Một cuộc chiến tranh lạnh khác sẽ diễn ra sau chiến tranh thương mại

Mỹ và Trung Quốc phải định hình lại mối quan hệ kinh tế của họ - hoặc có nguy cơ phải chịu sự nguy hiểm của Chiến tranh Lạnh 2.0 đe dọa nền kinh tế toàn cầu.


Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump và Đệ nhất phu nhân Melania Trump đến Trung Quốc và được đón chào bởi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Đệ nhất phu nhân Bành Lệ Quyên, | Ngày 8 tháng 11 năm 2017 (Ảnh chính thức của Nhà Trắng bởi Shealah Craighead)
Stephen Roach , Ngày 2 tháng 4 năm 2019    Theo Eurasia Review

Trần H Sa lược dịch

Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể sẽ đạt được thỏa thuận thương mại, nhưng đây sẽ khó có thể là bước đột phá chấm dứt một cuộc xung đột sâu sắc. Một thỏa thuận có khả năng sẽ tập trung chủ yếu vào việc thu hẹp thâm hụt thương mại hàng hóa song phương giữa Mỹ với Trung Quốc qua nhiều năm, thâm hụt đã đạt mức doanh thu đáng kinh ngạc là 419 tỷ USD vào năm 2018, gần một nửa tổng thâm hụt thương mại của Mỹ. Nhưng không có sự sửa sai song phương nào cho thâm hụt thương mại của Mỹ với 102 quốc gia vào năm ngoái. Sự mất cân bằng đa phương bắt nguồn từ sự thiếu hụt trầm trọng của tiết kiệm nội địa ở Mỹ, nó chỉ trở nên tồi tệ hơn trong những năm tới do thâm hụt ngân sách liên bang kinh niên và ngày càng mở rộng.

Thay vì bật sâm banh khi đạt được thỏa thuận như vậy, các quan chức chính phủ và các nhà đầu tư nên suy nghĩ trước các vấn đề cấu trúc chưa được giải quyết - về công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ, chính sách công nghiệp do nhà nước bảo trợ và cưỡng bức chuyển giao công nghệ thông qua các thỏa thuận liên doanh - tất cả đều chỉ ra một cuộc xung đột bị kéo dài sau khi mực vừa khô từ một buổi lễ ký kết hào nhoáng nào đó.

 Sức mạnh mờ dần: Nền kinh tế Mỹ bây giờ yếu hơn so với nửa cuối thế kỷ 20 và Chiến tranh Lạnh 1.0 (Nguồn: Bộ Thương mại Hoa Kỳ và Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ; so sánh tăng trưởng năng suất bắt đầu vào năm 1948)

Phù hợp với những cảnh báo đáng ngại của Phó Tổng thống Mike Pence và cựu Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Henry Paulson , kết quả như vậy chỉ ra khả năng dễ nhận thấy của một cuộc chiến tranh kinh tế, với Hoa Kỳ và Trung Quốc bị khóa chặt trong một cuộc đụng độ kéo dài, về chiến lược cạnh tranh của hai mô hình kinh tế khác nhau. Một năm trước, cái gọi là khiếu nại Mục 301 của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đã khiến Trung Quốc trở thành mối đe dọa sống còn cho tương lai kinh tế của nước Mỹ. Trong khi phân tích của tôi cho thấy bằng chứng đằng sau những cáo buộc này là không thuyết phục, Hoa Kỳ dường như quyết tâm tiến lên trên các mặt trận này - nhiều giải pháp cho chiến lược kinh tế dài hạn riêng với Trung Quốc.

Nước Mỹ không độc quyền về những nỗi sợ sống còn khi mối quan hệ này đã đi lệch hướng. Trung Quốc cũng có mối quan tâm sâu sắc rằng Hoa Kỳ đang bị ám ảnh với chiến lược "ngăn chặn Trung Quốc" - làm mọi thứ trong khả năng của Mỹ để vượt qua những trở ngại đối với giai đoạn phát triển tiếp theo của Trung Quốc. Trong khi thuế quan của Trump nhấn mạnh những lo ngại này, họ vẫn theo sát gót chân "xoay trục sang châu Á" và tham vọng quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương của chính quyền Obama - với bước kế tiếp là việc Trung Quốc bị loại trừ khỏi khuôn khổ 12 quốc gia ban đầu.

Vì tôi không mong đợi Trung Quốc đầu hàng với chiến lược kinh tế cốt lõi của họ, nên có khả năng mạnh mẽ là một cuộc chiến đấu kéo dài giữa hai hệ thống - gọi đó là Chiến tranh Lạnh 2.0. Tất nhiên, điều này sẽ tương phản với Chiến tranh Lạnh 1.0, nhiều gay cấn hơn  cuộc đấu tranh quân sự giữa Hoa Kỳ và Liên Xô cũ.

Đáng kể, đối với Hoa Kỳ, nền kinh tế của nước này đang ở trong tình trạng yếu hơn nhiều để ngày nay tiến hành chiến tranh lạnh, so với tình huống trong Chiến tranh Lạnh 1.0 từ 1947 đến 1991. Trong giai đoạn trước đây, tăng trưởng GDP thực tế của Mỹ trung bình 3,5% mỗi năm. Ngược lại, kể từ năm 2010, tăng trưởng thực tế của Mỹ đã giảm xuống còn 2,3%. Tương tự, trong cuộc chiến tranh lạnh thứ nhất, tăng trưởng năng suất của Mỹ trung bình 2,2% mỗi năm, trong khi chín năm qua, tốc độ này đã chậm lại còn 1,1%. Và tương tự, nếu không muốn nói là quan trọng hơn, vị thế tiết kiệm trong nước của Mỹ bị thiếu hụt trầm trọng - tỷ lệ tiết kiệm ròng quốc gia 2,5% kể từ năm 2010 so với mức trung bình 8,8% trong Chiến tranh Lạnh 1.0.

Sự thiếu hụt sâu sắc như vậy của việc tiết kiệm đặt ra những câu hỏi đặc biệt nghiêm trọng về số tiền cần thiết của Mỹ, để tài trợ cho các khoản đầu tư vào vốn vật chất hoặc nhân lực không thể thiếu cho sự phục hồi sức cạnh tranh. Hoa Kỳ ngày nay thiếu sức mạnh kinh tế mà nước này đã có khi nhận đánh cuộc với Liên Xô cũ trong bốn thập niên đầu của kỷ nguyên hậu Thế chiến II.

Những quan điểm toàn cầu trái ngược của Hoa Kỳ và Trung Quốc đã thể hiện rõ ngay từ khi chính quyền Trump bắt đầu. Donald Trump cho biết trong bài phát biểu mở đầu hồi tháng 1 năm 2017 , "Sự bảo hộ sẽ dẫn đến thịnh vượng và sức mạnh vĩ đại". Ba ngày trước đó vào ngày 17 tháng 1, Tập Cận Bình đã đưa ra bài phát biểu quan trọng tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, cho rằng Trung Quốc nên thích nghi và hướng dẫn toàn cầu hóa kinh tế.

Cả hai quốc gia đã chuyển sang hành động mạnh mẽ đối với những tuyên bố đó, đặc biệt rõ ràng với sự phản kháng của Trump đối với chủ nghĩa đa phương - rút khỏi Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương và Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu và đe dọa sẽ làm như vậy với NATO và Tổ chức Thương mại Thế giới. Trong khi đó, Xi đã tán thành chủ nghĩa đa phương thông qua các nỗ lực tập trung vào Trung Quốc như, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực và Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á, từng được đưa ra trước thời tổng thống của Trump.

Trump đã lầm tưởng rằng thuế quan sẽ "làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại" bằng cách khôi phục lại công việc sản xuất của Mỹ; tuy nhiên, với phần đóng góp từ công việc làm trong ngành sản xuất của Hoa Kỳ đã giảm từ 40% sau Thế chiến II xuống chỉ còn 8,5% hiện nay - phần lớn do cải tiến công nghệ và năng suất - đấy, chỉ có thế thôi nhưng không thể đạt được. Ngược lại, chủ nghĩa đa phương của Xi dựa trên các cải tiến có hiệu quả của tự do hóa thương mại, chuỗi giá trị toàn cầu và, hy vọng, cam kết đổi mới đối với quản trị toàn cầu hóa dựa trên các quy tắc - những nguyên tắc nhấn mạnh hơn vào các cơ hội tăng trưởng chung cho nền kinh tế thế giới.

Điều cuối cùng mà nền kinh tế toàn cầu buộc phải chứng kiến là sự phá vỡ trật tự thế giới thời hậu Thế chiến II, với sự hội nhập và tự do hóa thương mại nhường chỗ cho sự vỡ ra từng mảnh và chiến tranh tiền tệ cùng chiến tranh thương mại. Chung cuộc, chỉ có Hoa Kỳ và Trung Quốc ở trong một vị trí để vô hiệu hóa rủi ro này. Tuy nhiên, họ chỉ có thể làm như vậy nếu cả hai hoạt động từ một vị thế của sức mạnh.

Trong mối quan hệ Mỹ-Trung phụ thuộc lẫn nhau, sức mạnh và sự hàn gắn cuối cùng chỉ có thể đến từ bên trong. Nếu cả Hoa Kỳ và Trung Quốc giải quyết các vấn đề kinh tế và mất cân bằng của chính họ, họ có thể giải quyết tốt hơn các vấn đề xảy ra giữa họ. Đối với Trung Quốc, điều đó có nghĩa là tiếp tục tập trung vào tái cân bằng và thay đổi cấu trúc bằng cách sử dụng kho tiết kiệm thặng dư khổng lồ của mình, để giải quyết các thách thức trong nước. Đối với Hoa Kỳ, điều đó có nghĩa là giải quyết tình trạng tiết kiệm trong nước bị thâm hụt kinh niên và gia tăng tiết kiệm, để xây dựng lại cơ sở hạ tầng, năng lực sản xuất và vốn nhân lực cần thiết cho sự phục hồi sức cạnh tranh. 

Trái ngược với quan điểm của chính quyền Trump, các cuộc chiến thương mại không có người chiến thắng - đặc biệt là giữa hai nền kinh tế phụ thuộc lẫn nhau vốn dựa vào nhau rất nhiều, Hoa Kỳ cũng như Trung Quốc. Lập luận của Trump rằng Hoa Kỳ chiếm thế thượng phong trong cuộc chiến thương mại vì Trung Quốc đã bị tổn thương có thể là một tính toán sai lầm nghiêm trọng. Vâng, nền kinh tế Trung Quốc đang suy yếu và có khả năng chậm lại hơn nửa trong những tháng tới. Nhưng trong bối cảnh các hành động kích thích chính sách gần đây, cả về tiền tệ lẫn tài chính, sự suy yếu đó có thể diễn ra vào giữa năm nay. Mặt khác, sự sụt giảm mạnh trong thị trường chứng khoán Mỹ vào tháng 12 năm 2018, kết hợp với sự suy yếu đáng kể trong thương mại toàn cầu, chỉ ra một thử nghiệm về khả năng phục hồi kinh tế của Mỹ trong những tháng tới.

Mặc dù có thể có một thỏa thuận hời hợt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, thật khó để lạc quan rằng một bước đột phá có ý nghĩa đang ở trong tầm tay. Hầu như là tầm nhìn táo bạo, can đảm và chiến lược của các nhà lãnh đạo của cả hai quốc gia là cần thiết để khôi phục niềm tin và xây dựng lại mối quan hệ.

Chỉ bằng cách củng cố từ bên trong, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới mới có thể biến mối quan hệ của họ từ sự phụ thuộc tiêu cực thành sự phụ thuộc lẫn nhau mang tính xây dựng. Việc định hình lại mối quan hệ kinh tế Mỹ-Trung như vậy, sau đó sẽ một lần nữa củng cố hành trình tăng trưởng tương ứng của họ thay vì tạo ra những xích mích gây cản trở nghiêm trọng cho tương lai chung của họ. Thật không may, tỷ lệ của một thỏa thuận yếu kém vượt xa khả năng của một thỏa thuận bền vững và lớn lao hơn, giúp khuếch tán các mối đe dọa hiện hữu mà cả hai quốc gia sợ nhất. Một cuộc xung đột kéo dài dưới hình thức Chiến tranh Lạnh 2.0 đe dọa không chỉ Hoa Kỳ và Trung Quốc mà cả nền kinh tế thế giới.


* Stephen Roach, là giảng viên tại Đại học Yale và là cựu chủ tịch của Morgan Stanley Châu Á. Morgan Stanley (mã số tại NYSE: MS) là một ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán có trụ sở chính tại Hoa Kỳ. Đây là một trong những thể chế tài chính lớn nhất của thế giới, phục vụ những nhóm đối tượng là chính phủ, các tổ chức tài chính khác và cá nhân.

------------------------------------|||-----------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.