Ảnh hưởng khu vực của Nhật Bản .

Ảnh hưởng khu vực của Nhật Bản đang trở thành chuẩn mực, Trung Quốc nổi dóa.


Lá cờ của Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản tung bay trong gió cùng với các tàu hộ tống Kurama, phải và Hyuga. (Kazuhiro Nogi / AFP qua Getty Images) 

Mike Yeo, 01/06/2019,,, Theo Defense News

Trần H Sa lược dịch

 SINGAPORE - Nhật Bản đang tiếp tục tăng cường sự hiện diện an ninh ở châu Á và tây Thái Bình Dương, khi chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe tìm cách tiếp tục cải cách vị thế quốc phòng và chống lại các hoạt động quân sự của Trung Quốc trong khu vực.

Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản, hay JMSDF, tiếp tục gửi tàu của mình đi tuần tra trên biển và thăm viếng các cảng trong khu vực, và họ tiến hành các cuộc tập trận song phương và đa phương với các đồng minh và các đối tác. Lực lượng này cũng đang tiếp tục nỗ lực tăng cường khả năng của các lực lượng yếu hơn của châu Á để bảo vệ lợi ích hàng hải tương ứng của họ.

Động thái tăng cường khả năng của các lực lượng yếu hơn của châu Á, bao gồm việc góp tặng các thiết bị dư thừa như tàu tuần tra, máy bay giám sát hàng hải và phụ tùng máy bay trực thăng dự phòng cho Philippines, cũng tương tự như tặng các tàu tuần tra cho Việt Nam. Nó cũng tiến hành đào tạo cho các thủy thủ đoàn từ các quốc gia nhận quà tặng. Ngoài ra, nó đã cung cấp máy bay chống tàu ngầm Lockheed Martin P-3 Orion đã nghỉ hoạt động cho Malaysia, mặc dù nước này không thích nhận đề nghị đó.

Collin Koh, một nghiên cứu viên an ninh hàng hải tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam tại Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore, nói với Defense News rằng những động thái này là một phần của Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương Mở và Tự do của Nhật Bản. Ông ta lưu ý rằng chương trình hỗ trợ xây dựng năng lực của Nhật bản tập trung vào các đối tác Nam Á và Đông Nam Á, với tiền đề rằng khi các quốc gia này cải thiện khả năng an ninh hàng hải, Nhật Bản có thể bảo vệ tốt hơn các lợi ích khu vực rộng lớn của mình, bao gồm các khoản đầu tư, an toàn đường biển quan trọng đối với an ninh năng lượng của Nhật Bản và là một đối trọng chiến lược đối với một Trung Quốc mới nổi.

Koh vội vàng nói thêm rằng điểm cuối cùng chưa được nêu rõ trong diễn ngôn chính thức của Nhật Bản, mặc dù dựa trên những quan sát hiện có cho đến nay, đây sẽ là một trong những lý do đằng sau cái nhìn và hướng ra phía tây của Nhật Bản.

Một chiếc P-3C Orion của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản đến căn cứ Không quân Hoàng gia Úc. (Rob Griffith / AFP qua Getty Images)

Ông cũng đã đi sâu vào chi tiết hơn về việc quyên tặng các thiết bị, giải thích rằng những việc này được Bộ Ngoại giao Nhật Bản thực hiện dưới những nỗ lực tiếp cận song song, chủ yếu thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản và Cảnh sát biển Nhật Bản, theo chính sách Hỗ trợ Phát triển ở nước ngoài. Hành động tiếp theo được Bộ Quốc phòng thực hiện thông qua Tầm nhìn Viêng Chăn, một nguyên tắc chỉ đạo cho sự hợp tác quốc phòng của Nhật Bản với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã được công bố vào tháng 11/2016.

 Việc tuần tra trên biển, thăm viếng các cảng trong khu vực, tiến hành các cuộc tập trận song phương và đa phương với các đồng minh và các đối tác của Nhật bản bao gồm một phạm vi xây dựng năng lực rộng hơn nhiều, được định nghĩa rộng rãi, bao gồm không chỉ cung cấp các cảm biến nhận thức về lĩnh vực hàng hải và các khí tài tuần tra cho các cơ quan hàng hải dân sự, mà còn cả các hình thức đào tạo dân sự, tư vấn chính sách và dịch vụ tư vấn, trong khi việc quyên tặng các thiết bị bao gồm các lĩnh vực thích hợp khác như thúc đẩy đào tạo và tập trận chung, quan sát và các chương trình huấn luyện lái tàu thường được thiết kế để không chỉ cho an ninh hàng hải mà còn cho hỗ trợ nhân đạo và các nỗ lực cứu trợ thảm họa.

Do những ràng buộc về hiến pháp của Nhật Bản, theo đó, hạn chế các loại thiết bị có thể được tặng, việc chuyển giao các thiết bị mới ra đời của Bộ Quốc phòng Nhật Bản bị hạn chế hơn nhiều về bản chất. Cho đến nay những thứ bị hạn chế này là đối với máy bay giám sát hàng hải TC-90 không vũ trang tặng sang Philippines, trong khi việc đề xuất chuyển P-3 sang Malaysia sẽ phải loại bỏ hầu hết các thiết bị trên máy bay, mặc dù chính phủ Abe đang tìm cách nới lỏng những hạn chế này như là một phần của việc cải cách rộng lớn hơn về vai trò của các lực lượng tự vệ Nhật Bản.

Bất chấp những hạn chế này, Koh đã mô tả cách tiếp cận hai hướng đối với chương trình xây dựng năng lực của Nhật Bản là tổng thể và toàn diện.

"Họ có tác động tích cực trong việc chuyển giao các bí quyết và bộ kỹ năng cho các cơ quan quân sự và các cơ quan thực thi pháp luật hàng hải Đông Nam Á, đặc biệt là về việc tăng cường năng lực nhận thức về lĩnh vực hàng hải," ông nói.

Một sự hiện diện cơ bắp nhiều hơn.

Sự hiện diện ngày càng rõ ràng của các tàu chiến Nhật Bản trong khu vực vẫn tiếp tục trong năm nay khi đầu tháng 5, khu trục hạm mang theo trực thăng và tàu khu trục Murasame của JMSDF bắt đầu hành trình kéo dài hai tháng. Đây là chuyến thăm thứ hai của Izum tới khu vực này sau chuyến đi đầu tiên vào năm 2017.

Tàu chị em của Izum, Kaga, đã thực hiện một chuyến thăm tương tự đến khu vực vào năm ngoái, và ngược lại với chuyến đi đầu tiên của Izumo tới khu vực này, phản ứng với chuyến đi năm nay đã tương đối im lặng, cho thấy hoạt động đó đang trở thành một chuẩn mực mới. Tuy nhiên, một số quốc gia châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Hàn Quốc, tiếp tục xem sự hiện diện quân sự của Nhật Bản với sự nghi ngờ - một tác dụng phụ kéo dài từ sự xâm lược và chiếm đóng châu Á thời chiến tranh của Nhật Bản.

Hành trình mới nhất này đã đưa các tàu đến các cảng như Vịnh Subic ở Philippines và Vịnh Cam Ranh ở Việt Nam, và cả Ấn Độ Dương, nơi họ tham gia tập trận đa phương với hải quân Úc và Mỹ, cũng như một nhóm tàu sân bay tấn công của Pháp ở phía tây đảo Sumatra của Indonesia vào cuối tháng Năm.

Điều này diễn ra sau một cuộc tập trận tương tự, lần này là với hải quân Ấn Độ, Philippines và Hoa Kỳ ở Biển Đông hồi đầu tháng Năm.

Koh đang theo dõi chặt chẽ việc triển khai tàu chiến của Nhật Bản cũng như những nỗ lực của Abe nhằm sửa đổi hiến pháp Nhật Bản để cho phép các lực lượng Nhật Bản đóng vai trò tích cực hơn ở nước ngoài. Koh tin rằng nếu Abe thành công, JMSDF có thể sẽ thực hiện các triển khai tích cực hơn nhiều, thậm chí có thể là các chuyến đi thường xuyên hơn đến khu vực và chuyển giao vũ khí mạnh mẽ hơn cho các nước trong khu vực.

Với điều này, có thể thấy Izumo hoặc Kaga đến thăm khu vực trong tương lai với máy bay chiến đấu trên tàu. Mặc dù tàu Izumo và tàu chị em Kaga của nó có vai trò chủ yếu là chống tàu ngầm và chỉ có thể mang theo máy bay trực thăng trên sàn bay của họ, các kế hoạch đang trong quá trình sửa đổi các tàu chiến để chúng có thể mang theo Lockheed Martin F-35B cất cánh trên phi đạo ngắn, và loại biến thể hạ cánh thẳng đứng, mà Nhật Bản đang có được.

Việc triển khai như vậy sẽ gần như chắc chắn nâng cao sự nổi giận của Trung Quốc. Đất nước vốn đau khổ bởi các hoạt động quân sự của đế quốc Nhật Bản trước và trong Thế chiến II, Trung Quốc đã nhiều lần chỉ trích những gì họ coi là quân sự hóa ngày càng tăng của Nhật Bản. Nó bị xoắn trong một cuộc tranh chấp với Nhật Bản về Quần đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông mà Trung Quốc gọi là Quần đảo Điếu Ngư. Và Bắc Kinh vẫn cảnh giác với việc Tokyo đang đóng vai trò là đối trọng trong khu vực đối với quyền lực kinh tế, chính trị và quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.

Koh nói với Defense News rằng Trung Quốc không thể coi sự hiện diện ngày càng tăng của Nhật Bản ở Biển Đông là một động thái đáng hoan nghênh, qua việc Bắc Kinh chỉ trích Nhật Bản về những gì họ coi là Nhật Bản can thiệp trực tiếp vào tranh chấp Biển Đông bằng cách xây dựng năng lực an ninh hàng hải cho các đối thủ yêu sách của Trung Quốc.

Ông nói thêm rằng khi Nhật Bản làm việc cùng với các cường quốc khác như Ấn Độ và Mỹ để thành lập một mặt trận thống nhất chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, Bắc Kinh có thể sẽ đặc biệt quan tâm đến các tàu chiến được triển khai và các cuộc tập trận hải quân đa phương của họ.

------------------------|||----------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.