Đảng so với thị trường - Xi không giải quyết được những mâu thuẫn của Trung Quốc

Các chính sách mới tại Đại hội Nhân dân, nhưng những căng thẳng cũ vẫn còn, nhất là trên Vành đai và Con đường

Đối với Chủ tịch Xi, Vành đai và Con đường hiện đang mang lấy rủi ro tài chính và rủi ro uy tín nghiêm trọng. © AP


Yu Jie, 15 / 03 / 2019   Theo Asian Review

Trần H Sa lược dịch

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế và cuộc chiến thương mại còn dang dở, Đại hội đại biểu nhân dân Trung quốc hàng năm đã bị tràn ngập với một cảm giác điềm tỉnh khác thường.

Trong khi Bắc Kinh cố gắng tạo ra một không khí tự tin và lạc quan, thì thực tế kinh tế đã tạo ra một bầu không khí khác biệt, bi quan.

Chương trình nghị sự chính sách mà các đại biểu khẳng định được đánh dấu bởi hai sự kiện quan trọng liên tục trong cách tiếp cận của chủ tịch Tập Cận Bình để khôi phục tăng trưởng và thay đổi hai chính sách quan trọng so với năm 2018.

Có một chút bất ngờ về các yếu tố không thay đổi trong kế hoạch của ông - sự thống trị của Đảng Cộng sản và việc gieo rắc chủ nghĩa dân túy, được thiết kế để làm cho sự cai trị của độc đảng trở nên dễ chấp nhận hơn. Nhưng những thay đổi chính sách thì đáng kể - hỗ trợ rõ ràng cho các doanh nghiệp tư nhân, theo sau sự vùi dập gần đây mà họ hứng chịu từ chính quyền, và một sự rút lui bất ngờ trong việc thúc đẩy Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, chương trình đầu tư toàn cầu quan trọng nhất của Xi.

Sự kết hợp chính sách này sẽ - ở mức tốt nhất - tạo ra những kết quả hỗn hợp trong các điều khoản thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thích đáng với những mâu thuẫn vốn có, đặc biệt là giữa sự thống trị của đảng và thúc đẩy kinh doanh tư nhân.

Đảng vẫn chưa giải được câu đố quan trọng cả về tiến bộ kinh tế và vị thế của đảng - làm thế nào để quản lý các rủi ro tài chính liên quan đến các gói kích thích nợ mà không làm giảm tăng trưởng kinh tế, đến mức bắt đầu ảnh hưởng đến tài sản cá nhân của hàng triệu người dân Trung Quốc thường lo lắng và thường bất mãn xã hội.

Nhấn mạnh vào sự toàn năng của Đảng trong việc đưa ra các điều chỉnh kinh tế trong nước chắc chắn làm thất vọng những người đam mê thị trường tự do, khi Chủ tịch Tập chuyển sang cải thiện hiệu quả kinh tế thông qua cạnh tranh lớn hơn theo hướng tăng cường kiểm soát của Đảng đối với nền kinh tế rộng lớn hơn.

Tập chủ trương phân phát các nguồn lực cho thị trường nhưng mời Đảng Cộng sản can thiệp vào thị trường. Ông vận động cải cách các doanh nghiệp nhà nước nhưng các cấp ủy đảng tăng cường kiểm soát các quyết định kinh doanh trong cả khu vực nhà nước và tư nhân.

Về cải cách các doanh nghiệp nhà nước (SOE) , ông hứa sẽ tăng cường quản lý các công ty đầu tư và điều hành vốn của nhà nước, và giảm sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, hội đồng quản trị của các doanh nghiệp nhà nước phải tiếp tục trực thuộc Đảng. Theo lời của Xi, Đảng có thể phủ quyết "các quyết định kinh doanh quan trọng" nếu cần thiết.

Chủ nghĩa dân túy trong các kế hoạch của Chủ tịch Tập Cận Bình được thúc đẩy bởi cuộc chiến xóa đói giảm nghèo liên tục của ông, làm giảm sự mất cân bằng trong phát triển khu vực và kiềm chế suy thoái môi trường tràn lan. Ông nhận ra một cách đúng đắn rằng phép màu kinh tế chưa từng có, được tạo ra bởi những cải cách của Đặng Tiểu Bình đã phải trả giá bằng sự bất bình đẳng to lớn về tài sản và thiệt hại môi trường nghiêm trọng. Tình hình cực đoan đến mức có thể thách thức sự sống còn đối với việc lãnh đạo của Đảng.

Nếu Đảng bảo vệ một nguyên trạng mà rõ ràng là không công bằng trong việc phân phối của cải và cơ hội, thì lòng tin từ những người bình thường sẽ sụp đổ. Người Trung Quốc bình thường khao khát sự thịnh vượng và  mức sống của họ được cải thiện rõ rệt. Đảng phải chăm sóc những người mà đã không phát đạt từ cải cách của Đặng.

Khi kỷ niệm 70 năm Cộng hòa Nhân dân đến gần vào cuối năm nay, điều cần thiết đối với Chủ tịch Tập Cận Bình và các đồng chí trong bộ chính trị của ông ta là ngăn chặn nhận thức về thất bại trong cải cách, đang trở nên phổ biến trong dân chúng Trung Quốc. Chính sách xóa đói giảm nghèo của Tập được hỗ trợ bởi sự đồng thuận trong Đảng và được thiết kế để tạo ấn tượng rằng chương trình cải cách của ông đang tiến tới thành tựu.

Đối với sự thay đổi chính sách, việc chuyển sang biện pháp ngụy biện ũng hộ thị trường nhiều hơn được kết hợp với gói cắt giảm thuế 2 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 297,4 tỷ USD) cho các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, nhà nước vẫn sẽ chỉ đạo nơi nào các công ty tư nhân có thể đầu tư và chỉ đạo họ có thể vay bao nhiêu. Thay vì đi theo thị trường, các doanh nhân phải bị  Đảng lãnh đạo.

Đảng cũng đang dứt khoát vượt quá ngay với cả sự kiểm soát các doanh nghiệp tư nhân để vạch ra tương lai của họ. Giới lãnh đạo Trung Quốc đang quy định các chính sách công nghiệp qua đó chủ động quản lý các doanh nghiệp tư nhân, yếu tố năng động nhất trong nền kinh tế, bằng cách chuyển vốn và điều khiển dòng tiền vào các ngành công nghiệp đổi mới, đặc biệt là công nghệ thông tin, AI và robot. Cụm từ "Made in China 2025" đã bị bỏ qua một cách rõ rệt trong quá trình hội họp của Quốc hội do áp lực từ Washington, cụm từ vốn được xem là tham vọng công nghệ của Trung Quốc và là một mục tiêu trong cuộc xung đột thương mại. Nhưng cam kết của Bắc Kinh đối với việc tập trung các nguồn lực trên các mục tiêu cơ bản, bao gồm từ các công ty tư nhân, vẫn chưa được xác định.

Tuy nhiên, bất ngờ lớn nhất từ ​​các bài thuyết trình kinh tế tại Đại hội đến từ Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường. Không phải vì nó là đề tài hàng đầu mà vì nó hiếm khi được đề cập.

Niềm đam mê của Bắc Kinh đối với Vành đai và Con đường rất tốn kém và nhạy cảm về chính trị ,và có thể không được đáp lại ở nước ngoài. © Imaginechina / AP
Lần đầu tiên kể từ khi nó được Xi đưa ra vào năm 2013, như Xi nhận xét, việc điều hành BRI sẽ quyết định việc chuyển đổi từ "dẫn đầu bởi nhà nước" sang "được thúc đẩy bởi các doanh nghiệp để ngăn ngừa các rủi ro nghiêm trọng". Bắc Kinh đã nhận thức rõ ràng rằng có những vấn đề nghiêm trọng với BRI - niềm đam mê của họ đối với chương trình này rất tốn kém và nhạy cảm về mặt chính trị, và có thể không được đáp lại ở nước ngoài theo sau những chỉ trích từ Sri Lanka, Malaysia và các nơi khác. Nói cách khác, đối với Xi BRI hiện đang mang rủi ro tài chính và rủi ro uy tín nghiêm trọng.

Sự thay đổi này đánh dấu một sự thay đổi to lớn trong việc cung cấp BRI. Ban lãnh đạo kêu gọi các doanh nghiệp tham gia thiết lập các tiêu chí rõ ràng hơn để lựa chọn các dự án tiềm năng đáng tin cậy và tạo ra lợi ích kinh tế thực sự cho các nước nhận viện trợ.

Nhưng để làm cho BRI thành công, các công ty Trung Quốc liên quan phải khắc phục những thiếu sót của một Đại Hán và cách tiếp cận chính trị do Trung Quốc lãnh đạo. Điều này nói dễ hơn nhiều so với thực hiện.

Đối với giới lãnh đạo Trung Quốc, hành động sẽ quan trọng hơn lời nói. Hầu hết các cải cách kinh tế táo bạo như sở hữu hỗn hợp của các doanh nghiệp nhà nước, Bắc Kinh đã muốn đưa ra dưới thời Xi, cho đến nay vẫn chưa thành hiện thực.

Người dân Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ. Các quốc gia nước ngoài cũng vậy, không chỉ là người khổng lồ chính trị và kinh tế ở phía bên kia Thái Bình Dương. Tự thân là một cường quốc với các mục tiêu lãnh đạo được tuyên bố công khai và những tham vọng cải cách không đủ rộng lớn. Ngay cả khi không có dân chủ, nó liên quan đến sự giám sát ngày càng tăng, với những hậu quả không phải lúc nào cũng có lợi cho Bắc Kinh.

Đối mặt với nghịch lý giữa tính trung tâm của Đảng và các lực lượng thị trường, Xi hứa hẹn cả một Đảng mạnh hơn và một thị trường tự do hơn. Mâu thuẫn này sẽ không dễ giải quyết sau Đại hội Nhân dân Quốc gia so với trước đây, ngay cả khi có chính sách mới của chủ tịch.


Yu Jie là thành viên nghiên cứu Trung Quốc trong Chương trình châu Á-Thái Bình Dương tại Chatham House.














-------------------------------------|||-------------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.