Tham nhũng là chủ nghĩa cộng sản mới

Đó không phải là một ý thức hệ, nhưng nó là một mối đe dọa cũng y như thế.

Hình minh họa

MICHAEL MANDELBAUM, Xuất bản ngày 25 tháng 3 năm 2019. Theo The American Interest

Trần H Sa lược dịch

Tham nhũng luôn tồn tại. Trong đệ nhị luật, quyển thứ 5 của cựu ước 16:19, Kinh thánh nói rằng, "Ngươi không được nhận hối lộ, vì hối lộ làm mờ mắt những người khôn ngoan và làm hư hỏng chính nghĩa đạo đức của những ai sống lương thiện". Tuy nhiên, những tác động xảo quyệt của tham nhũng đã phát triển đến những mức độ đáng báo động, trong thế kỷ hai mươi mốt. Tham nhũng lớn - là việc sử dụng quyền lực nhà nước của những kẻ nắm quyền để chiếm đoạt tài nguyên, của cải cho chính họ và thân hửu của họ trên quy mô lớn - ảnh hưởng đến chính trị của các quốc gia, nơi mà nó tồn tại bằng cách khuyến khích các nhà cầm quyền độc tài : những kẻ nắm quyền lực có động lực mạnh mẽ để được ở trong hệ thống quyền lực vô thời hạn, hầu tiếp tục ăn cắp, trong khi sử dụng một phần của những gì họ ăn cắp để mua chuộc và đàn áp những người mà họ cai trị, nhằm giữ mãi quyền lực của họ. Tham nhũng lớn cũng làm biến dạng nền kinh tế của các quốc gia phải chịu đựng nó, bằng cách điều khiển vốn từ các kênh sản xuất vào tài khoản ngân hàng của giới  tham nhũng ăn trên ngồi trước, và bằng cách làm cho sự phân phối của cải trở nên bất bình đẳng hơn so với tình trạng khác cần có.

Trên thực tế, trong hậu quả chính trị và kinh tế, tham nhũng quy mô lớn có tác động tương tự như chủ nghĩa cộng sản, mà trong thế kỷ trước, đã thúc đẩy các chính phủ đàn áp và thực thi các hoạt động kinh tế tồi tệ ở những nơi cộng sản giành được quyền lực. Hơn nữa, tham nhũng của thế kỷ hai mươi mốt giống như chủ nghĩa cộng sản trong thế kỷ XX, trong một tình huống quan trọng khác : đó là nguyên nhân của xung đột quốc tế. Giống như phong trào cộng sản toàn cầu hay gây hấn, do Liên Xô dẫn đầu, đã đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng cho hòa bình thế giới từ cuối Thế chiến II đến cuối Chiến tranh Lạnh, cũng vậy, tham nhũng lớn là trọng tâm thách thức lớn nhất đối với hòa bình toàn cầu và sự ổn định hiện nay. Theo đó, cho nên việc chống lại tham nhũng  là một cách làm cho thế giới trở thành một nơi hòa bình hơn.

Thách thức ngày nay xuất phát từ tham vọng của ba quốc gia lớn thống trị quê hương họ và họ sẵn sàng sử dụng vũ lực để làm như vậy. Ở châu Âu, Nga chiếm Crimea, xâm lược và chiếm đóng miền đông Ukraine. Ở Đông Á, Trung Quốc tuyên bố quyền sở hữu trên hầu hết phía tây Thái Bình Dương và bồi đắp các đảo nhân tạo, trên đó họ đã xây dựng các cơ sở quân sự. Ở Trung Đông, Iran tạo ra các lực lượng vũ trang hoạt động vì lợi ích của họ ở Lebanon, Iraq, Syria và Yemen. Các chính sách đối ngoại hung hăng của cả ba đe dọa hàng xóm của họ, và do đó đe dọa lợi ích quốc tế của Hoa Kỳ.

Các chính sách gây hấn này có một số nguyên nhân khác nhau trong mỗi trường hợp, nhưng có cùng một động cơ cụ thể chung : bảo vệ chế độ. Chính phủ của Vladimir Putin ở Nga, sự cai trị của Đảng Cộng sản do Tập Cận Bình lãnh đạo ở Trung Quốc, và các nhà độc tài dưới lốt giáo sĩ của Cộng hòa Hồi giáo Iran, đều lãnh đạo các chế độ độc tài hoạt động với những gì là tàn tích của cọng sản, bất chấp những rắc rối hiện tại của dân chủ, trong một thế giới đa phần là dân chủ. Môi trường dân chủ gây ra cảm giác bất an trong cả ba chế độ. Trong khi cả ba cuối cùng phụ thuộc vào sự bắt buộc phải giữ vững quyền lực, mỗi nơi đều cảm thấy cần phải có sự hỗ trợ của nhân dân cũng như tính hợp pháp chính trị; và nhu cầu đó kết nối với tham nhũng gây ra đe dọa chiến tranh.

Không nước nào trong số ba quốc gia độc tài này lựa chọn cai trị theo kiểu dân chủ để đạt được tính hợp pháp, vì nền dân chủ sẽ đánh bật mỗi nước trong số họ ra khỏi quyền lực. Trong thế kỷ 20, các chính phủ Nga và Trung Quốc khẳng định quyền cai trị dựa trên cơ sở tư tưởng : họ đã thực hiện các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin (và ở Trung Quốc là Chủ nghĩa Mao). Tuy nhiên, những kẻ kế thừa họ ở thế kỷ 21, đã từ bỏ ý thức hệ cộng sản, hoặc là chính thức, chẵng hạn như ở Nga, hoặc một cách thực tế, như Đảng Cộng sản Trung Quốc đã làm. Chế độ Iran có một hệ tư tưởng chính thức, dựa trên phiên bản Ba Tư và Shia của niềm tin tuyệt đối vào kinh thánh Hồi giáo, nhưng rất ít người Iran ở bên ngoài giới cầm quyền tin vào điều đó.

Các chế độ độc tài của hậu cộng sản Nga và hậu Mao- ít của Trung Quốc đã dựa vào tăng trưởng kinh tế để giành được sự khâm phục của dân chúng như họ thích. Tuy nhiên, công thức thành công kinh tế trong cả hai trường hợp - giá dầu tăng ở Nga, sự kết hợp của phong trào di dân từ nông thôn đến thành phố với quy mô lớn, đầu tư của chính phủ ở mức cao, đặc biệt là vào cơ sở hạ tầng và xuất khẩu ngày càng tăng tại Trung Quốc - không còn mang lại kết quả mong muốn. Nền kinh tế Iran đã hoạt động yếu kém kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Hồi giáo, việc mà đã giúp tăng cường sự bất mãn của công chúng đối với những giáo sĩ Hồi giáo.

Không thể sử dụng dân chủ, tư tưởng hoặc tăng trưởng kinh tế; chính phủ Nga, Trung Quốc và Iran đã chuyển sang chủ nghĩa dân tộc hung hăng để củng cố vị thế của họ ở trong nước. Mục đích của việc tạo ra sự hỗ trợ của nhân dân không phải là lý do duy nhất cho các chính sách đối ngoại của họ, nhưng trong mỗi trường hợp, đó là một lý do quan trọng. Những kẻ cai trị các chế độ độc tài đã mô tả các hoạt động quân sự vượt ra ngoài biên giới của họ, như là các biện pháp để ưu tiên bảo đảm các vị trí chính đáng của đất nước họ, trong các khu vực tương ứng. Các nhà cai trị độc tài cũng đã miêu tả các chính sách này như là những phản ứng cần thiết đối với những nỗ lực bất chính của các đối thủ đố kỵ - trên hết là Hoa Kỳ - đang làm suy yếu và lật đổ đất nước của họ. Chiến thuật dường như đã gặt hái được một số thành công trong từng trường hợp; và đến mức mà các chế độ của Nga, Trung Quốc và Iran tin rằng, điều này là cũng đã cho họ có động cơ để khởi động những sáng kiến ​​rủi ro hơn nữa. Do đó, nó khuyến khích tạo ra mối đe dọa nguy hiểm nhất đang xảy ra đối với trật tự toàn cầu, và nó gắn liền với tham nhũng.

Khi Vladimir Putin, Tập Cận Bình và các giáo sĩ Iran thực hiện các chính sách đối ngoại hiếu chiến của họ - chúng ở trong số những điều khác - là để bảo vệ chế độ của họ; và các chế độ mà họ đang bảo vệ là tham nhũng. Cả ba, trên thực tế, đang thực hiện tham nhũng lớn.

Nga và Trung Quốc đủ điều kiện là những "chế độ đạo tặc" ( Kleptocracy ). Điều cốt yếu của nó là hành vi trộm cắp tài nguyên quy mô lớn của chính phủ và nhóm thân hửu, hoạt động đó minh định tính cách của hai chế độ. Đó là công việc chính của những người nắm giữ quyền lực. Mục đích của việc đạt được quyền lực công cộng là để tích lũy của cải tư nhân. Những người tham gia chế độ Putin và Đảng Cộng sản Trung Quốc, tìm cách vươn lên trong hàng ngũ của họ, để làm giàu; và phần lớn họ giàu. Ở Iran, nơi vẫn còn trên  phương diện lý thuyết, (và đối với một số quan chức thực sự không nghi ngờ gì) đang nhiệt tình truyền bá một biến thể đặc biệt của Hồi giáo, tham nhũng đang tràn lan . Những kẻ cai trị Iran sử dụng quyền lực của họ để làm giàu cho bản thân và thân hửu của họ, cũng như các nhà lãnh đạo tổ chức bán quân sự hùng mạnh của chế độ, Quân đoàn Vệ binh Cách mạng.

Tham nhũng lớn phân tán sự chú ý của công chúng do dựa vào chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến - cái quan trọng hơn hết đối với ba chế độ - vì tham nhũng là sâu sắc và hầu như không ai, không nơi nào ưa chuộng tham nhũng. Không một ai ngoại trừ những kẻ thụ hưởng tham nhũng chấp thuận nó, và những kẻ thụ hưởng không dám công khai tuyên bố sự chấp thuận của họ: ngược lại, các chế độ của chủ nghĩa đạo tặc thì chính thức chống lại tham nhũng.

Liên Xô và Mao - ít của Trung Quốc có thể biện minh sự cai trị bằng các nhiệm vụ ý thức hệ của họ. Những kẻ thừa kế của họ không thể làm điều đó với những gì đã xảy ra trong hệ tư tưởng : trộm cắp trên quy mô lớn. Trong kỷ nguyên của chủ nghĩa cộng sản chính thống, người dân Nga và Trung Quốc có thể được yêu cầu hy sinh cho, hoặc ít nhất là thể hiện sự nhẫn nhịn đối với chế độ, vì lợi ích của tương lai rạng rỡ mà nó đang xây dựng. ( một mặt nào đấy, đó vẫn là trường hợp đối với người Iran.) Những người cai trị hiện tại, ngược lại, không thể yêu cầu sự hy sinh và nhẫn nhịn để cho những kẻ chuyên quyền cũng có thể trở thành những kẻ quyền thế giàu có, mặc dù đó là mục tiêu thực sự của họ.

Sự kết thúc của chủ nghĩa cộng sản đã làm cho nhiều quốc gia loại bỏ nó được tự do hơn, giàu có hơn và hòa bình hơn. Sự chấm dứt chế độ đạo tặc thống trị Nga, Trung Quốc và Iran cũng sẽ có hậu quả tương tự. Sự sụp đổ của họ sẽ loại bỏ động lực mạnh mẽ dùng để đàn áp chính trị, sẽ giải phóng các nguồn lực để sử dụng vào kinh tế sản xuất, và, quan trọng nhất đối với phần còn lại của thế giới, sẽ loại bỏ nguyên nhân chính cho sự xâm lược quốc tế. Tuy nhiên, sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản cung cấp một bài học cảnh báo về một tương lai với tham nhũng quy mô lớn. Giống như với các quốc gia khác không lật đổ Liên Xô - đó là công việc của người dân Nga và các dân tộc khác của đế chế Cộng sản -  quyền lực không nằm trong những người không phải là người Nga và không phải người là Trung Quốc, những người đã đánh bật các chế độ mà nó cai trị những nước có kích thước tầm lục địa, có vũ trang hạt nhân. Mặc dù có thể loại bỏ các giáo sĩ Hồi giáo khỏi quyền lực bằng vũ lực ở Iran chưa được trang bị vũ khí hạt nhân, thế giới sẽ vô cùng miễn cưỡng để thực hiện một chiến dịch như vậy. Hơn nữa, sự kết thúc của các chế độ đạo tặc Nga, Trung Quốc và Iran sẽ không bảo đảm sự ổn định, cai trị tốt từ những người kế vị . Rốt cuộc, chủ nghĩa cộng sản Nga đã nhường chỗ cho Putin thay vì là dân chủ.

Tuy nhiên, thế giới có thể thực hiện các bước để làm suy yếu chế độ đạo tặc đang nắm quyền lực ở ba quốc gia này, và do đó làm tăng cơ hội cho một thế giới hòa bình hơn. Cuộc chiến tranh lạnh chống chủ nghĩa cộng sản đưa ra hai tiền lệ hữu ích.

Hiệp định Helsinki năm 1975, được ký kết bởi Liên Xô và các chư hầu cộng sản cũng như các quốc gia dân chủ ở Tây Âu và Bắc Mỹ, các bên ký kết đã cam kết bảo vệ quyền con người và quyền tự do căn bản. Các chế độ độc tài cộng sản không bao giờ có ý định tôn vinh lời hứa này, và thực tế họ đã không làm như thế. Nhưng Hiệp định đã làm tăng sự nổi bật và tầm quan trọng đối với vấn đề nhân quyền và tự do - và sự từ chối của cộng sản đối với chúng - đã góp phần vào các phong trào hòa bình, qua đó đã lật đổ chủ nghĩa cộng sản ở Trung và Đông Âu vào năm 1989.

Tương tự như vậy, sự quan tâm lớn hơn của công chúng toàn cầu đối với vấn đề tham nhũng lớn sẽ gây ấn tượng đến người dân Nga, Trung Quốc và Iran, những nạn nhân chính của nó, rằng họ không đơn độc trong việc nhận ra và phản đối nó, và chế độ đạo tặc vi phạm những gì mà thế giới coi là một chuẩn mực toàn cầu quan trọng. Việc thành lập Tòa án chống tham nhũng quốc tế , do thẩm phán liên bang Hoa Kỳ Mark L. Wolf đề xuất, có thể giúp thực hiện điều này bằng cách phóng chiếu một điểm sáng quốc tế sáng sủa hơn các chế độ đạo tặc.

Cũng trong Chiến tranh Lạnh, mặc dù phương Tây dân chủ không cố gắng đánh bại Liên Xô về mặt quân sự, nhưng có thể và đã thực hiện các bước để ngăn ngừa cộng sản lớn mạnh, ví dụ như bằng cách hạn chế chuyển giao công nghệ nhạy cảm và hữu ích về quân sự. Theo tinh thần tương tự, phương Tây có thể và nên áp dụng các biện pháp để giảm bớt sự trợ giúp mà các nền dân chủ dành cho các chế độ đạo tặc. Những kẻ đạo tặc của Nga và Trung Quốc và bạn bè của họ thủ đắc của cải phi nghĩa càng nhiều càng tốt từ Nga và Trung Quốc, và gởi chúng ở phương Tây, thường là những bất động sản đắt tiền ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Luật pháp cứng rắn hơn buộc tiết lộ nguồn gốc của các giao dịch tài chính đó, và, đâu đó có thể, ngăn chặn tiền bẩn đỗ vào phương Tây, như đề xuất bởi Sáng kiến ​​chống đạo tặc có trụ sở ở Washington DC, sẽ trừng phạt những kẻ hiện nay hưởng lợi từ tham nhũng lớn.

Tòa án chống tham nhũng quốc tế và luật pháp nghiêm khắc hơn quản lý dòng tiền ở phương Tây có nguồn gốc tham nhũng, sẽ không tự mình lật đổ được chế độ đạo tặc của Nga, Trung Quốc hay Iran. Tất cả tham nhũng lớn, và đặc biệt là nhỏ nhặt sẽ không bao giờ bị loại bỏ ở mọi nơi - kể cả ở phương Tây tương đối trung thực : sự thúc đẩy lợi nhuận bằng cách giao dịch không trung thực, bao gồm cả việc sử dụng quyền lực nhà nước bất hợp pháp, có mặt ở khắp mọi nơi và sẽ không biến mất. Nhưng có thể việc làm suy yếu các chế độ tham nhũng quy mô lớn không chỉ đơn thuần là một tính năng phụ mà còn là lý do để dân chủ tồn tại; và làm như vậy sẽ làm cho thế giới trở thành một nơi ít nguy hiểm hơn.


Michael Mandelbaum là Christian A. Herter, Giáo sư danh dự về Chính sách đối ngoại của Mỹ tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Tiên tiến thuộc Đại học Johns Hopkins.

-----------------------------------|||------------------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.