Có phải Mỹ và Trung Quốc đang trên đường xung đột ?

Trung tâm National Interest tổ chức một cuộc thảo luận với Trung tướng Wallace Gregson, Kurt Campbell và Michael Auslin về mối quan hệ tương lai của Mỹ với Trung Quốc.


Hình: Reuters
Matthew Petti Ngày 26 tháng 7 năm 2019 Theo National Interest

Trần H Sa lược dịch

Một trong những thay đổi chính sách đối ngoại quan trọng nhất mà Tổng thống Trump đã mở ra là cách tiếp cận mang tính đối đầu hơn đối với Trung Quốc. Sau nhiều thập niên đồng thuận lưỡng đảng cho rằng mối quan hệ chặt chẽ hơn với Bắc Kinh là vì lợi ích của Mỹ, một phản ứng dữ dội đã phát triển ở Washington trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Vào thứ năm, Trung tâm National Interest đã tổ chức một cuộc thảo luận hỏi đáp có tên là "Mối quan hệ của Mỹ với Trung Quốc sẽ đi đến đâu từ đây?" Cuộc thảo luận tập trung vào những bất đồng càng lúc càng tăng giữa Bắc Kinh và Washington. Các thành viên tham gia hội thảo nhất trí rằng Hoa Kỳ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang ở trong một bước ngoặt.

Trung tướng Wallace Greg Gregson, Jr., (Ret. USMC), là giám đốc cao cấp của Trung Quốc và Thái Bình Dương tại Trung tâm National Interest, điều hành phiên họp. Gregson từng là tư lệnh Lực lượng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và chỉ huy Căn cứ Hải quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, cũng từng là tổng chỉ huy Hạm đội Hải quân Thái Bình Dương, trước khi vươn lên vị trí Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng, đặc trách an ninh Châu Á và Thái Bình Dương.

Ông đã mở đầu buổi thảo luận bằng cách chia câu hỏi trọng tâm của sự kiện thành hai phần: Mối quan hệ với Trung Quốc của chúng ta đi đến đâu từ đây, và đây là đâu ?

Phần thứ hai của câu hỏi tỏ ra gây tranh cãi. Kurt Campbell, Chủ tịch và Giám đốc điều hành tại Tập đoàn Châu Á, và là cựu Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, cho rằng không có gì rõ ràng. Ông lập luận rằng vị trí của Hoa Kỳ tại Châu Á "đã bị xói mòn đáng kể". Đối tác của ông, Michael Robert Auslin, không đồng ý. Auslin, thành viên của Payson J. Streat ở Châu Á đương đại tại Viện Hoover, đã mô tả Trung Quốc, chứ không phải Hoa Kỳ, là phía chính yếu gây ra các sự kiện.

Theo quan điểm của Campbell, giới lãnh đạo Hoa Kỳ đã có một sự "chuẩn bị có thể chấp nhận được, tồi tệ nhất" cho một xoay trục đến châu Á từ một cuộc "Chiến tranh Lạnh năm mươi năm và sau đó là hai mươi năm chiến tranh nóng ở Trung Đông". Ông tuyên bố rằng mô hình Chiến tranh Lạnh của hai khối đối lập không thể lường trước được các quốc gia nhỏ hơn sẽ chuyển động khéo léo như thế nào giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và các quốc gia châu Á hiện đang lo lắng về sự "không đáng tin cậy" của Hoa Kỳ. Auslin, phản bác rằng "cơ sở căn bản hơn của chính sách Hoa Kỳ có nghĩa là đã thay đổi", hướng tới gia tăng sự tự do của Hoa Kỳ đối với các nhiệm vụ tự do hàng hải và đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản. Ông đồng ý với Campbell rằng các nước châu Á không còn coi liên minh với Hoa Kỳ là nền tảng mà chỉ ưu tiên thuật ngữ "không chắc chắn" đến "không đáng tin cậy". Ông nói rằng các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ nên tránh xa quan điểm "chỉ biết ta" mà chúng ta có, rồi dựa vào đó để hiểu quan điểm của Trung Quốc, cái mà Auslin tuyên bố đã bắt nguồn từ những dự đoán của chủ nghĩa Mác về sự sụp đổ không thể tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản dưới sức nặng do những mâu thuẫn của chính nó.

Gregson nói thêm rằng Liên Xô đã làm cho nó trở nên dễ dàng với chúng ta trong Chiến tranh Lạnh, nhưng sự phụ thuộc lẫn nhau với Trung Quốc khiến cuộc cạnh tranh trở nên phức tạp hơn. Cuộc cạnh tranh mới với Trung Quốc "dường như đòi hỏi một mức độ tinh tế trong các chiến lược của chúng ta, mà chúng ta không quen sử dụng". Trích dẫn người sáng lập Trung tâm National Interest, Richard Nixon, ông đã đề cập đến "niềm tin bền bỉ của người Mỹ" rằng "mục tiêu của chúng ta, đến mức chúng ta có thể tác động đến các sự kiện, do đó đem lại sự thay đổi".

Định hình lại mối quan hệ là chủ đề của một loạt các câu hỏi. John Hudson của Washington Post đưa ra các câu hỏi của khán giả bằng một truy vấn về thuế quan. Ông ta hỏi "Mọi người đều nghĩ rằng Trung Quốc chơi bẩn khi nó trở thành một môi trường kinh doanh dể chịu. Bất lương trở lại có hợp lý hay không ?". Campbell gọi thuế quan của Tổng thống Donald Trump với Trung Quốc "về cơ bản là một hình thức trừng phạt", không thừa nhận chúng vì ít liên quan. Ông đồng tình rằng đường lối cứng rắn về thương mại của Tổng thống đã khiến Trung Quốc bắt đầu giao chiến , các chính quyền trong tương lai sẽ có nhiều khả năng "chơi bóng cứng hơn". Tuy nhiên, Campbell nói rằng ông lo lắng về mức độ mà qua đó chính sách thương mại của Mỹ dựa trên những số liệu thống kê "hẹp" như sự cân bằng thương mại, chứ không phải là những cân nhắc chiến lược rộng lớn hơn.

"Điều mà tôi quan tâm hơn cả là chúng ta không có chiến lược tập thể của chính phủ, liên quan đến tất cả các khía cạnh ngoại giao, viện trợ của chúng ta, trong việc đối phó với khu vực châu Á-Thái Bình Dương", ông Campbell nói. "Chúng ta có một thể chế chính phủ dựa trên sự tăng trưởng cơ bắp, quân đội của chúng ta. Phần còn lại của chính phủ của chúng ta thì rất nguy kịch". Các quốc gia châu Á "xem chúng ta, ở một số khía cạnh, về mặt quân sự là không thể đoán trước. Những gì họ muốn là một sự hiện diện ổn định", ông nói, việc Trump công khai đặt câu hỏi về giá trị của các liên minh đã làm đảo lộn các vấn đề "nhạy cảm" cho phép Hoa Kỳ hiện diện trong khu vực. "Thật hết sức khó khăn cho một nước dân chủ đặt các lực lượng quân đội trên vùng đất của một nước dân chủ khác".

Auslin không đồng ý. Ông cho rằng những thập niên sau Thế chiến II và Chiến tranh Lạnh có thể là ngoại lệ, không phải là chuẩn mực. "Các cấu trúc liên minh mà chúng ta có, cho dù chúng ta đang nói về Châu Âu hay Châu Á, đều có sự bất thường mang tính lịch sử. Về cơ bản chưa bao giờ có những liên minh đa thế hệ, vô thời hạn như với bảy mươi lăm năm qua. Auslin phản đối, "trong một số cách, tôi nghĩ rằng chúng ta là nạn nhân từ sự thành công của chúng ta trong Chiến tranh Lạnh. . . Chúng ta thực sự đã ghi nhớ điều này, ý tưởng về sự kết thúc của lịch sử".

Auslin cũng dội gáo nước lạnh vào khái niệm rằng các liên minh của Mỹ đã từng áp dụng những hành động hào hiệp trong chính sách đối ngoại. "Các liên minh của chúng ta luôn là giao dịch mua bán", ông nói, đề cập đến các mối đe dọa của Mỹ chống lại Vương quốc Anh ngay sau Thế chiến II trong các cuộc đàm phán "Bretton-Woods". Ông cũng chỉ ra các tranh chấp thương mại của Mỹ với Nhật Bản trong những năm 1980. Nhưng ông cũng gợi ý rằng các báo động về sự sẵn sàng xé nát các liên minh của chính quyền Trump có thể bị phóng đại. "Hai năm rưỡi trong chính quyền Trump, có nhiều cảm giác chắc chắn rằng Hoa Kỳ sẽ không bỏ đi vào ngày mai", ông nói.

Cựu Đại sứ J. Stapleton Roy, hiện đang là một học giả xuất sắc tại Viện Kissinger thuộc Viện Woodrow Wilson ở Trung Quốc và Hoa Kỳ, tập trung vào một lĩnh vực liên quan. Ông chỉ ra vấn đề về độ tin cậy của Mỹ. Các đồng minh ở châu Á có thể tin tưởng vào Mỹ hay không? "Khi tôi đến Indonesia năm 1996, tôi không thể tìm thấy một thành viên nào trong giới tinh hoa về chính sách đối ngoại của Indonesia, suy nghĩ nghiêm túc về những gì sẽ xảy ra sau [Tổng thống] Suharto", cựu Đại sứ tại Trung Quốc và là Trợ lý Ngoại trưởng về tình báo và nghiên cứu, cho biết. Ngày nay, "người châu Á, lần đầu tiên trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, phải suy nghĩ về một nước Mỹ không đáng tin cậy".

Campbell nghiêm khắc trong phân tích của mình về ảnh hưởng của Mỹ ở Đông Á. "Thời kỳ mà Hoa Kỳ là cường quốc thống trị không thể tranh cãi ở châu Á, thời kỳ đó có thể đã qua. Tôi không chắc chúng ta đã hiểu được một cách căn bản hoặc nhận ra điều đó", Campbell cảnh báo. "Điều tốt nhất chúng ta có thể hy vọng là Hoa Kỳ đang có vị thế hàng đầu, và những lựa chọn tốt nhất cho kết quả tốt của chúng ta sẽ là, được làm việc với các đối tác thân thiết". "Cạnh tranh sẽ là khẩu hiệu trong khu vực Châu Á - Thái bình dương" . "Tuy nhiên, cạnh tranh để làm gì? Chúng ta đang cạnh tranh với điều gì?" Lưu ý rằng cả quân đội Mỹ và quân đội Trung Quốc đều có "niềm tin sâu sắc vào khả năng của họ", Campbell dự đoán rằng bất kỳ cuộc đối đầu vũ trang nào "cũng sẽ là một thảm họa, và nó sẽ lan rộng và leo thang nhanh chóng".

Jacob Heilbrunn, biên tập viên của National Interest , đặt câu hỏi về tiền đề rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc chắc chắn đang hướng tới một cuộc đối đầu kiểu Chiến tranh Lạnh. "Có những điều thực tế mà Stalin đã làm để củng cố liên minh trong Thế chiến II", ông nói. "Ngày nay, tôi không thấy rằng Trung Quốc đã thực sự làm tất cả những gì tương xứng với sức mạnh của nó. Nó chắc chắn đang vận động cơ bắp của nó, nhưng tại sao lại tin rằng chúng ta phải tham gia vào một cuộc chiến tranh lạnh, làm đóng băng sự khôn ngoan thông thường? Chúng ta đã có cuộc tìm kiếm không ngừng này kể từ năm 1989, một cuộc tìm kiếm Chiến tranh Lạnh mới.

Auslin nói rằng đó là phản xạ ở Mỹ, ám chỉ cuốn sách năm 1991 của George Friedman, "Cuộc chiến sắp tới với Nhật Bản". Ông nói, nhưng cuối cùng, thế giới quan của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình có tầm quan trọng nhất trong việc xác định địa chính trị ở châu Á. Ông kết luận bằng cách chỉ ra sự hiểu biết sâu sắc ở chính nước Mỹ về châu Á, có khả năng nhận thấy rằng giới tinh hoa trong chính sách đối ngoại có thể được hưởng lợi từ việc tổ chức khu vực học hỏi nghiên cứu trong Chiến tranh Lạnh. "Tôi không nói rằng trọng tâm chỉ đạo là chúng ta đang ở trong Chiến tranh Lạnh. Không có câu hỏi rằng thách thức lớn nhất của chúng ta là Trung Quốc, mà câu hỏi là chúng ta đã thực sự hiểu đầy đủ về nó như thế nào?" "Chúng ta đang đào tạo con người tốt như thế nào ? Sự hiểu biết toàn diện của chúng ta như thế nào để cố gắng trả lời những câu hỏi rất khó khăn này? Bởi vì cuối cùng những gì họ phải quyết định là theo nhiều cách mà chúng ta làm".

Có lẽ phần kịch tính nhất của phiên họp tập trung vào việc liệu Trung Quốc có thể triển khai quân đội của nó để đàn áp các cuộc biểu tình và tình trạng bất ổn chống lại sự cai trị của nó ở Hồng Kông hay không. Nếu một tình huống tương tự như năm 1956 ở Hungary phát triển, Mỹ sẽ nên làm gì? Câu trả lời của Auslin ngắn gọn : Không có gì. Nhưng ông gợi ý rằng nó sẽ có những hậu quả nghiêm trọng đối với danh tiếng của Trung Quốc ở châu Á, khiến các cường quốc khác chú ý đến việc sẵn sàng sử dụng vũ lực. Auslin cho rằng giống như việc đàn áp người Hungary năm 1956 đã tước đi mọi tính hợp pháp còn lại về sự cai trị của Liên Xô ở phương Tây, do đó, một hành động quân sự của Trung Quốc có thể có những hậu quả tức thì tương tự đối với sự cai trị và danh tiếng của Bắc Kinh. Một điều dể hiểu từ cuộc họp: biến động của khu vực đang đạt đến một điểm cao mới.

Matthew Petti là một phóng viên an ninh quốc gia tại National Interest.

-------------------------|||--------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.