Điều gì gây ra suy thoái kinh tế của Trung Quốc

Và Bắc Kinh sẽ phản ứng thế nào

Một dây chuyền sản xuất tại một nhà máy ở Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, tháng 1 năm 2019

Tác giả Christopher Balding Ngày 11 tháng 3 năm 2019.     Theo Foreign Affairs

Trần H Sa lược dịch

Năm ngoái, Trung quốc trải qua với tăng trưởng kinh tế chậm nhất trong gần ba thập kỷ. Những rắc rối dường như bắt đầu vào mùa thu. Tăng trưởng tiền lương đã hạ nhiệt. Các khảo sát cho thấy các công ty trong lĩnh vực sản xuất đã bắt đầu bị mất việc làm. Và nhập khẩu đang giảm, làm tổn thương các nền kinh tế xuất khẩu lớn khác.

Có nhiều hơn một lý do cho sự chậm lại. Dân số già hóa nhanh chóng, tỷ lệ sinh giảm, Dự trữ Liên bang siết chặt và nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại, đã kết hợp để tạo nên những chiếc phanh cho nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh không thể có nguy cơ suy thoái kinh tế. Chính phủ Trung Quốc sẽ không cho phép tăng trưởng chậm lại đáng kể, ngay cả khi điều đó có nghĩa là dồn đọng các vấn đề khó khăn cho tương lai.

Các vấn đề của Trung Quốc chủ yếu xuất phát từ các quyết định được đưa ra trong nhiều năm - trong một số trường hợp - cách đây nhiều thập kỷ. Trước đây, Trung Quốc được hưởng lợi từ lực lượng lao động ngày càng tăng, giúp tăng GDP cả bằng cách tăng thêm số lao động, lẫn vì lao động trẻ có xu hướng làm việc hiệu quả hơn so với những người lớn tuổi. Nhưng vào khoảng năm 2012, dân số trong độ tuổi lao động bắt đầu thu hẹp, kết quả tất yếu của chính sách một con, được ban hành vào năm 1979. Sự suy giảm tỷ lệ tăng trưởng là một phần của việc thu hẹp nhân khẩu học này.

Việc tăng lương đặt ra một vấn đề khác. Tiền lương của Trung Quốc hiện nay phù hợp hoặc vượt xa hầu hết các nền kinh tế thị trường mới nổi khác, khiến Trung Quốc trở thành điểm đến kém hấp dẫn hơn đối với các công ty nước ngoài. Trên hết, chi phí sinh hoạt cao và gánh nặng hành chính đã làm giảm dòng lũ nông dân ở nông thôn đi vào các thành phố, xuống đến mức chỉ còn  nhỏ giọt. Thu nhập trung bình của nông thôn sau thuế trong năm 2018 là 14.617 Yuan một năm, đủ thấp để khiến việc di chuyển đến thành phố bị ngăn cản, khi giá trung bình của một căn hộ ở khu vực thành thị hiện nay là 14.678 Yuan mỗi mét vuông.

Các lực lượng thúc đẩy tăng trưởng của Trung Quốc trong những năm gần đây đang héo tàn. Trung Quốc đã từng dựa vào thặng dư thương mại để thúc đẩy tăng trưởng, nhưng ngày nay tài khoản của đất nước thực tế đã bị cân bằng. Đầu tư vào tài sản cố định, chẳng hạn như nhà máy, máy móc, văn phòng và xây dựng chung cư, theo truyền thống là một nguồn tăng trưởng chính. Nhưng các khoản đầu tư như vậy đã giảm, như khoản đóng góp của các lãnh vực đó vào GDP giảm từ 82% trong năm 2016 xuống còn 71% vào năm 2018, và dự kiến ​​sẽ giảm thêm trong những năm tới, vì một trong bốn chung cư ở Trung Quốc hiện đang bị bỏ trống và các nhà sản xuất ô tô đang hoạt động chỉ hơn 50 phần trăm công suất.

Một số vấn đề của Trung Quốc đến từ nước ngoài. Trong nhiều năm, các nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc đã đi theo những con đường tương tự. Tuy nhiên, bây giờ, lãi suất của Mỹ tăng, kết hợp với tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc, có nguy cơ làm suy yếu cả hai nền kinh tế. Lãi suất trái phiếu kho bạc thời gian một năm hiện cao hơn một chút so với lãi suất trên nợ của chính phủ Trung Quốc, có nghĩa là Bắc Kinh không còn có thể tính đến các dòng vốn từ các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ở môi trường bên ngoài so với khi lãi suất của Hoa Kỳ thấp.

Kể từ năm 2008, Trung Quốc đã thúc đẩy tăng trưởng bằng nợ. Bây giờ cách làm của nó đã va phải một số giới hạn rõ ràng. Nợ hộ gia đình và nợ quốc gia của đất nước đã đạt đến mức tương tự như ở hầu hết các nước phát triển và nợ đang tăng nhanh hơn GDP theo cách tính trên danh nghĩa. Những mức nợ cao đó làm cho Trung Quốc trở thành một ngoại lệ cực đoan, là nền kinh tế thị trường mới nổi to lớn mắc nợ nhiều nhất. Hầu hết chủ nhân các khoản nợ không phải là của chính phủ mà của các hộ gia đình và các công ty, giới vay phải trả lãi suất cao hơn. Vì vậy, chi phí phục vụ cho nợ hiện nay lên tới hơn 20% GDP. So sánh, các quốc gia khác có mức nợ cao, chẳng hạn như Nhật Bản và Hoa Kỳ, nhưng có chi phí trả nợ chỉ một chữ số từ thấp đến trung bình, tính theo phần trăm GDP. ( dưới 10 %, THS, ) 

Khi ông Tập Cận Bình tái đắc cử Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 10 năm 2017, Trung Quốc đã sắp kết thúc đợt mở rộng gia tăng nợ kéo dài gần hai năm. Trong suốt hai năm 2016 và 2017, Bắc Kinh đã thổi phồng các giá trị công nghiệp, đẩy khu vực doanh nghiệp đang gặp khó khăn phải gánh quá nhiều nợ. Xi bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình với cái gọi là tổng tài chính tài trợ xã hội mới, thước đo tăng trưởng tài chính rộng lớn nhất ở Trung Quốc, tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 32%. Nhưng Xi dường như đã nhận ra sự nguy hiểm của việc tăng trưởng tín dụng nhanh liên tục, và thực hiện các bước để kềm chế nó. Vào cuối năm ngoái, tổng tài chính tài trợ xã hội mới đã bị thu hẹp với tốc độ 15%. Nhưng mặc dù các cơ quan quản lý ngân hàng Trung Quốc có thể có quyền muốn kiềm chế tăng trưởng tín dụng, nhưng làm như vậy thì lại làm tăng thêm tai họa kinh tế của Trung Quốc.

XUỐNG NHƯNG KHÔNG GỤC.

Nền kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc vào các chính sách do chính phủ trung ương đặt ra ở một mức độ mà ít có nền kinh tế nào khác như vậy. Các tín hiệu chính thức và không chính thức của chính phủ cung cấp cho các công ty và người dân hiệu lệnh của họ về mọi thứ, từ đó các doanh nghiệp bắt đầu nên đầu tư ở đâu. Nếu Bắc Kinh tiếp tục kìm hãm tăng trưởng tín dụng, nỗi đau kinh tế thực sự có thể xảy ra.

Tuy nhiên, có vẻ như Bắc Kinh đã phải oằn mình. Các vòi tín dụng đang chảy một lần nữa. Vào tháng 1, tổng tài chính tài trợ xã hội đạt mức cao nhất mọi thời đại, là 4,6 nghìn tỷ nhân dân tệ, tăng 52% so với tháng 1 năm 2018, là tháng có mức cao thứ hai được ghi nhận so với trước đây. Hoạt động tài chính của tháng giêng bằng 24 phần trăm của mọi hoạt động tài chính trong năm 2018 và là 5 phần trăm GDP của Trung Quốc. Ngay cả khi Bắc Kinh kìm hãm tăng trưởng tín dụng trong phần còn lại của năm, thì quy mô độ lớn của tháng 1 có thể sẽ giữ mức tăng trưởng tín dụng cao hơn so với năm 2018. Mặc dù tăng trưởng tín dụng đã hạn chế hơn trong tháng 2, tổng tài chính tài trợ xã hội mới trong hai tháng đầu năm Năm 2019 vẫn cao hơn 25% so với cùng kỳ năm 2018.

Quyết định của Trung Quốc tăng cường cho vay hầu như không đáng ngạc nhiên. Trong những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc luôn xen vào để kích thích kinh tế trong những thời kỳ khó khăn, sử dụng "Đội bảo vệ Plunge" (1) để giữ cổ phiếu nổi, các chương trình hoán đổi trái phiếu khác nhau để giữ cho các ngân hàng cho vay và các gói kích thích để giữ cho các công ty xây dựng. Một chính phủ dựa vào năng lực kinh tế của mình như là lời tuyên bố chính thức về tính hợp pháp của nó, có thể cho phép một cuộc suy thoái lớn. Chừng nào Bắc Kinh còn cho vay tăng trưởng nhanh hơn GDP trên danh nghĩa, nền kinh tế có thể sẽ tiếp tục mở rộng. Bắc Kinh dường như sẵn sàng đánh đổi nợ lớn hơn để tăng trưởng cao hơn.

Tuy nhiên, những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm kích thích tiêu dùng đang chạm đến giới hạn của họ. Các hộ gia đình Trung Quốc hiện tiền nợ nhiều hơn tiền thu nhập của họ, so với các hộ gia đình ở nhiều nước phát triển, bao gồm cả Hoa Kỳ. Điều đó làm giảm sự tiêu thụ. Một số nghiên cứu cho thấy, ví dụ, việc mua xe hơi của Trung Quốc, có thể không trở lại mức trước đó cho đến đầu thập kỷ tới. Ngay cả các giao dịch mua sắm cơ bản, như điện thoại và hàng tiêu dùng, cũng bị đình trệ khi tăng trưởng thu nhập chậm lại. 

Hoạt động kinh tế của Trung Quốc có thể không mạnh, nhưng miễn là tăng trưởng tín dụng vẫn mạnh, ít có nguy cơ suy thoái đáng kể. Như nhà kinh tế học Michael Pettis đã lập luận , GDP của Trung Quốc đã trở thành một thứ công suất chứ không phải là một thước đo, nghĩa là chính phủ sẽ làm những gì cần thiết để duy trì tốc độ tăng trưởng, và do đó, số liệu hàng đầu trên báo chí tiết lộ rất ít về tình trạng thực sự của nền kinh tế Trung Quốc. Tăng trưởng của Trung Quốc có thể không lành mạnh hoặc bền vững, nhưng có rất ít rủi ro rằng nó sẽ dừng lại.

Khi một cuộc suy thoái tấn công một quốc gia dân chủ, cử tri có thể đuổi đảng cầm quyền. Các cử tri ở Trung Quốc không có lựa chọn như vậy, điều đó có nghĩa là một cuộc suy thoái có thể lật đổ toàn bộ chế độ. Bởi vì cuộc đánh cược dành cho Đảng Cộng sản rất cao, và vì đảng này có nhiệm vụ và nguồn lực để tiếp tục, chắc rằng Trung Quốc phải ở suốt trong tình trạng rối ren.


Chú thích :
(1) Đội bảo vệ Plunge : Tổ chức có trách nhiệm thi hành lệnh của chính phủ can thiệp vào thị trường với tính cách như doanh nhân, giúp chính phủ bình ổn thị trường.

------------------------------|||-----------------------------------



Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.