initiatives in Emerging Asia,” Reuters, ngày
30/7/2018, http://reuters.com/article/us-usa-trade/wary-of-chinas-rise-pompeo-announces-us-initiatives-in-emerging-asia-idUSKBN1KK0V5.
23. Don Lam, “Vietnam Needs Private Sector to Help Fund Infrastructure,” Financial Times, ngày 19/6/2017, http://ft.com/content/8b3ad6ea-54db
-11e7-80b6-9bfa4c1f83d2.
24. Michael Tatarski, “Why Is the U.S. Deporting Protected Vietnamese Immigrants?,” Diplomat, ngày 05/6/2018, http://thediplomat.com/2018/06
/why-is-the-us-deporting-protected-vietnamese-immigrants.
25. Tatarski, “Why Is the U.S. Deporting Protected Vietnamese Immigrants?”; Stuart Anderson, “Guess Who’s Not Coming to America? International Students,” Forbes, ngày 02/3/2018, http://forbes.com/sites/stuartanderson/2018/03/02/guess-whos-not-coming-to-america-internationalstudents/#6ae665323c3e.
26. Hallie Detrick, “International Student Visas Are Way Down Under Trump. Here’s Why U.S. Colleges Should Be Scared,” Fortune, ngày
12/3/2018, http://fortune.com/2018/03/12/international-student-visas-trump-colleges-universities.
27. Tôi xin cảm ơn Yanzhong Huang về điểm này.
28. Tôi xin cảm ơn Yanzhong Huang về điểm này.
29. Ankit Panda, “How Much Trade Transits the South China Sea? Not $5.3 Trillion a Year,” Diplomat, ngày 07/8/2017, http://thediplomat.com
/2017/08/how-much-trade-transits-the-south-china-sea-not-5-3-trillion-a-year.

---------------------------------------|||-----------------------------------------




Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.