Tương lai của trật tự tự do là ở thế thủ, ôn hòa

Một Chiến lược cứu nguy hệ thống

USS Carl Vinson tiến hành một cuộc tập trận với hải quân Nhật Bản ở Biển Philippines, tháng 4/2017.HẢI QUÂN HOA KỲ

 Jennifer Lind và William C. Wohlforth, Tháng 3 / Tháng 4 năm 2019,  Theo Foreign Affairs

Trần H Sa lược dịch

Trật tự thế giới tự do đang ở trong tình trạng nguy hiểm. Bảy mươi lăm năm sau khi Hoa Kỳ giúp tìm ra nó, hệ thống liên minh, thể chế và chuẩn mực toàn cầu này đang bị tấn công hơn bao giờ hết. Từ bên trong, trật tự đang đấu tranh với chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa độc tài đang gia tăng. Ở bên ngoài, nó phải đối mặt với áp lực gia tăng từ một nước Nga hiếu chiến và một Trung Quốc đang trỗi dậy. Bị đe dọa là sự sống còn của không riêng gì trật tự mà còn là sự sống còn của cả sự thịnh vượng kinh tế chưa từng có và nền hòa bình mà nó đã nuôi dưỡng.

Trật tự rõ ràng là đáng để bảo vệ, nhưng câu hỏi là làm thế nào. Hãy bình tĩnh và tiếp tục, một số người bảo vệ nó tranh luận;  những khó khăn hôm nay sẽ vượt qua, và trật tự đủ dẻo dai để sống sót. Những người khác đánh giá cao mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng nhưng nhấn mạnh rằng phản ứng tốt nhất là mạnh mẽ tái khẳng định những ưu điểm của trật tự và đối đầu với những kẻ thách thức bên ngoài. Những người táo bạo theo trường phái Churchill đề nghị - gửi nhiều lính Mỹ đến Syria, đề nghị giúp đỡ Ukraine nhiều hơn để đuổi các lực lượng thân Nga - sẽ giúp cho trật tự quốc tế tự do trở lại tuyệt vời. Chỉ bằng cách nhân đôi các tiêu chuẩn và thể chế làm cho trật tự thế giới tự do thành công như vậy, họ nói, trật tự đó mới có thể được bảo lưu.

Những người có xu hướng bảo vệ trật tự như vậy mô tả các thách thức như là một cuộc đấu tranh giữa các quốc gia tự do đang cố gắng duy trì hiện trạng và những kẻ độc tài nhiều tham vọng đang tìm cách sửa đổi nó. Tuy nhiên, điều mà họ bỏ lỡ là trong 25 năm qua, trật tự quốc tế được xây dựng khéo léo bởi và cho các quốc gia tự do mà tự nó đã bị xét lại một cách sâu sắc về việc tích cực xuất khẩu và mở rộng dân chủ cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Quy mô của các vấn đề hiện tại có nghĩa là, nhiều vấn đề giống như là không khả thi; phản ứng tốt nhất là làm cho trật tự tự do trở nên ôn hòa hơn. Thay vì mở rộng nó đến các địa điểm mới và các lĩnh vực mới, Hoa Kỳ và các đối tác nên củng cố các lợi ích mà trật tự đã gặt hái được.

Cuộc tranh luận về chiến lược lớn của Hoa Kỳ theo truyền thống, đã được mô tả như là một sự lựa chọn giữa sự giảm bớt và chủ nghĩa bành trướng đầy tham vọng. Thủ thế đưa ra một cách thứ ba: đó là một lựa chọn khôn ngoan, qua đó tìm cách bảo tồn những gì đã giành được và giảm thiểu các cơ hội mà sẽ thua thiệt nhiều hơn. Từ quan điểm thuận lợi của thủ thế thì các lựa chọn khác của Hoa Kỳ như - ở một thái cực, hủy bỏ các liên minh và các tổ chức lâu đời, hoặc, ở một thái cực khác, tiếp tục mở rộng sức mạnh của Mỹ và truyền bá các giá trị của Mỹ - đại diện cho các thí nghiệm nguy hiểm. Điều này đặc biệt là như vậy trong thời đại, mà chính trị siêu cường đã trở lại và sức mạnh tương đối của các quốc gia duy trì trật tự đã bị thu hẹp.

Đã đến lúc Washington và các đồng minh tự do của mình phải tự mình kéo dài thời gian chung sống cạnh tranh với các siêu cường hẹp hòi, đã đến lúc củng cố các liên minh hiện có thay vì thêm các liên minh mới, và là thời gian để thoát khỏi công việc thúc đẩy dân chủ. Những người ủng hộ trật tự có thể phản đối sự thay đổi này, coi đó là sự đầu hàng. Trái lại, chủ nghĩa ôn hòa thủ thế là cách tốt nhất để bảo vệ vị thế toàn cầu của Hoa Kỳ và các đồng minh của mình - và cứu nguy trật tự mà họ đã xây dựng.

TRẬT TỰ của CHỦ NGHĨA XÉT LẠI

Kể từ Thế chiến II, Hoa Kỳ đã theo đuổi lợi ích của mình một phần bằng cách kiến tạo và duy trì mạng lưới các thể chế, chuẩn mực và quy tắc qua đó tạo nên trật tự tự do do Hoa Kỳ lãnh đạo. Trật tự này không phải là một huyền thoại, như một số giả thuyết, mà là một khuôn khổ sinh động, sống động qua đó định hình phần lớn chính trị quốc tế. Nó được lãnh đạo bởi Hoa Kỳ bởi vì nó được xây dựng trên nền tảng bá quyền của Hoa Kỳ: Hoa Kỳ cung cấp bảo đảm an ninh cho các đồng minh của mình để kiềm chế cạnh tranh trong khu vực, và quân đội Hoa Kỳ bảo đảm cho một cộng đồng toàn cầu mở để thương mại có thể không bị gián đoạn. Đó là tự do bởi vì các chính phủ hỗ trợ nó thường cố gắng truyền cho nó các quy tắc tự do về kinh tế, nhân quyền và chính trị. Và đó là một trật tự -  một thứ gì đó lớn hơn Washington và các chính sách của nó - bởi vì Hoa Kỳ đã hợp tác với một lực lượng mạnh có cùng chí hướng và những quốc gia có ảnh hưởng, và bởi vì các quy tắc và chuẩn mực của nó đã dần dần có một mức độ ảnh hưởng độc lập.

Không có quốc gia nào trong những ngày này kiên định việc duy trì hiện trạng; bây giờ tất cả chúng ta đều là những người bảo thủ ôn hòa.

Trật tự này đã được mở rộng theo thời gian. Trong những năm sau Thế chiến II, nó đã phát triển cả về mặt địa lý và chức năng, tích hợp thành công hai cường quốc đang lên là Tây Đức và Nhật Bản. Ủng hộ chủ nghĩa tự do và đan xen các chính sách an ninh của họ với Hoa Kỳ, các quốc gia này đã chấp nhận trật tự, đóng tốt vai trò là "các bên liên quan có trách nhiệm", trước khi thuật ngữ này được áp dụng một cách lạc quan cho Trung Quốc. Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, NATO không chỉ thêm Tây Đức mà còn có cả Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha. Cộng đồng kinh tế châu Âu (tiền thân của EU) đã tăng gấp đôi thành viên. Và các tổ chức kinh tế cốt lõi, như Thỏa thuận chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đã mở rộng các vấn đề cần phải giải quyết của họ.

Sau Chiến tranh Lạnh, trật tự tự do được mở rộng đáng kể. Khi Liên Xô sụp đổ và Trung Quốc vẫn còn yếu, các quốc gia cốt lõi của trật tự được hưởng một vị thế chỉ huy toàn cầu, và họ đã sử dụng nó để mở rộng hệ thống của họ. Tại châu Á-Thái Bình Dương, Hoa Kỳ tăng cường các cam kết an ninh đối với Úc, Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc và các đối tác khác. Ở châu Âu, NATO và EU đã tiếp nhận ngày càng nhiều thành viên, mở rộng và tăng cường hợp tác giữa các thành viên của họ, và bắt đầu can thiệp vượt xa biên giới Châu Âu. EU đã phát triển "chính sách lân bang", để tăng cường an ninh, thịnh vượng và thực hành tự do trên khắp Âu Á, Trung Đông và Bắc Phi; NATO đã phát động các nhiệm vụ ở Afghanistan, vùng Vịnh Aden và Libya.

Đối với những người tự do, đây đơn giản là những gì tiến bộ được trông thấy. Và đúng như thế, phần lớn động lực của trật tự, - cho thấy rằng, việc chuyển đổi GATT, thành Tổ chức Thương mại Thế giới lâu dài và thể chế hơn, hay chương trình nghị sự gìn giữ hòa bình ngày càng tham vọng của Liên Hiệp Quốc -  đã gặp sự ủng hộ rộng rãi giữa các nước tự do và độc tài. Nhưng một số bổ sung quan trọng cho trật tự rõ ràng đã cấu thành chủ nghĩa xét lại bởi các nước tự do, mà, chắc chắn, là các quốc gia duy nhất cần có chúng.

Gây tranh cãi nhất là những thay đổi mà đã thách thức nguyên tắc chủ quyền. Dưới biểu ngữ "trách nhiệm bảo vệ", các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các nhà hoạt động bắt đầu thúc đẩy một sự củng cố luật pháp quốc tế quan trọng, với mục tiêu buộc các quốc gia chịu trách nhiệm về cách họ đối xử với chính người dân của họ. Các liên minh an ninh tiềm năng như NATO và các tổ chức kinh tế hùng mạnh như IMF cũng tham gia trò chơi, thêm cơ bắp của họ vào chiến dịch truyền bá quan niệm tự do về quyền con người, tự do thông tin, thị trường và chính trị.

Thúc đẩy dân chủ đóng một vai trò mới nổi bật trong chiến lược lớn của Hoa Kỳ, với việc Tổng thống Bill Clinton nói về việc "mở rộng dân chủ", và việc Tổng thống George W. Bush đấu tranh cho "chương trình nghị sự tự do" của ông. "Hoa Kỳ và các đồng minh ngày càng tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ để xây dựng xã hội dân sự và truyền bá dân chủ trên toàn thế giới, làm mờ ranh giới giữa các nỗ lực công cộng và tư nhân. Ví dụ, những người nộp thuế ở Hoa Kỳ đã chi tiền cho "Tổ chức Ũng hộ Dân chủ Quốc gia", một tổ chức phi lợi nhuận nhằm thúc đẩy dân chủ và nhân quyền ở Trung Quốc, Nga và các nơi khác. Can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác là một công việc cổ lổ sỉ, nhưng cái mới là bản chất công khai và thể chế hóa các hoạt động này, một dấu hiệu ma mị của trật tự hậu Chiến tranh Lạnh. Như Allen Weinstein, người đồng sáng lập Tổ chức Ũng hộ Dân chủ Quốc gia, đã thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn hồi năm 1991, "rất nhiều việc chúng ta làm hôm nay đã được CIA lén lút thực hiện cách đây 25 năm".

Chưa bao giờ, quyền lực nhà nước, các quy phạm pháp luật và quan hệ đối tác công-tư được khai thác cùng nhau để mở rộng trật tự - phạm vi địa chính trị của Washington . Có lẽ ví dụ rõ ràng nhất về những tham vọng quá cao này xuất hiện ở Balkan, nơi mà vào năm 1999, NATO đã khai thác sức mạnh quân sự của mình với chuẩn mực mới mẻ "trách nhiệm bảo vệ" và buộc Tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic phải từ bỏ quyền độc lập trên thực tế (de facto) của Kosovo - sau khi Hoa kỳ và đồng minh công khai gia nhập lực lượng với các nhóm xã hội dân sự địa phương để lật đổ ông khỏi quyền lực. Đó là một động thái táo bạo đáng chú ý. Chỉ trong vài tháng, Hoa Kỳ và các đồng minh đã thay đổi chính trị của cả một khu vực mà theo truyền thống được coi là không quan trọng, tạo điều kiện cho việc sáp nhập nó vào các cấu trúc kinh tế và an ninh do phương Tây tự do thống trị.

Nói rằng mọi điều này miêu tả chủ nghĩa xét lại, không phải là đánh đồng nó về mặt đạo đức, với việc quân sự hóa của Bắc Kinh tại Biển Đông hay Moskva xâm lược Ukraine và can thiệp vào bầu cử ở Hoa Kỳ và Châu Âu. Thay vào đó, vấn đề là các chân trời của trật tự đã mở rộng đáng kể, với quyền lực nhà nước, các quy phạm pháp luật mới, các hành động công khai và bí mật, và các quan hệ đối tác công-tư cùng nhau mở rộng trật tự và đẩy nó đi sâu hơn. Không có quốc gia nào trong những ngày này luôn quan tâm đến việc duy trì hiện trạng; bây giờ chúng ta đều là những người bảo thủ ôn hòa. Chủ nghĩa xét lại được thực hiện bởi các quốc gia hẹp hòi thường được coi chỉ là cố giử chặt quyền lực, nhưng chủ nghĩa xét lại được thực hiện bởi các quốc gia tự do cũng dẫn đến các phần thưởng địa chính trị : liên minh mở rộng, tăng cường ảnh hưởng và nhiều đặc quyền hơn cho các nhà tài trợ chính của trật tự, trên hết là Hoa Kỳ .

Một chiếc xe tăng M1A1 Abrams của Hoa Kỳ bắn vào một tòa nhà trong Trận Fallujah, tháng 12/2004....REUTERS
MỘT THẾ GIỚI HOÀN TOÀN MỚI

Có những thời điểm thích hợp để mở rộng, nhưng hôm nay không phải là một trong số đó. Mặc dù trật tự tự do vẫn được hậu thuẫn bởi một liên minh hùng mạnh của các quốc gia, nhưng biên độ ưu việt của liên minh đã bị thu hẹp rõ rệt. Năm 1995, Hoa Kỳ và các đồng minh quan trọng đã sản xuất khoảng 60% sản lượng toàn cầu (tính theo ngang giá sức mua); bây giờ, con số đó là 40%. Trước đó, họ chịu trách nhiệm cho 80% chi tiêu quốc phòng toàn cầu; ngày nay, họ chỉ chiếm 52 phần trăm. Đúng là trở nên khó khăn hơn để duy trì trật tự, nói chi mở rộng nó. Trong khi đó, trật tự đang phải chịu một cuộc khủng hoảng về tính hợp pháp nội bộ vốn đã được chứng minh là một hạn chế, vì người Mỹ mệt mỏi trong chiến tranh, người Anh hoài nghi Châu Âu và những người khác ở phương Tây đã đưa ra các cuộc thăm dò, để công khai chỉ trích những người được gọi là giới tinh hoa của chủ nghĩa toàn cầu.

Trong khi đó, những kẻ hẹp hòi thách thức trật tự từ lâu đã nhận được sự hiểu biết sâu sắc hơn về hành động của giới bất mãn họ. Trung Quốc và Nga đã tự bảo vệ mình khỏi những ảnh hưởng bên ngoài bằng cách thao túng thông tin, kiểm soát phương tiện truyền thông và khai triển các kỹ thuật thời đại thông tin mới, để giám sát dân số và kềm giữ dân chúng họ ngoan ngoãn. Họ đã hiện đại hóa quân đội của mình và thực hiện các chiến lược bất đối xứng thông minh để đưa những người bảo vệ trật tự ở dưới sức ảnh hưởng của họ. Kết quả là Hoa Kỳ và các đồng minh không chỉ nắm giữ lợi thế sức mạnh mỏng hơn so với thập niên 1990 thanh bình, mà còn phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn hơn trong việc duy trì trật tự.

Người ta có thể lập luận rằng trật tự nên vô hiệu hóa những kẻ thách thức này bằng cách đưa họ vào trật tự. Thật vậy, đó là động lực đằng sau chiến lược của Hoa Kỳ nhằm lôi kéo một Trung Quốc đang trỗi dậy. Nhưng ngay cả khi các quốc gia hẹp hòi, bần tiện có thể tham gia có hiệu quả vào nhiều khía cạnh của trật tự, họ không bao giờ có thể là người trong cuộc thực sự. Cách tiếp cận thống kê của họ đối với kinh tế và chính trị khiến họ không thể đi theo con đường của Đức và Nhật Bản, và chấp nhận bất kỳ trật tự nào do Hoa Kỳ lãnh đạo hoặc trật tự tự do. Họ coi các thỏa thuận an ninh do Hoa Kỳ thống trị là các mối đe dọa tiềm tàng nhắm vào họ. Và họ không có hứng thú trong việc nhượng bộ về dân chủ và nhân quyền, vì làm như vậy sẽ làm suy yếu các công cụ quan trọng trong việc kiểm soát độc đoán của họ. Họ cũng không muốn nắm lấy các nguyên tắc kinh tế tự do, vốn vận hành vai trò của nhà nước (thường là tham nhũng) trong nền kinh tế của họ.

Do ác cảm căn bản của họ đối với các quy tắc cốt lõi của trật tự tự do, không có gì lạ khi các cường quốc bần tiện đã đầu tư nguồn lực vào việc tạo ra các thể chế thay thế phản ảnh các nguyên tắc thống kê của chính họ - như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, Ngân hàng Phát triển Mới, Liên minh Kinh tế Á-Âu, và Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á. Không bao giờ có cơ hội rằng một nước Nga hùng mạnh, phi dân chủ sẽ gia nhập NATO, giống như không bao giờ có cơ hội Trung Quốc sẽ hài lòng với sự thống trị của quân đội Hoa Kỳ ở châu Á. Các cam kết an ninh của Hoa Kỳ được chỉ đạo chống lại chính các quốc gia này. Washington và các đồng minh chấp thuận các quy tắc và giá trị mà các quốc gia này coi là sự đe dọa đối với họ. Chừng nào các cam kết an ninh vẫn còn và dự án bành trướng vẫn tiếp tục, các quốc gia hèn hạ này sẽ không bao giờ hội nhập hoàn toàn vào trật tự.

Có lẽ, người ta có thể tranh luận, những kẻ thù độc tài của trật tự là những con hổ giấy. Trong trường hợp đó, trật tự không có lý do để chấp nhận lập trường ôn hòa; tất cả những gì phải làm là chờ đợi những chính phủ mong manh này vấp phải sự sụp đổ không thể tránh khỏi của họ. Vấn đề với quan điểm đặt cược này là nó nằm sau sự mở rộng gần đây của trật tự tự do, và trong vài thập kỷ qua, chỉ thấy các chính phủ bần tiện phát triển độc tài hơn. Thật vậy, lịch sử đã chỉ ra rằng cách thức cai trị nội bộ của các siêu cường hiếm khi sụp đổ trong thời bình; trường hợp của Liên Xô là một sự bất thường. Cổ vũ từ xa cho những bất đồng chính trị trong các siêu cường hiếm khi thành công, và bằng cách đưa ra những câu chuyện kể về việc họ bị bao vây bởi các mối đe dọa, nó thường gây tác dụng ngược.

Điểm mấu chốt là những thách thức bên ngoài đối với trật tự đang xảy ra. Khăng khăng tiếp tục bành trướng trong khi chờ đợi các đối thủ suy sụp, tự do hóa và chấp nhận sự lãnh đạo của Mỹ, có khả năng chỉ làm trầm trọng thêm các vấn đề liên lụy đến trật tự. Nếu điều đó xảy ra, khả năng của Hoa Kỳ và các đồng minh duy trì trật tự sẽ suy giảm nhanh hơn khả năng của các đối thủ đang  thách thức nó. Và một thất bại từ việc gia tăng cắt giảm chi phí để duy trì trật tự, sẽ chỉ làm tăng áp lực chính trị trong nước để từ bỏ trật tự hoàn toàn.

REUTERS Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, tàu Liêu Ninh, ở Biển Đông, tháng 12 năm 2016
THẾ THỦ TRONG THỰC TIỄN

Một trật tự thủ thế hơn sẽ nhận ra rằng cả hoàn cảnh bên trong và bên ngoài đã thay đổi và sẽ điều chỉnh cho phù hợp. Đầu tiên và quan trọng nhất, điều này đòi hỏi phải chuyển sang tư duy hiện trạng ở Washington và các thủ đô của đồng minh. Cho dù Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, thỉnh thoảng lúng túng về việc rút khỏi thế giới, chính quyền của ông vẫn giữ lại tất cả các cam kết hiện có của Hoa Kỳ, trong khi bổ sung những cam kết mới đầy tham vọng, đặc biệt là nỗ lực nhằm triệt hạ tận gốc ảnh hưởng của Iran. Và mặc dù chính quyền Obama thường bị buộc tội cắt giảm, nhưng cũng vậy, họ vẫn giữ các cam kết của Hoa Kỳ và thậm chí đã cố gắng thay đổi chế độ ở Libya. Theo cách tiếp cận thủ thế, Washington sẽ gạt sang bên các dự án xét lại như vậy, để tập trung sự chú ý và nguồn lực của mình vào việc quản lý các kình địch siêu cường.

Là một phần của việc này, Hoa Kỳ nên giảm bớt kỳ vọng rằng họ sẽ tiếp nhận các đồng minh mới. Ít nhất, bất kỳ đồng minh tiềm năng nào cũng sẽ mang lại khả năng chi phí nhiều hơn -  một thử nghiệm định tính chưa được áp dụng trong những năm gần đây. Bởi vì trật tự tự do đang rất cần củng cố hơn là mở rộng, nên sẽ không có ý nghĩa gì khi nhận thêm các quốc gia nhỏ và yếu đang phải đối mặt với các vấn đề nội bộ, đặc biệt là nếu bao gồm họ sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa các đồng minh hiện có hoặc, tệ hơn là với các siêu cường đối thủ . Vào tháng 7 năm 2018, NATO, với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, đã chính thức mời Macedonia tham gia liên minh (làm hồi sinh tranh chấp với Hy Lạp về danh xưng quốc gia), và chính quyền Trump cũng ủng hộ tư cách thành viên NATO cho Bosnia (với sự phản đối của người Serbia thiểu số ở đó). Những giọt nước này không có thể làm tràn ly, nhưng nguyên tắc mở rộng vô hạn thì có thể.

Trường hợp của Đài Loan cho thấy một cách tiếp cận thủ thế thành công như thế nào trong thực tế, chứng minh cho việc bằng cách nào mà Hoa Kỳ có thể ngăn cản một siêu cường đối thủ muốn mở rộng, trong khi ngăn chặn một đối tác khiêu khích Mỹ. Trong nhiều thập kỷ, Washington đã tuyên bố rằng tương lai của đảo quốc này nên được giải quyết một cách hòa bình. Các nhà lãnh đạo ở cả hai bên eo biển Đài Loan đôi khi đã tìm cách lật ngược hiện trạng, khi Tổng thống Đài Loan Trần Thụy Biển (Chen Shui-bian) bắt đầu thực hiện các động thái ủng hộ độc lập sau khi ông đắc cử hồi năm 2000. Đáp lại, Tổng thống Mỹ George W. Bush đã công khai cảnh báo Chen, chống lại việc đơn phương thay đổi hiện trạng - một lập trường cứng rắn đối với một đối tác lâu năm của Hoa Kỳ đã giúp giữ hòa bình. Chính sách này có thể được trắc nghiệm lại, vì xu hướng nhân khẩu học và kinh tế học củng cố ý thức quốc gia của người Đài Loan, khi Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn, và khi các tiếng nói ở Hoa Kỳ kêu gọi một chính sách ủng hộ Đài Loan rõ ràng. Nhưng Washington nên tuân thủ : trong nhiều thập kỷ, chủ nghĩa ôn hòa đã phục vụ tốt cho nó, và khu vực.

Hoa Kỳ nên giảm bớt kỳ vọng rằng họ sẽ tiếp nhận các đồng minh mới.

Một trật tự thủ thế cũng sẽ đòi hỏi phải vạch ra những ranh giới rõ ràng hơn giữa những nỗ lực chính thức để thúc đẩy dân chủ và những nỗ lực được thực hiện độc lập bởi các nhóm xã hội dân sự. Bằng ví dụ và hoạt động tích cực, các xã hội dân sự sôi động ở Hoa Kỳ và các quốc gia tự do khác có thể làm nhiều điều để tiếp tục dân chủ hóa ở nước ngoài. Tuy nhiên, khi các chính phủ tham gia vào trò chơi, kết quả có xu hướng phản tác dụng. Như các nhà khoa học chính trị Alexander Downes và Lindsey O’Rourke tìm thấy trong nghiên cứu toàn diện của họ, thay đổi chế độ do nước ngoài áp đặt hiếm khi dẫn đến các quan hệ được cải thiện và thường có tác dụng ngược lại. Các quốc gia tự do nên sẵn sàng giúp đỡ khi một chính phủ nước ngoài tự tìm kiếm sự hỗ trợ. Nhưng khi một nước nào đó chống lại sự giúp đỡ, tốt nhất là ở ngoài. Can thiệp sẽ chỉ làm trầm trọng thêm các lo ngại của chính phủ về việc vi phạm chủ quyền và các lực lượng đối lập sẽ bôi đen trách nhiệm can thiệp là mưu đồ của nước ngoài.

Khác xa với việc nhường quyền lực cho các cường quốc bần tiện, một chiến lược thủ thế sẽ trực tiếp giải quyết những mối đe dọa bên ngoài đó. Một phần lý do khiến các quốc gia đó tranh chấp trật tự là vì nó làm trầm trọng thêm sự bất an của họ. Việc kìm hãm các cơn bốc đồng bành trướng trật tự, sẽ tiết lộ có bao nhiêu quốc gia hẹp hòi hiện nay theo chủ nghĩa xét lại là phòng thủ tự nhiên, và bao nhiêu là do tham vọng tuyệt đối. Nó cũng có thể cản trở tiềm năng cân bằng chống lại trật tự của các quốc gia hẹp hòi như, Trung Quốc, Iran, Nga và các nước khác. Mặc dù những nước theo chủ nghĩa xét lại này có nhiều lợi ích địa chính trị và kinh tế khác nhau mà hiện đang hạn chế sự hợp tác của họ, nhưng những người cầm quyền ở các nước này ngày càng lo lắng rằng quyền lực của họ bị đe dọa từ một trật tự tự do, họ sẽ càng có xu hướng vượt qua sự khác biệt của họ và hợp tác với nhau để cản trở các cường quốc tự do. Giảm được nỗi sợ hãi đó, sẽ có nhiều cơ hội hơn cho các quốc gia tự do ly gián và cai trị, hoặc ít nhất là ly gián và răn đe.

Một trật tự xét lại ít hơn có thể làm mất đi sự kình địch đang gia tăng của siêu cường theo một cách khác, bằng cách khai thác triệt để những lợi thế của một thế trận phòng thủ, thay vì quan điểm tấn công. Nói chung, việc bảo tồn nguyên trạng thì rẻ hơn, dễ dàng hơn và ít nguy hiểm hơn so với lật ngược nó, như các chiến lược gia từ Tôn tử đến Thomas Schelling đã lập luận. Trật tự được thiết lập một cách sâu sắc, hợp pháp hóa và thể chế hóa. Khi vẫn cam kết với hiện trạng, những người bảo vệ nó dễ dàng đặt ra các làn ranh làm rõ những thách thức nào sẽ được đảo ngược và thách thức nào thì không, một chiến lược có thể giúp ngăn chặn đối thủ và hạn chế sự kình địch. Tuy nhiên, khi tất cả những người tham gia trò chơi là những người kẻ xét lại, việc thiết lập các tuyến chọn lựa rõ ràng trở nên khó khăn hơn nhiều; những gì được chấp nhận hôm nay có thể trở thành không thể chấp nhận được vào ngày mai. Chuyển sang một định hướng hiện trạng rõ ràng hơn sẽ làm tăng cơ hội mà Hoa Kỳ và các đồng minh có thể tấn công dứt khoát hoặc, nhiều khả năng, mặc cả với các đối thủ của họ. Giống như bất kỳ phương pháp chiến lược nào, chủ nghĩa thủ thế không cung cấp sự bảo đảm và đòi hỏi phải có kỹ năng điêu luyện. Nhưng bằng cách thiết lập các mục tiêu thực tế hơn, nó có thể làm tăng đáng kể khả năng thành công.

Chủ nghĩa thủ thế lớn hơn cũng sẽ giúp củng cố trật tự chống lại những thách thức nội bộ. Mặc dù những điều này sẽ đòi hỏi các chính sách trong nước để giải quyết, bởi vì một trật tự ít tham vọng hơn sẽ ít gây ra sự gây hấn hơn từ các quốc gia độc tài - và việc gây hấn như vậy là tốn kém để đối phó với nó - nó cũng sẽ là một trật tự bền vững hơn. Chi phí duy trì trật tự càng cao, sự nghi ngờ về nó càng tăng lên và càng khó duy trì sự hỗ trợ trong nước cho nó. Các cuộc thăm dò cho thấy cử tri Mỹ thích các liên minh hiện tại. Điều mà nhiều người ngần ngại là những cam kết mà họ coi là những cuộc phiêu lưu tốn kém, không liên quan đến những mối quan tâm an ninh quốc gia cốt lõi. Tiếp tục mở rộng rủi ro nuôi dưỡng những nhận thức đó và tạo ra một phản ứng dữ dội phổ biến sẽ vô tình vứt bỏ cái quý giá trong đống lộn xộn cần vứt đi. Ôn hòa thủ thế, ngược lại, sẽ giảm thiểu rủi ro đó.

Thế thủ ngày nay không có nghĩa là thủ thế mãi mãi. Bất kỳ doanh nghiệp đầy tham vọng nào, cho dù đó là một phong trào chính trị hay một tập đoàn, đều trải qua các giai đoạn mở rộng và các giai đoạn cũng cố. Ví dụ, sau khi một công ty tham gia vào việc mua lại, bộ phận thừa hành phải hỏi liệu ban quản lý và công nhân mới có tham gia đầy đủ với văn hóa và nhiệm vụ của công ty hay không, và phải giải quyết bất kỳ sự sai lệch nào do những thay đổi gần đây gây ra. Sau đó, việc cũng cố nên được coi là một phản ứng thận trọng để mở rộng. Trong tương lai, các điều kiện có thể thay đổi để trật tự có thể bắt đầu tìm cách phát triển một cách có trách nhiệm, nhưng ngày đó vẫn chưa đến.

THỜI ĐIỂM HÀN GẮN

Người ta có thể tự hỏi liệu một trật tự dựa trên các nguyên tắc tự do trong thực tế có thể thực hiện sự kềm chế. Vào giữa thế kỷ thứ mười tám, nhà triết học David Hume cảnh báo rằng Vương quốc Anh đang theo đuổi các cuộc chiến chống lại những kẻ thù hẹp hòi với sự "mãnh liệt không thận trọng", mâu thuẫn với mệnh lệnh cân bằng quyền lực và có nguy cơ phá sản quốc gia. Có lẽ sự bất cẩn như vậy là một phần và mệnh đề của hệ tư tưởng nền tảng trong chính trị nội bộ của các cường quốc tự do. Như nhà chính trị học John Mearsheimer đã nói, "các quốc gia tự do có một tâm lý thập tự chinh gắn liền với họ".

Thật vậy, các nguyên tắc của chủ nghĩa tự do áp dụng cho tất cả các cá nhân, không chỉ những người tình cờ là công dân của một quốc gia tự do. Sau đó, trên cơ sở nào mà một quốc gia cam kết các lý tưởng tự do có thể đứng yên khi họ bị chà đạp ở nước ngoài - đặc biệt là khi quốc gia đó đủ mạnh để làm điều gì đó? Ở Hoa Kỳ, các nhà lãnh đạo thường cố gắng làm điều không thể bằng cách cho rằng dân chủ lan rộng thực sự phục vụ lợi ích quốc gia, nhưng sự thật là sức mạnh và nguyên tắc luôn không đi đôi với nhau.

Bởi vì niềm tin tự do là một phần bản sắc của họ, người Mỹ thường cảm thấy họ nên ủng hộ những người vươn lên chống lại sự chuyên chế. Có lẽ trong bản tóm tắt, người ta có thể hứa sẽ kềm chế, nhưng khi những người biểu tình đến Quảng trường Tahrir ở Cairo, Maidan ở Kiev hoặc Quảng trường Bolotnaya ở Moscow, nhiều người Mỹ muốn chính phủ của họ đứng chung với những lá cờ tự do đang phất phới bay. Và khi các quốc gia muốn tham gia các tổ chức kinh tế và an ninh quan trọng của trật tự, người Mỹ muốn Hoa Kỳ nói đồng ý, ngay cả khi có ý nghĩa chiến lược ít ỏi trong đó. Các khích lệ chính trị khuyến khích sự thúc đẩy này, vì các chính trị gia ở Hoa Kỳ biết rằng họ có thể ghi điểm bằng cách chỉ trích bất kỳ nhà lãnh đạo nào phản lại nguyên tắc của những người yêu tự do.

Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy các quốc gia tự do có thể kiểm tra lòng khao khát của họ đối với việc truyền bá đức tính tốt. Các chính khách Anh thế kỷ XIX thích nghĩ rằng các nguyên tắc tự do và lợi ích của đế quốc thường trùng hợp, nhưng khi hai thứ đó đụng độ nhau, họ hầu như luôn chọn chủ nghĩa hiện thực ở trên chủ nghĩa lý tưởng - như khi Vương quốc Anh ủng hộ Đế quốc Ottoman vì những lý do thực tế, bất chấp áp lực trong nước đòi hỏi chính phủ phải hành động thay mặt các Kitô hữu bị đế chế bắt bớ . Hoa Kỳ trong thế kỷ XX có các tổng thống lý tưởng, như Woodrow Wilson và Jimmy Carter, nhưng cũng có những người thực dụng hơn, như Theodore Roosevelt và Richard Nixon.

Thời kỳ nới lỏng căng thẳng (détente) trong quan hệ Hoa Kỳ-Liên Xô, kéo dài trong suốt những năm 1970, minh họa cho khả năng một trật tự tự do đang diễn ra trong thế phòng thủ. Trong giai đoạn này, phương Tây chủ yếu tuân theo chiến lược "dĩ hòa vi quý" được thông báo bởi Bộ trưởng Ngoại giao Henry Kissinger, nó là câu châm ngôn gây tranh cãi trước việc Liên xô không nới lõng giam giữ con tin nhằm cải thiện hồ sơ nhân quyền của Moscow. Washington đã đàm phán với Moscow về kiểm soát vũ khí và một loạt các vấn đề an ninh khác, và tổ chức các hội nghị thượng đỉnh thường xuyên tượng trưng cho việc chấp nhận Liên Xô như là một siêu cường tương đương. Trong Hiệp định Helsinki năm 1975, nhằm giảm căng thẳng Đông-Tây, Hoa Kỳ đã thực sự tự thích nghi với thực tế thống trị của Liên Xô ở Đông Âu.

Cốt lõi của thỏa thuận là Hoa Kỳ sẽ trả lại cho Liên Xô khoảng một phần ba thế giới - trong khi nói rõ rằng họ không nên thách thức đương đầu với hai phần ba còn lại của Mỹ. Đúng vậy, cạnh tranh siêu quyền lực chưa bao giờ thực sự chấm dứt, và trong những năm 1980, tình trạng nới lỏng căng thẳng đã chết hoàn toàn. Nhưng trong khi nó đã được thực hiện, chiến lược này đã có tác dụng hạn chế sự kình địch giữa Liên Xô và Hoa Kỳ, và tạo điều kiện cho mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc. Điều này đã mang lại cho Hoa Kỳ và các đồng minh của họ thời gian nghỉ ngơi mà họ cần, để thu xếp công việc của mình đâu vào đó và dàn xếp lại các liên minh bị xé nát bởi những biến động trong nước, Chiến tranh Việt Nam, và những tranh cãi về chính sách thương mại và tiền tệ. Những gì lịch sử này gợi ý là trật tự tự do của ngày nay, ít nhất trong một thời gian, có thể ở thế thủ.

Các quốc gia tự do không bao giờ có thể hoàn toàn là các chủ thể nguyên trạng, vì họ thúc đẩy các nền kinh tế và các xã hội dân sự tương đối tự do bởi các chính phủ cam kết cho phép các lực lượng sôi động đó được tự do. Mặt trái của phương sách này, những lực lượng đó luôn luôn là chủ nghĩa xét lại - đó là bản chất của chủ nghĩa tự do. Nhưng chủ nghĩa xét lại vốn có đó không nhất thiết ngăn cản các nhà lãnh đạo của các quốc gia tự do chịu trách nhiệm đối phó với thế giới, vì nhận ra rằng các điều kiện đã thay đổi và quyết định hạ thấp yêu cầu của họ và thay đổi chính sách loại bỏ bành trướng. Đó là những gì các nhà lãnh đạo phải làm bây giờ : để bảo vệ một trật tự dựa trên chủ nghĩa tự do, họ phải nắm lấy chủ nghĩa ôn hòa thủ thế.

JENNIFER LIND là Phó giáo sư Chính trị học tại Đại học Dartmouth và là thành viên liên kết tại Viện quan hệ quốc tế Hoàng gia ( Chatham House).

WILLIAM C. WOHLFORTH  là Daniel Webster, giáo sư Chính trị học tại Đại học Dartmouth. 


-------------------------------|||------------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.