Kỷ nguyên vàng của quan hệ Nhật Bản-Philippines đã đến

Sự trỗi dậy hung hăng của Trung Quốc và nỗi sợ rằng nó gây hấn khắp khu vực, điều đó đang khiến Tokyo và Manila xích lại gần nhau hơn.


Abe , Duterte 
Richard Javad Heydarian Ngày 16 tháng 6 năm 2019 Theo National Interest

Trần H Sa lược dịch

Nhật Bản là một người bạn gần gủi hơn một người anh em. Điều đó có nghĩa là Nhật Bản là một người bạn không giống với bất kỳ ai khác, Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte, đã từng mô tả mối quan hệ của ông với các quái nhân khổng lồ khác ở châu Á. Tình hữu nghị của chúng tôi là một tình bạn đặc biệt có giá trị vượt quá mọi cân đong đo đếm, ông ấy nói thêm. Nhà lãnh đạo gây tranh cãi Philippines đã lặp lại tình cảm tương tự trong chuyến thăm gần đây nhất tới Tokyo, lần thứ ba trong vòng chưa đầy ba năm, ở đó ông nhấn mạnh không ai sánh kịp Nhật Bản.


Đối với chính sách đối ngoại, Duterte thường được nhìn thấy xuyên qua lăng kính của các trường phái chống phương Tây, chửi mắng thậm tệ chưa từng thấy chống lại các nhà lãnh đạo Mỹ, những lời lẻ khoa trương chống thực dân lâu đời, và trên hết, là sự xoay trục sang Trung Quốc được cho là của ông ta, đã gửi đi những làn sóng căm phẫn trên toàn thế giới. Xét cho cùng, đây cũng chính là vị tổng thống đã tuyên bố tách ra khỏi Washington và yêu thích Bắc Kinh. Tuy nhiên, điều thường thiếu trong diễn ngôn nhị phân này là cực thứ ba trong tính toán chính sách đối ngoại của Duterte, cụ thể là Nhật Bản.

Mặc dù Tokyo hiếm khi được coi là một cường quốc, nhưng đây vẫn là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới với một trong những lực lượng hải quân tinh vi nhất trên trái đất, được cho là tốt nhất ở châu Á. Và dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe, đất nước này đang chủ động thể hiện vai trò chiến lược trung tâm nhiều hơn ở Đông Á và xa hơn thế nữa. Như tôi đã tranh luận trước đó, Abe là kiến ​​trúc sư cuối cùng của mô hình chiến lược "Ấn Độ - Thái bình dương", hiện đã trở thành điểm tham khảo chủ đạo cho phần lớn khu vực, đặc biệt là chính quyền Trump và Ấn Độ.

Hai lực lượng mạnh mẽ thúc đẩy chiều sâu của mối quan hệ song phương Philippines-Nhật Bản đang bước vào thời kỳ hoàng kim mới là : một dựa trên cá nhân, và một dựa trên cấu trúc. Một lịch sử lâu dài về các mối quan hệ tích cực, chia sẻ các mối quan tâm về sự trỗi dậy không thể đoán trước của Trung Quốc và Mỹ , và các mối quan hệ kinh tế đang bùng nổ đã thúc đẩy quan hệ đối tác đang phát triển này, một trong những triển vọng nhất ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Nhắm vào tương lai

Ở cấp độ cá nhân, sự thích thú của Duterte đối với Nhật Bản là gấp ba lần. Thứ nhất, nó dựa trên một lịch sử lâu dài về các mối quan hệ thân mật và hiệu quả trong suốt những năm dài khi ông ta làm thị trưởng ở thành phố Davao, nơi có một lãnh sự quán Nhật Bản và cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản to lớn.

Trong thế kỷ qua, chính phủ và các nhà đầu tư Nhật Bản đã đi đầu trong việc hỗ trợ sự bùng nổ kinh tế và phát triển cơ sở hạ tầng ở quê nhà của Duterte, thành phố đó là trung tâm thương mại của miền nam Philippines và là trong số các thành phố phát triển nhanh nhất của cả nước. Một nhà lãnh đạo theo bản năng cao, người đó coi trọng trải nghiệm cá nhân hơn bất kỳ điều gì khác, Duterte thường nhớ về mối quan hệ hữu ích hàng thập niên của mình với lãnh sự quán và các nhà đầu tư Nhật Bản ở Davao, nơi ông thường gặp gở các chức sắc Nhật Bản trong những ngày này.

Trong cùng một hơi thở, mối quan hệ tích cực của ông ấy với Trung Quốc cũng dựa trên sự tương tác hợp tác của ông ấy với cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc ở Davao. Và đó chính xác là những trải nghiệm tiêu cực với Hoa Kỳ, đặc biệt là "sự cố Meiring" (1) và các hoạt động chống khủng bố ở Mindanao thời Bush, cũng giải thích mối ác cảm bẩm sinh của Duterte đối với Hoa Kỳ.

Lý do thứ hai khiến Duterte thích Nhật Bản được cho vì là người châu Á, cụ thể là  Tokyo không muốn truyền giáo các giá trị dân chủ tự do và chỉ trích hồ sơ nhân quyền của ông ta trong cuộc chiến chống ma túy trời long đất lở, qua đó đã cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người buôn bán ma túy. Trên thực tế, Nhật Bản đã đề nghị hỗ trợ cho Duterte về vấn đề này, đặc biệt là về phục hồi chức năng của những người nghiện ma túy.

Lý do thứ ba là tính cách thân thiện của ông ta với Abe, người đã trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm Philippines dưới thời Duterte. Nhà lãnh đạo Nhật Bản thậm chí đã đi xa, đến thăm nhà của Duterte ở Davao cùng với vợ, miêu tả mối quan hệ song phương gần như là mối quan hệ gia đình. Điều quan trọng, như một nhà ngoại giao cấp cao của Nhật Bản đã nói với tôi hồi năm 2017, Abe cũng đóng vai trò trung gian thành công giữa Duterte và tổng thống Mỹ Donald Trump, cả hai đều có quan hệ nồng ấm với nhà lãnh đạo Nhật Bản. Abe khuyến khích cả hai nhà lãnh đạo tránh căng thẳng về các vấn đề nhân quyền, điều mà đã gây rắc rối cho mối quan hệ giữa Philippines và Mỹ dưới thời chính quyền Obama, và thay vào đó tập trung vào các vấn đề quan tâm chung.

Liên minh Luân lưu (Spoke-to-Spoke)

Mối quan hệ Philippines-Nhật Bản đang nở rộ cũng có cơ sở trong những cấu trúc thực tế nhiều hơn. Một mặt, nó phản ảnh vai trò trung tâm của Nhật Bản trong phát triển kinh tế Philippines. Trong những thập kỷ qua, Nhật Bản là nhà đầu tư hàng đầu, là điểm đến cho xuất khẩu hàng đầu và là nguồn Hỗ trợ Phát triển Nước ngoài số một cho Philippines.

Phần lớn cơ sở hạ tầng công cộng hiện đại của Philippines, đặc biệt là khu vực công nghiệp hóa ở thủ đô quốc gia , đã được xây dựng hoặc tài trợ bởi Nhật Bản. Trong thực tế, Nhật Bản cũng là đối tác hàng đầu trong xây dựmg cơ sở hạ tầng "xây, xây, xây" của Duterte, dự án gói tàu điện ngầm metro nhiều tỷ đô la tại Manila cũng như các dự án đường sắt dân sinh Bắc-Nam, kết nối các khu vực công nghiệp ở phía bắc . Và không giống như Trung Quốc, các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng của Nhật Bản có xu hướng chất lượng cao hơn, sử dụng nhiều người dân địa phương hơn và được tài trợ với lãi suất thấp hơn.

Trong chuyến thăm mới nhất của mình đến Nhật Bản, được tháp tùng khoảng hai trăm quan chức cấp cao, Duterte đã kiếm được 6 tỷ USD trong các khoản đầu tư từ các công ty lớn của Nhật Bản, bao gồm cả xe hơi Mitsubishi và CTTNHH Sumitomo Electric Industries. Mặc dù Nhật Bản đã cam kết chỉ bằng một nửa của Trung Quốc (12 tỷ $), các khoản đầu tư của nó dự kiến ​​sẽ tạo ra nhiều việc làm gấp bốn lần (tám mươi hai nghìn so với hai mươi mốt nghìn).

Với sự trỗi dậy của Philippines như một trong những thị trường mới nổi hàng đầu thế giới , Nhật Bản ngày càng quan tâm đến lực lượng lao động to lớn và có giáo dục của các nước Đông Nam Á cũng như mở rộng thị trường tiêu dùng. Bất chấp sự xâm lược của đế quốc Nhật Bản đối với Philippines, phần lớn người Philippines có mức độ tin tưởng cao đối với quốc gia châu Á này, nơi mà họ coi là một đóng góp quan trọng cho sự phát triển quốc gia và hòa bình khu vực.

Sự trỗi dậy hung hăng của Trung Quốc và nỗi sợ rằng nó gây hấn khắp khu vực, điều đó đang khiến Nhật Bản và Philippines xích lại gần nhau hơn. Như chính Duterte than thở trong bài phát biểu quan trọng của ông ta tại Hội nghị quốc tế Nikkei trên diễn đàn Tương lai châu Á ở Tokyo, "có phải một quốc gia [Trung Quốc] đã yêu sách toàn bộ đại dương [Biển Đông và Tây Thái Bình Dương] hay không?"

Chính quyền Abe đã biến Nhật Bản thành đối tác an ninh ngày càng quan trọng đối với Philippines, cung cấp tàu đa năng và máy bay trinh sát TC-90 cho lực lượng hàng hải Philippines trong những năm gần đây. Năm ngoái, Nhật Bản cũng đã khai triển, lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Thế chiến II, một đơn vị xe bọc thép cho cuộc tập trận Balikatan hàng năm của Philippines-Mỹ (năm nay gọi là Kamandag) ở Biển Đông.

Như Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana đã nói với tôi gần đây , Nhật Bản "đang cố gắng bán cho chúng tôi các hệ thống radar mới nhất của họ. Chúng tôi đang xem xét năm hệ thống sẽ được mua từ chúng". Nếu Abe thay đổi hoặc sửa đổi hiến pháp hòa bình của Nhật Bản thành công, quan hệ song phương có thể bước vào một kỷ nguyên hoàn toàn mới, với khả năng là một thỏa thuận quốc phòng song phương sắp sửa xảy ra. Nhờ có Trung Quốc, hai đồng minh hiệp ước của Mỹ đã rúc vào nhau gần hơn bao giờ hết kể từ trước đến nay . Một kỷ nguyên vàng của quan hệ Philippines-Nhật Bản đã đến.

Richard Javad Heydarian là trợ lý giáo sư về các vấn đề quốc tế và khoa chính trị học tại Đại học De ​​La Salle. Trước đây ông từng là cố vấn chính sách tại Hạ viện Philippines.

CHÚ THÍCH :
(1) Một người tự xưng là “kẻ săn kho báu” người Mỹ tên là Michael Meiring bị thương nặng sau một vụ nổ tại khách sạn người này cư trú trong khi quân nổi dậy thực hiện loạt vụ đánh bom ở các khu vực xung quanh. Ông Meiring sau đó biến mất khỏi giường bệnh và rời khỏi Philippines dù cảnh sát bản địa đang tiến hành điều tra. Các trợ lý của ông Duterte cáo buộc Meiring thực chất là một nhân viên tình báo do Mỹ cử đến.
---------------------|||-----------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.