Làm thế nào để chế ngự chủ nghĩa tư bản nhà nước lừa đảo của Trung Quốc

Phương tây phải tập trung vào quy mô và phạm vi trợ cấp công nghiệp của Bắc Kinh

Những bằng chứng căn bản về chương trình Made in China 2025 bị che chắn như là 'bí mật nhà nước' © Getty Chia sẻ trên Twitter
Sherman Katz..... 30/07/2019 Theo Financial Times

Trần H Sa lược dịch

Hy vọng rằng việc tiếp tục lại các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ xóa bỏ cái bóng của sự không chắc chắn đang treo trên nền kinh tế thế giới vốn bị bỏ lỡ điều gì đó căn bản. Khôi phục chuỗi giá trị toàn cầu, tái cân bằng thương mại Mỹ-Trung và tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ, tất nhiên, là những mục tiêu mong muốn. Nhưng có một vấn đề quan trọng hơn đang bị đe dọa: các lỗ hổng luật pháp trong các quy tắc thương mại toàn cầu về những số tiền trợ cấp và không có bất kỳ thỏa thuận nào nhằm hạn chế đối với các doanh nghiệp nhà nước.

Chương trình “Made in China 2025” được thiết kế để biến quốc gia này thành một "cường quốc sản xuất hàng đầu" trong 10 lãnh vực công nghiệp chủ chốt vào năm 2049. Đây là sự hỗ trợ của nhà nước cho công nghiệp ở quy mô chưa từng có.

Các công ty và chính phủ phương Tây không có quyền truy cập vào các sự kiện căn bản về Made in China 2025 vì thông tin đó được chôn giấu trong hàng đống hồ sơ chưa được công bố của chính phủ và được bảo vệ như bí mật của nhà nước. Mặc dù các quy tắc thương mại toàn cầu hiện tại về trợ cấp cho phép thách thức các chương trình như vậy, nhưng sau đó sẽ thất bại trong trường hợp không có bằng chứng.

Tương tự, quá ít thông tin về 100.000 doanh nghiệp nhà nước mà qua đó sản xuất một phần ba tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc và cung cấp một phần năm trên tổng các công việc của Trung quốc. Họ nhận được bao nhiêu tiền của chính phủ? Sở hữu chính phủ trên các doanh nghiệp này có phạm vi rộng lớn như thế nào ? Những vị trí nào được chiếm giữ bởi các quan chức chính phủ ?

Ngoài sự hỗ trợ trong nước, các chính sách thương mại của Trung Quốc còn che chở cho các doanh nghiệp nhà nước khỏi bị cạnh tranh của nước ngoài. Ví dụ, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc phải sử dụng pin sản xuất tại Trung Quốc chứ không được nhập chúng từ Nhật Bản hoặc Hàn Quốc. Trong khi đó, các thương hiệu nước ngoài có sự hiện diện nhỏ trong thị trường xe điện Trung Quốc, với thị phần khoảng 5%.

Bởi vì các doanh nghiệp nhà nước là những thứ tương đối mới với nền kinh tế toàn cầu, có rất ít quy tắc thương mại để kiềm chế họ. Tuy nhiên, các nền kinh tế phát triển lớn vẫn có đòn bẩy đáng kể và đang tìm cách sử dụng nó.

Chẳng hạn, các bộ trưởng thương mại của Mỹ, EU và Nhật Bản chia sẻ những lo ngại sâu sắc về mô hình tư bản nhà nước của Trung Quốc. Họ và nhân viên của họ đã gặp nhau sáu lần kể từ tháng 12 năm 2017 để thảo luận về một nỗ lực chung nhằm cũng cố các quy tắc trợ cấp và thiết lập các quy tắc mới để quản lý các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump khăng khăng đàm phán thỏa thuận của riêng ông với Trung Quốc, có nghĩa là những nỗ lực của họ cho đến nay đã ít được thu hút sự hỗ trợ chính trị ở Washington.

Nhóm ba bên này đang thảo luận những động cơ để khuyến khích Trung Quốc và các thành viên khác của Tổ chức Thương mại Thế giới cần tuân thủ quy tắc hiện hành là, tất cả các quốc gia phải tiết lộ đầy đủ chi tiết sự trợ cấp của họ. Họ cũng đang xem xét các hình phạt có thể dành cho việc không chịu tiết lộ.

Một phán quyết gần đây của WTO đã củng cố những nỗ lực của các bộ trưởng thương mại nhằm xác định rằng một doanh nghiệp nhà nước là một "cơ quan công cộng" nếu đa phần nó thuộc sở hữu của chính phủ, một quan điểm mà Trung Quốc chống lại. Các quy định của WTO định nghĩa một "khoản trợ cấp" là một khoản đóng góp tài chính được thực hiện bởi một "cơ quan công cộng".

Một vấn đề khác là việc Trung Quốc sử dụng việc chuyển giao công nghệ cưỡng bức. Tại đây, nhóm các bộ trưởng thương mại đang xem xét một loạt các biện pháp, bao gồm các giới hạn trong luật pháp Trung Quốc buộc các công ty nước ngoài phải liên doanh.

WTO hoạt động trên căn bản đồng thuận, có nghĩa là một thành viên duy nhất có thể ngăn chặn những cải cách. Vì vậy, Trung Quốc sẽ phải tin chắc rằng họ nên đi cùng với các biện pháp được đề xuất. Trong quá khứ, nó đã làm như vậy khi một số lượng lớn các quốc gia hỗ trợ các biện pháp mới. Đó là một dấu hiệu tốt, do đó, nhóm ba bên đang mở rộng để bao gồm Úc, New Zealand, Canada và Mexico.

Nhiều khả năng các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung sẽ giải quyết các khoản trợ cấp và doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, các ý kiến ​​của nhóm ba bên là hy vọng tốt nhất của chúng ta để thuần hóa chủ nghĩa tư bản nhà nước bất hảo của Trung Quốc. Chính quyền Trump nên ũng hộ họ.

Sherman Katz là nhà văn, người có kinh nghiệm trong luật thương mại quốc tế, và là một thành viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu của Tổng thống và Quốc hội .

----------------------------|||--------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.