Mối quan hệ kinh tế Mỹ - Trung, một cách tiếp cận toàn diện (lược trích P I)

Biểu đồ thâm hụt thương mại Mỹ -Trung

Joshua P. Meltzer and Neena Shenai ...Theo Viện Nghiên Cứu Doanh Nghiệp Hoa Kỳ

Trần H Sa trích dịch

Mối quan hệ kinh tế Trung Quốc - Hoa Kỳ đã đạt đến một bước ngoặt quan trọng. Trong năm qua, Hoa Kỳ đã áp đặt thuế quan đối với hàng nhập khẩu trị giá 250 tỷ USD của Trung Quốc và Trung Quốc đã trả đũa, tăng thuế đối với một lượng xuất khẩu tương tự của Mỹ. Tại hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G-20 vào tháng 11 năm 2018, Tổng thống Trump và Xi đã đồng ý giải quyết tranh chấp thương mại trong vòng 90 ngày, trước ngày 1 tháng 3 năm 2019, mặc dù thời hạn này đã được gia hạn gần đây. Hoa Kỳ lo ngại rằng cơ sở cho những căng thẳng thương mại song phương này xuất phát từ các hoạt động cụ thể đặc hữu của mô hình kinh tế Trung Quốc, qua đó làm nghiêng sân chơi theo hướng có lợi cho các công ty Trung Quốc ở trong nước và trên toàn cầu.

Mối quan hệ kinh tế Mỹ-Trung mang lại nhiều lợi ích cho Mỹ hơn là cách hiểu thông thường. Ví dụ, dữ liệu gần đây cho thấy xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc hỗ trợ khoảng 1,8 triệu việc làm trong các lĩnh vực như dịch vụ nông nghiệp và tư liệu sản xuất. (1) Tuy nhiên, mậu dịch với Trung Quốc cũng đã dẫn đến tình trạng mất việc làm trong một số ngành công nghiệp của Hoa Kỳ - đặc biệt trong ngành sản xuất có mức lương thấp. Cho dù với những cái giá phải trả này, sự tập trung thường xuyên của chính quyền vào thâm hụt song phương, thì đó không phải là một thước đo ý nghĩa để đánh giá thương mại Mỹ-Trung, hoặc tác động của nó đối với việc làm. Thâm hụt thương mại của Mỹ từ việc sản phẩm của Hoa Kỳ bị hạn chế nhập khẩu thì ít hơn so với việc suy nghỉ về một nước Mỹ có tỷ lệ tiết kiệm trong nước thấp, qua đó đòi hỏi vốn ở nước ngoài để tài trợ cho nhu cầu đầu tư trong nước của Mỹ, và sự tăng trưởng nợ nần của chính phủ Hoa Kỳ. 

Ngoài ra, thâm hụt thương mại không là nguyên nhân của các nguồn gốc hoạt động của các công ty Hoa Kỳ và Trung Quốc tại mỗi thị trường tương ứng, một phép tính cho thấy Mỹ bán nhiều hơn cho Trung Quốc chứ không phải là ngược lại. Tuy nhiên, cái giá phải trả về mặt kinh tế của mối quan hệ kinh tế song phương là rất thực tế. Trong lịch sử gần đây, như đã lưu ý, cái giá phải trả chủ yếu ở lĩnh vực sản xuất, nhưng hiện nay kinh tế của Trung Quốc có nguy cơ gây hại cho yếu tố then chốt của nền kinh tế dịch vụ và tri thức của Hoa Kỳ. Như được xác định trong Báo cáo Mục 301 của Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) , trộm cắp tài sản trí tuệ (IP), cưỡng bức chuyển nhượng công nghệ và các hoạt động thương mại không công bằng khác của Trung Quốc đang đe dọa những việc làm có lương cao cùng các ngành chế tạo các sản phẫm có giá trị gia tăng cao tại Mỹ. Vai trò của nhà nước Trung Quốc trong việc thực hiện các chính sách này, với mục tiêu lớn hơn là thay thế sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trong các ngành công nghiệp công nghệ cao, làm cho các chính sách này của Trung Quốc trở nên liên quan nhiều hơn trong đánh giá thâm hụt thương mại. 

Tại sao mô hình kinh tế của Trung Quốc lại có vấn đề ? Mặc dù có sự tăng trưởng nhanh chóng trong nền kinh tế và chấp nhận vai trò cạnh tranh của thị trường, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn nắm quyền kiểm soát nền kinh tế Trung Quốc.

Trung Quốc không phải là nước đầu tiên với mô hình kinh tế cho phép nhà nước kiểm soát và phối hợp giữa chính phủ với các nhà  kinh doanh về ưu tiên kinh tế và thương mại. Các yếu tố của tất cả các hệ thống này đã và tiếp tục hiện diện ở những nơi như Nhật Bản, với keiretsu, hoặc Hàn Quốc, với các chaebol của nó. Nhưng mô hình kinh tế Trung Quốc khác với cả Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngoài ra, do kích thước tuyệt đối của nó, việc Trung Quốc phát triển sẽ ảnh hưởng như thế nào đến phần còn lại của thế giới, mà ngay cả nền kinh tế Nhật Bản cũng không theo kịp về chiều cao. 

Mô hình kinh tế của Trung Quốc có một loạt tác động ngày càng tăng đối với Hoa Kỳ và toàn cầu. Thứ nhất, nó hướng tới sự tự túc trong các công nghệ mới nổi thì không phù hợp với hệ thống mậu dịch dựa trên lợi thế so sánh. Thứ hai, Trung Quốc sử dụng các doanh nghiệp nhà nước, tiếp cận chúng để trợ cấp và hạn chế các nguyên tắc pháp quyền nhằm hỗ trợ cho các công ty nhà nước ở Trung Quốc và trên toàn cầu. Thứ ba, Trung Quốc sử dụng chính sách công nghiệp sản xuất để thu hoạch chiến thắng, được dự kiến ​​sẽ dẫn đến sản xuất dư thừa và bán phá giá ở nước ngoài.

Hệ thống kinh tế của Trung Quốc cũng đặt ra một số căng thẳng cấp tính đối với WTO. Trong khi Trung Quốc thực hiện các cam kết quan trọng như là một phần của việc gia nhập WTO vào năm 2001, những phát triển trong hệ thống kinh tế Trung Quốc làm cho việc thực thi các cam kết WTO ngày càng khó khăn hơn. Ngoài ra, mô hình kinh tế của Trung Quốc đưa ra những thách thức mới mà không lường trước được, vào thời điểm gia nhập WTO. Tất cả điều này xảy đến vào thời điểm mọi người hoài nghi về năng lực của WTO với tư cách là một tổ chức - cả về các quy tắc và hệ thống giải quyết tranh chấp - đối phó với các thách thức quan trọng của Trung Quốc. Trong khi Chủ tịch Xi liên tục khẳng định cam kết của Trung Quốc đối với khuôn khổ mậu dịch dựa trên các quy tắc đa phương, Trung Quốc liên tục thất hứa đối với các cam kết WTO.(5) Hơn nữa, mô hình kinh tế Trung Quốc gây khó khăn cho việc sử dụng WTO và hệ thống giải quyết tranh chấp của nó, trong việc phản đối những nước không làm đúng theo cam kết.(6) Chẳng hạn, sự kiểm soát của nhà nước đối với các doanh nghiệp công cộng và tư nhân gây khó khăn cho việc phân biệt giữa những gì là một cơ quan công cộng và những gì là một cơ quan tư nhân. Vai trò của nhà nước trong tư pháp và hệ thống hành chính, bao gồm cả việc sử dụng các thông báo không chính thức và các đòi hỏi không bằng văn bản đối với các doanh nghiệp nước ngoài, làm suy yếu khả năng của WTO; cho thấy rằng WTO đang tồn tại một biện pháp không nhất quán. Nhìn rộng ra hơn nửa, chính sách công nghiệp của Trung Quốc - đó là sự bóp méo sân chơi có lợi cho các công ty Trung Quốc - mâu thuẫn với hầu hết các hệ thống dựa trên thị trường của các thành viên WTO.

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), mà Hoa Kỳ rút khỏi vào năm 2017, bao gồm các quy tắc mới, quan trọng trong các lĩnh vực có vấn đề đối với Hoa Kỳ như về doanh nghiệp nhà nước, IP, thương mại kỹ thuật số, tính minh bạch và quá trình quyền được hưởng trong việc đưa ra các quy định ảnh hưởng đến thương mại. Với Trung Quốc ở ngoài khối mậu dịch này, TPP sẽ tạo ra sự thua thiệt cho Trung Quốc. Theo một ước tính, TPP sẽ làm giảm thu nhập của Trung Quốc 40 tỷ đô la hàng năm và điều này sẽ tăng thêm khi có nhiều nước tham gia thỏa thuận TPP. (10) Được kết hợp với nhau, TPP sẽ là một phần quan trọng trong bộ công cụ toàn diện mà Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa kỳ (USTR) thiết lập để tạo áp lực buộc Trung Quốc cải cách. 

Bây giờ TPP được tái lập mà không có Hoa Kỳ, gọi là TPP toàn diện và tiến bộ (CPTPP), và hầu hết các quy tắc để giải quyết mối quan tâm của Hoa Kỳ với các hoạt động thương mại của Trung Quốc vẫn còn. Tầm quan trọng của CPTPP trong việc giải quyết các thách thức của Trung Quốc cho phép Hoa Kỳ xem xét lại vị thế của nó với thỏa thuận và tái tham gia. Trong trường hợp các FTA song phương vẫn là trọng tâm trong thời điểm hiện tại, Mỹ nên đặt mục tiêu ký kết thỏa thuận với các đồng minh chiến lược của mình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001, thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã tăng từ 125 đô la tỷ đến hơn 700 tỷ đô la trong năm 2017. (14) Trong cùng thời gian này, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng gấp bốn lần về quy mô, từ nền kinh tế lớn thứ tư năm 2001 đến lớn thứ hai trên thế giới hiện nay. (15) Trung quốc chiếm 16 phần trăm hoạt động toàn cầu và 40 -50 phần trăm biên độ tăng trưởng toàn cầu. (16) Ngoài ra, tầng lớp trung lưu lớn nhất của thế giới hiện đang sống ở Trung Quốc và bốn trong số 10 ngân hàng đứng đầu thế giới là của người Trung Quốc, bao gồm ngân hàng lớn thứ nhất và thứ nhì. (17) Trung Quốc cũng có thị trường thương mại điện tử lớn nhất. Trong giai đoạn này, Mỹ đã hỗ trợ Trung Quốc hội nhập toàn cầu với kỳ vọng khi Trung Quốc được hưởng lợi từ hệ thống kinh tế quốc tế, bao gồm cả là thành viên WTO, nó sẽ trở thành một bên liên quan có trách nhiệm hơn, qua đó Trung Quốc sẽ làm việc với Hoa Kỳ “để duy trì hệ thống quốc tế mà đã kích hoạt thành công của nó.” (18) Tuy nhiên, quan điểm này của Hoa Kỳ về Trung Quốc đã dần dần phát triển thành coi Trung Quốc là một đối tác, và hơn thế nữa, là một đối thủ cạnh tranh, đạt đến đỉnh cao trong quan điểm của chính quyền Trump.

Thương mại Mỹ-Trung đã tạo được việc làm ở một số lãnh vực của nền kinh tế Hoa Kỳ như nông nghiệp và dịch vụ, và phá hủy việc làm trong một số lĩnh vực - đặc biệt các ngành sản xuất có lương thấp. Chẳng hạn, trong khoảng thời gian 1995-2001, tổng xuất khẩu của Hoa Kỳ được ước tính là đã tạo ra 6,6 triệu việc làm (22) và dữ liệu gần đây cho thấy xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc hỗ trợ khoảng 1,8 triệu việc làm trong các lĩnh vực như dịch vụ, nông nghiệp và tư liệu sản xuất. (23). Người tiêu dùng Mỹ có cũng thu lợi được từ thương mại với Trung Quốc. (24) Từ 2000 đến 2007, tác động của hàng nhập khẩu giá thấp từ Trung Quốc đã tạo ra khoản lãi kinh tế 202 tỷ đô la cho Mỹ - tương đương với 101,250 đô la cho mỗi việc làm bị mất trong sản xuất vào giai đoạn này. (25) 

Tuy nhiên, thương mại với Trung Quốc cũng đã dẫn đến mất việc làm trong lĩnh vực sản xuất của Hoa Kỳ. Từ 1999 đến năm 2011, 560.000 việc làm thuộc lãnh vực sản xuất đã bị mất do cạnh tranh trực tiếp với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. (26) Hiệu ứng ngược dòng cho thấy - mất việc làm trong các ngành công nghiệp đã gây ra cho những ngành công nghiệp đó phải đối mặt với sự cạnh tranh trực tiếp từ Trung Quốc -  đã có 2 triệu việc làm bị mất trong các lĩnh vự sản xuất và phi sản xuất. (27,28) Tuy nhiên, dữ liệu này, có thể vượt quá vấn đề mất việc làm, khi nó không tính đến mức độ nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Trung Quốc bao gồm giá trị gia tăng của Hoa Kỳ. Trung Quốc vẫn là một địa điểm có số lượng đáng kể các chuỗi giá trị toàn cầu then chốt trong "quá trình thương mại", nhờ đó lắp ráp các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, bằng cách sử dụng đầu vào từ Mỹ và các nơi khác rồi sau đó xuất khẩu sang Mỹ và toàn cầu, trong khi các đầu vào có giá trị cao như nghiên cứu và phát triển, thiết kế, phân phối, bán lẻ, v...v... vẫn ở bên ngoài Trung Quốc. 

Chẳng hạn, mỗi chiếc iPhone nhập vào Mỹ từ Trung Quốc được ghi nhận là hàng nhập khẩu giá 240 đô la, nhưng giá trị gia tăng của Trung Quốc cho chiếc iPhone là chỉ khoảng 8,50 đô la hoặc 3,6% trong tổng số, trong khi giá trị gia tăng nhập khẩu của Mỹ  trong chiếc iPhone trị giá khoảng 70 đô la. (29) Như ví dụ này chứng minh, một kế toán thích hợp cho thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc, thì tốt hơn nên tính đến giá trị của Mỹ được nhúng vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, và việc hạn chế hàng nhập khẩu từ Trung Quốc  tác động đối với công việc sản xuất của Mỹ là hơn 32%. Hơn nửa, (30) cú sốc ban đầu của Trung Quốc đối với nền kinh tế Mỹ phần lớn đã qua đi, và thương mại với Trung Quốc đang có ít ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất của Hoa Kỳ. (31) Bằng chứng về tái tổ chức và đổi mới cho thấy các doanh nghiệp Mỹ đã thành thạo hơn trong việc cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. (32) Trong thực tế, kể từ năm 2010, Mỹ đã tạo thêm hơn 1,2 triệu việc làm thuộc lãnh vực sản xuất.

Thâm hụt thương mại Mỹ-Trung không phải là một thước đo có ý nghĩa để đánh giá sức khỏe của mối quan hệ, hoặc tác động của nó đối với việc làm của Hoa Kỳ, mặc dù nó là trọng tâm của chính quyền Trump. Hình 1 ( bên dưới ) cho thấy thâm hụt song phương trong hàng hóa và dịch vụ đã tăng từ $ 81 tỷ năm 2001 lên 336 tỷ đô la năm 2017, tăng từ chỉ hơn 20 phần trăm trong thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ vào năm 2011 đến hơn 60 phần trăm vào ngày hôm nay. Thâm hụt thương mại song phương cần được đánh giá dựa trên thâm hụt thương mại tổng thể, mà qua đó việc một sản phẩm của Hoa Kỳ bị hạn chế xuất khẩu thì gây tác động ít hơn so với việc suy nghỉ về tỷ lệ tiết kiệm nội địa thấp của Hoa Kỳ, qua đó đòi hỏi vốn ở nước ngoài để tài trợ cho nhu cầu đầu tư trong nước của Mỹ và nợ nần tăng trưởng trong chính phủ Hoa Kỳ. (34) Nỗ lực giảm thâm hụt thương mại Mỹ-Trung mà không giải quyết "khoảng cách đầu tư - tiết kiệm", sẽ chỉ thay đổi thành phần kết cấu thâm hụt thương mại của Mỹ, khiến thâm hụt thương mại tổng thể không thay đổi.

********
Ghi chú của nguyên tác :

(1) Oxford Economics for the U.S.-China Business Council. Understand the U.S.-China Trade Relationship. 2017. www.uschina.org/reports/understandingus-china-trade-relationship,
(5) United States Trade Representative. 2018 Report to Congress on China’s WTO Compliance. February 2019. https://ustr.gov/sites/default/
fles/2018-USTR-Report-to-Congress-on-China%27s-WTO-Compliance.pdf.
(6) Wu, Mark. “The ‘China, Inc.’ Challenge to Global Trade Governance.” Harvard International Law Journal, Vol. 57, No. 2, (Spring 2016)
(10) Petri, Peter A., Michael G. Plummer and Fan Zhai, “The TPP, China and the FTAAP: The Case for Convergence.” In: Tang, Guoqiang and Peter A. Petri, eds.
New Directions in Asia-Pacifc Economic Integration. Honolulu: East-West Center, 2014.
(14) U.S. Bureau of Economic Analysis. “International Trade in Goods and Services.” www.bea.gov/data/intl-trade-investment/international-trade-goodsand-services.
(15)  In market exchange rate terms.
(16) Wright, Logan and Daniel Rosen. “Credit and Credibility: Risks to China’s Economic Resilience.” CSIS Freeman Chain in China Studies. October 2018:
127.
(17) “Global 2000:The Worlds’ Largest Public Companies.” Forbes, June 6, 2018. www.forbes.com/global2000/#562d70f4335d.
(18)  Deputy Secretary of State Robert Zoellick’s keynote address to the National Committee on US-China Relations, Sept 21, 2005.
(22)  Feenstra, Robert C. and Akira Sasahara. “The ‘China shock,’ Exports and U.S. employment: A Global Input-output Analysis,” Special Issue Paper,
Review International Economics, 6(5) (November 2018): 1053-1083.
(23) Understand the US-China Trade Relationship.
(24) Wang, Zhi and Shang-Jin Wei, Xinding Yu, Kunfu Zhu. “Re-Examining the Effects of Trading with China on Local Labor Markets: A Supply Chain
Perspective.” NBER Working Paper (October 2018): 19.
(25) Jaravel, Xavier and Erick Sager. “What are the Price Effects of Trade? Evidence from the U.S. and Implications for Quantitative Trade Models.” SSRN
(January 2018).
(26) Autor, David, David Dorn, and Gordon Hanson “The China syndrome: Local labor market effects of import competition in the United States.” American
Economic Review, 103, 6 (2013): 2121–68.
(27) Ibid.
(28) Feenstra. “The ‘China shock,’ Exports and U.S. employment.”
(29) Dedrick, Jason, Greg Linden and Kenneth L. Kraemer. “We estimate that China only makes $8.46 from an iPhone – and that’s why Trump’s trade war
is futile.” The Conversation, July 6, 2018. www.theconversation.com/we-estimate-china-only-makes-8-46-from-an-iphone-and-thats-why-trumpstrade-war-is-futile-99258.
(30) Jakubik, Adam and Victor Stolzenburg. “The ‘China Shock’ revisited: Insights from value added trade flows.” WTO Staff Working Paper, (October 2018):
14.
(31) Ibid.
(32)  Magyari, Ildiko. “Firm Reorganization, Chinese Imports, and US Manufacturing Employment.” Working Papers 17-58, Center for Economic Studies, U.S.
Census Bureau. 2017.
(34) Feldstein, Martin. “Inconvenient Truths About the US Trade Defcit.” Project Syndicate, April 25, 2017. www.project-syndicate.org/commentary/
america-trade-defcit-inconvenient-truth-by-martin-feldstein-2017-04.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.