Mỹ nên điều chỉnh cách tiếp cận với Trung Quốc như thế nào

Sam Huntington cung cấp hướng dẫn có giá trị trong việc đối phó với một đối thủ cạnh tranh phức tạp

Tập Cận Bình chào đón Donald Trump đến Bắc Kinh năm 2017 © AFP

Ali Wyne 24/07/2019 Theo Financial Times

Trần H Sa lược dịch

Nhiều nhà quan sát ở Washington và Bắc Kinh chỉ trích Kiron Skinner, trưởng ban nhân viên hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, khi, vào cuối tháng 4, cô đã đưa cuộc cạnh tranh của Mỹ với Trung Quốc vào trong lĩnh vực chủng tộc.

Không giống như chiến tranh lạnh, qua đó cô mô tả như là "một cuộc chiến trong gia đình của phương tây", cô Skinner kết luận rằng sự hồi sinh của Trung Quốc đã đánh dấu "lần đầu tiên" Hoa Kỳ đối mặt với "một đối thủ cạnh tranh siêu cường mà không phải là người da trắng".

Trên thực tế, bỏ sang bên chuyện Hoa Kỳ đã phải đối mặt với một kẻ thách thức như vậy - phát xít Nhật Bản, trong chiến tranh thế giới thứ hai - nhận định của bà đã gợi ý cho một số nhà phân tích rằng, chính quyền Trump có thể xem căng thẳng Mỹ-Trung không chỉ về mặt chiến lược mà còn liên quan hơn, trong lãnh vực xã hội. Trong một quan sát thu hút được nhiều sự chú ý nhất, bà Skinner đã khẳng định rằng Hoa Kỳ phải tự thấy mình "ở trong một cuộc chiến với một nền văn minh thực sự khác biệt".

Nhận xét của cô gợi lên nhà chính trị học quá cố Sam Huntington, người dự đoán nổi tiếng trong một bài tiểu luận trên tạp chí Foreign Affairs cách đây khoảng một phần tư thế kỷ rằng, "cuộc xung đột chính của chính trị toàn cầu sẽ xảy ra giữa các quốc gia và các nhóm văn minh khác nhau". Xem xét mức độ nhanh chóng, mạnh mẽ và nhiều phản bác đối với giả định của bà Skinner - nhiều người, tình cờ, những người mạnh mẽ tán thành luận điểm của chính quyền Trump đã viết rằng, Trung Quốc là đối thủ chiến lược - Có vẻ như đã sai lầm để cố gắng một lần nữa áp đặt quan điểm của Huntingtonian lên quan hệ Mỹ-Trung.

Tuy nhiên, hóa ra Huntington có những hiểu biết mạnh mẽ qua đó có thể hướng dẫn chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, ngay cả khi không phải là những điều mà bà Skinner dường như đang vẽ ra.

Năm năm trước khi ông đưa ra giả thuyết trên, Huntington đã viết một bài tiểu luận ít được thảo luận nhưng không kém phần quan trọng - cũng trong Foreign Affairs - có tựa đề là "Hoa Kỳ - Suy tàn hay Đổi mới?". Ông đã dành phần lớn tác phẩm để phê phán những gì ông gọi là "làn sóng suy tàn thứ năm kể từ thập niên 1950 của nước Mỹ", qua đó cho rằng khả năng cạnh tranh kinh tế của đất nước đang giảm dần so với Nhật Bản và châu Âu.

Tuy nhiên, gần cuối, Huntington nhấn mạnh rằng suy nghĩ bi quan đó, ngay cả khi phân tích sai lầm, là rất cần thiết trong lịch sử để ngăn chặn hiện tượng mà nó đã cảnh báo. "Trong tất cả các giai đoạn của nó", ông ấy viết, "chủ nghĩa suy tàn đã dự đoán sự suy giảm sắp xảy ra của sức mạnh Mỹ. Trong tất cả các giai đoạn của nó, dự đoán đã trở thành trung tâm để ngăn chặn sự suy giảm đó".

Chừng nào Hoa Kỳ khai thác sự tự nghi ngờ theo định kỳ của mình để đẩy mạnh "cạnh tranh, tính linh hoạt và đặc tính nhập cư", và tăng cường "vị thế cấu trúc của nó trong chính trị thế giới" - đó là, làm sống lại chính nó ở trong và ngoài nước - ông ấy không cảm thấy bị ép buộc phải phê phán với quá nhiều cảm tính như vậy. Trái lại, hết sức bổ ích, một vai trò báo trước với sự lo âu đã nổi lên ở nước Mỹ mà Huntington thấy "rất hợp lý. . . để khuyến khích niềm tin vào những lời tiên tri như vậy".

Tất nhiên, ngày nay, nhiều nhà quan sát Hoa Kỳ tin rằng Hoa Kỳ đang suy giảm so với Trung Quốc - với nguyên nhân đáng kể: chỉ trong ba thập kỷ, một xứ chán ngắt bị cô lập với tổng sản phẩm quốc nội chỉ bằng 6% của Hoa Kỳ đã nổi lên đi vào hệ thống nhân tố chủ chốt có nền kinh tế hiện nay lớn bằng 2/3 so với sức mạnh hàng đầu của thế giới. Nó cũng đang phát triển các khả năng quân sự và ảnh hưởng ngoại giao mà, nếu không tương xứng với tính trung tâm kinh tế của nó, nó tính đến việc thu hẹp khoảng cách.

Về mặt cân bằng, sức mạnh quốc gia toàn diện của Hoa Kỳ vẫn vượt xa Trung Quốc, như tài liệu tỉ mỉ trong cuốn sách gần đây của ông Michael Beckley thuộc Đại học Tufts, cuốn sách có tên "Vô địch" . Ngoài ra, Trung Quốc phải đối mặt với nhiều khoản nợ chiến lược: bị bao quanh bởi sự kết hợp của các nước láng giềng không ổn định và các nền dân chủ có khả năng; dự báo nhân khẩu học của nó là một trong những điều ảm đạm nhất trên thế giới; nó có rất ít các đồng minh ổn định, có chăng là chỉ có các đối tác giao dịch; và hệ tư tưởng của nó - thứ mà Jessica Chen Weiss của Đại học Cornell gán cho nhãn hiệu "chủ nghĩa dân tộc độc đoán, thiển cận, tự tôn dân tộc" - đã hạn chế sức hấp dẫn toàn cầu.

Tóm lại, các nhà phân tích đương đại đôi khi phóng đại quy mô và tầm quan trọng sự lên ngôi của Trung Quốc. Trong khi Huntington có thể sẽ phê phán cách đánh giá đó, nhưng ông ta cũng có thể khuyên Hoa Kỳ tận dụng sự lo lắng của mình - không phải bằng cách cố  "vượt Trung Quốc", một nỗ lực chỉ có thể gặp thất bại, mà thay vào đó là một lần nửa đầu tư vào thế mạnh cạnh tranh độc đáo của nó. Ông kết luận, "bài kiểm tra cuối cùng của một siêu cường, đó là khả năng làm mới sức mạnh của nó".

Các trụ cột của một đổi mới trong tương lai của Hoa Kỳ có thể là:
  • Làm việc để thu hút nhiều hơn các sinh viên nước ngoài đến các trường cao đẳng và đại học của Mỹ.
  • Khôi phục mức đầu tư trong thời kỳ chiến tranh lạnh của chính phủ liên bang vào nghiên cứu và phát triển khoa học.
  • Tái cân bằng một cách nghiêm túc sự dịch chuyển từ Trung Đông hướng theo đà phát triển của châu Á-Thái Bình Dương.
  • Theo đuổi các chủ trương sẽ mang lại sự sinh động lớn hơn và tính đối xứng lớn hơn cho các liên minh lâu đời của Mỹ.
  • Áp dụng một chính sách đối ngoại tập trung vào ngoại giao và phát triển hơn mà qua đó sự tiến bộ của tầng lớp trung lưu Hoa Kỳ là một mục tiêu rõ ràng, không phải là một sản phẩm phụ cầu may.
Mỗi quyền lực trị vì trong lịch sử đã đào tạo ra một cái nhìn cảnh giác đối với những thách thức tiềm năng: sự lo lắng vốn có trong sự nổi trội. Bản chất lời khuyên của Huntington là cụ thể hóa tình cảm đó để phục vụ các mục đích quốc gia, tránh những cám dỗ song sinh của sự tự mãn và chủ thuyết định mệnh. Khả năng cạnh tranh lâu dài của Hoa Kỳ sẽ được thỏa mãn không phải bằng cách giả định rằng Trung Quốc có định mệnh sụp đổ vì những mâu thuẫn nội bộ của nó, cũng không phải cho rằng nó được định sẵn để chủ trì một trật tự thế giới có đặc điểm Trung Quốc. Chiến lược bền vững đòi hỏi một định hướng thận trọng.

Theo hướng dẫn của Huntington, ngày nay sẽ còn cần thiết hơn so với những thập kỷ trước, vì mệnh lệnh trọng tâm của Hoa Kỳ là một điều mà lịch sử hậu chiến đưa ra, không một vở kịch nào tự thể hiện được: nó có nhiệm vụ không giành chiến thắng quyết định trước một nhân vật phản diện , mà là rèn luyện một thỏa thuận lâu dài với một đối thủ cạnh tranh phức tạp có ý kiến, quan điểm khác biệt.

Ali Wyne là một nhà phân tích chính sách tại Rand Corporation, một tổ chức phi lợi nhuận, phi đảng phái.

------------------------|||--------------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.