Trung Quốc và Nga bực dọc trước sự thống trị toàn cầu của Mỹ

Hình minh hoạ 
Tiến sĩ Subhash Kapila, Ngày 14 tháng 6 năm 2019 Theo Eurasia review

Trần H Sa lược dịch

Trung Quốc và Nga tỏ ra bối rối và bực dọc về việc họ không thể chiếm được ưu thế toàn cầu của Hoa Kỳ vào năm 2019, như được phản ánh trong các bài viết trước đây của tôi .Về thể loại chiến tranh, Hoa Kỳ đã hung hăng tung ra kho vũ khí kinh tế mới của mình để khẳng định quyền lực của Mỹ là vấn đề mới nhất mà các nhà kinh tế đặt ra.

Về mặt phân tích, Hoa Kỳ dường như đang đáp trả chính sách căng thẳng quân sự của Trung Quốc và Nga ở các vùng ngoại vi tương ứng của họ, bằng cách đánh xì phé bạc mạng, áp dụng hiệu quả bằng các chiến lược kinh tế, tương phản với các chiến lược quân sự, và điều đó, có hiệu lực. Về mặt phân tích, Trung Quốc và Nga không có vũ khí kinh tế phù hợp để đánh bại thương hiệu trò chơi quyền lực mới của Hoa Kỳ ở cấp độ toàn cầu.

Cả Trung Quốc lẫn Nga cũng không thể thống trị các cường quốc khác như Nhật Bản và Ấn Độ, để chống lại các động thái chiến tranh kinh tế của Hoa Kỳ, dưới áp lực thương mại của Hoa Kỳ từ việc Hoa Kỳ sát cánh cùng với Nhật Bản và Ấn Độ. Điều này chỉ đơn giản xuất phát từ những tính toán thực dụng của Nhật Bản và Ấn Độ mà trong quan điểm dài hạn và lợi ích an ninh quốc gia tương ứng của họ, rằng sẽ là khôn ngoan hơn khi không cho phép hậu quả vượt khỏi quan hệ đối tác chiến lược của họ với Hoa Kỳ.

Các kiểm tra thực tế chiến lược ở trên của Nhật Bản và Ấn Độ xuất hiện từ các đánh giá của họ qua đó sự hội tụ chiến lược của họ nghiêng rất nhiều về phía Hoa Kỳ, chứ không phải là với Trung Quốc hay Nga. Trung Quốc và Nga đã thổi bùng lên những nỗi thất vọng dồn nén vào lúc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin tuyên bố thẳng thắn tại St Petersburg ở Nga nhân dịp kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nga-Trung và cũng là Hội nghị thượng đỉnh kinh tế, ở đó Chủ tịch Trung Quốc là khách mời danh dự.

Đáng chú ý, mặc dù các tuyên bố thẳng thắn được đưa ra bởi các Chủ tịch Trung Quốc và Nga đã được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông và do đó không cần lặp lại ở đây, không có đường nét rỏ ràng nào trong các biện pháp đối phó kinh tế của họ để ngăn chặn sự thống trị toàn cầu của Mỹ trong tất cả các lĩnh vực. Trên thực tế, phản ứng trong buổi chia tay của Chủ tịch Trung Quốc là cuộc Chiến tranh Thương mại do Hoa Kỳ tấn công có thể được giải quyết bằng "đối thoại và tham khảo ý kiến".

Về mặt phân tích, trong một đánh giá tổng thể, có thể khẳng định rằng cả Trung Quốc lẫn Nga đều cảm thấy không hài lòng với chiến lược chiến tranh kinh tế mới của Tổng thống Mỹ Trump - một lĩnh vực mà Hoa Kỳ có được các lợi thế bất đối xứng so với Trung Quốc và Nga. Không có lĩnh vực nào mà Nga gần bằng được Hoa Kỳ về sức mạnh kinh tế.

Các đánh giá được chấp nhận rộng rãi cũng chỉ ra rằng Trung Quốc với nền kinh tế hàng nghìn tỷ đô la vẫn còn cách xa mức độ sức mạnh kinh tế của Hoa Kỳ. Đáng chú ý, trong các giao dịch tiền tệ toàn cầu, 88% được báo cáo là bằng đô la Mỹ. Điều này bảo lãnh cho sự thống trị kinh tế của Hoa Kỳ cùng với sự thống trị của các tổ chức tài chính toàn cầu như IMF.

Suy diễn đáng chú ý từ những điều trên là chẳng phải Trung Quốc mà cũng chẳng phải Nga đồng nhất hay không đồng nhất, vì mối liên hệ chiến lược Trung - Nga không ở trong một vị thế có hiệu quả để đưa ra các biện pháp đối phó kinh tế nhằm chống lại kho vũ khí chiến tranh kinh tế mới của Hoa Kỳ.

Trung Quốc và Nga chỉ ở trong một quan hệ quốc phòng yếu tại St Petersburg, nên chỉ có thể nhấn mạnh vào một trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc. Hoa Kỳ chưa bao giờ quan tâm đến Liên Hiệp Quốc và tương tự, cả Trung Quốc và Nga đều vi phạm các công ước của Liên Hiệp Quốc, hơn là tôn trọng chúng như những phát triển gần đây ở các vùng ngoại vi phía Tây của Nga và hồ sơ về sự xâm lược chưa được kiểm chứng của Trung Quốc ở Biển Đông chống lại các nước láng giềng yếu hơn như Việt Nam và Philippines.

Trung Quốc và Nga thất vọng sâu sắc trước các trò chơi quyền lực chiến tranh kinh tế quyết đoán của Tổng thống Mỹ Trump bởi vào năm 2019, Hoa Kỳ đã thông báo chắc chắn cho Trung Quốc và Nga rằng, Hoa Kỳ không có thể còn bị đùa cợt hay bị coi thường. Điều này đặc biệt áp dụng nhiều hơn cho Trung Quốc khi Trung Quốc đã hoạt động rầm rộ ở Ấn Độ Thái Bình Dương trong 15 năm qua nhằm lúc Hoa Kỳ bị phân tâm chiến lược vì bị mắc kẹt trong các vũng lầy ở Iraq và Afghanistan.
Trong thời gian này, Trung Quốc ở trong khoảng trống chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương do Hoa Kỳ gây ra, không bị kềm chế bởi một lực lượng Hải quân xuyên đại dương và Trung Quốc đắm chìm trong sự xâm lược ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Các câu hỏi cần được phân tích nằm trong nhiều lĩnh vực mà Trung Quốc và Nga đối phó với việc Hoa Kỳ xử dụng kho vũ khí kinh tế của mình, nhưng hai câu hỏi sẽ được trả lời đủ trong bối cảnh này. Trung Quốc có thể tiếp tục con đường nhầm lẫn đối với chính sách của Hoa Kỳ mà trước đó tập trung vào "Chiến lược không muốn rủi ro" hay không? Nga có thể đứng về phía Trung Quốc để tăng cái giá phải trả cho Hoa Kỳ trong lĩnh vực chính trị-quân sự hay không?

Trung Quốc sẽ hiểu sai về ý định của Mỹ hiện đang diễn ra. Hoa Kỳ hiện đang trong quá trình khôi phục lại các nền tảng bị mất ở Biển Đông bởi việc không kiểm tra Trung Quốc trước đó. Trong khi người ta không thấy trước Hoa Kỳ thực hiện các hành động quân sự chống lại các đảo hoặc đảo nhân tạo kiên cố của Trung Quốc ở Biển Đông, thì người ta lại thấy Hoa Kỳ tăng cường các thách thức đối với chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, bằng cách gia tăng đáng kể các chuyến tuần tra FNOIPS bởi tàu chiến của hải quân Hoa kỳ. Các chuyến bay của Không quân Hoa Kỳ cùng với những đồng minh như Nhật Bản.

Đồng thời, Hoa Kỳ đang tích cực hỗ trợ và thúc đẩy Nhật Bản và Ấn Độ hướng tới việc xây dựng quân đội đáng kể cho Lực lượng Vũ trang của họ. Tất cả điều này là hướng tới việc cung cấp các đối trọng chống lại Trung Quốc.

Nga đang phải chịu lệnh trừng phạt của Mỹ sau khi sáp nhập Crimea và không có khuynh hướng buông thả. Hoa Kỳ tiếp tục bao vây Tổng thống Syria được Nga ủng hộ - mục tiêu lâu dài của Hoa Kỳ là các động thái thay đổi chế độ của Syria. Hoa Kỳ cũng đang bao vây Iran, quốc gia có liên kết chặt chẽ với Trung Quốc và Nga. Người ta có thể mong đợi việc này được tăng cường hơn nữa trong những tháng tới.

Trong khi những đánh giá trước đây của tôi cho thấy rằng Nga sẽ không tham gia tích cực vào bất kỳ cuộc phiêu lưu quân sự nào của Trung Quốc chống lại Hoa Kỳ, nhưng trong những tuần qua, hình ảnh các tàu Hải quân Nga chạy sát tàu Hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông, báo hiệu một sự thay đổi về tư thế của Nga mặc dù chỉ là thoáng qua. Nhưng tiềm năng cho những thách thức quân sự của Nga nhằm hỗ trợ Trung Quốc cũng không thể bị loại trừ, trước những thách thức thay đổi do Hoa Kỳ đặt ra cho họ.

Về mặt phân tích, người ta có thể khẳng định rằng với mỗi động thái quân sự của Trung Quốc và Nga đáp trả, nhằm làm cho Hoa Kỳ chuyển hướng khỏi chiến lược chiến tranh kinh tế để giành lấy lợi ích an ninh quốc gia, Hoa Kỳ có thể bung mở kho vũ khí chiến tranh kinh tế của mình được tăng cường nhiều hơn nữa, bất kể những tác động hời hợt vào thị trường thế giới và những nỗ lực toàn cầu hóa.

Kết luận, cần nhấn mạnh rằng Trung Quốc và Nga mặc dù đã náo loạn và bối rối trong việc không thể tung ra những cú phản công kinh tế nhằm chống lại Hoa Kỳ, họ không có khả năng phục tùng các yêu cầu của Mỹ để thuần phục các lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Chiến tranh kinh tế bây giờ nổi lên như một vũ khí mạnh mẽ bảo lãnh cho các chiến lược quân sự. Trung Quốc và Nga sẽ phải tính đến yếu tố này trong các lập trình chính sách đối với Hoa Kỳ của họ. Đáng chú ý là các dự báo kinh tế toàn cầu có nhiều tiêu cực hơn đối với Trung Quốc và Nga, và đó là một hệ số nhân cho kho vũ khí chiến tranh kinh tế của Mỹ chống lại Trung Quốc và Nga. Do đó, sự thống trị của Hoa Kỳ tại Ấn Độ Thái Bình Dương sẽ tiếp tục, bất chấp mọi thách thức hạn chế do Trung Quốc và Nga đặt ra.


--------------------------|||-----------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.