Nghệ thuật chờ xem

Sau một "đình chiến" khác giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, các cuộc đàm phán Trung-Mỹ về thương mại, công nghệ và các vấn đề liên quan dường như đang trở lại. Nhưng những gì hy vọng sau một thời gian nghỉ ngơi trong cuộc cạnh tranh leo thang, thì không nên "hồi hộp nín thở".



KEYU JIN, Ngày 11 tháng 7 năm 2019 ...Theo Project Syndicate

Trần H Sa lược dịch

BẮC KINH - Những người hiện đang hy vọng một thỏa thuận thương mại cuối cùng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không nên hồi hộp nín thở. Trái ngược với những gì Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như suy nghĩ, Trung Quốc không đạt được mục đích xoay sở của mình thì sẽ không đột nhiên đáp ứng yêu cầu của ông Trump.

Một cuộc đàm phán thành công thường đòi hỏi mỗi bên phải hiểu quan điểm của bên kia. Vì vậy, người ta có thể đặt câu hỏi về sự khôn ngoan trong cách tiếp cận tranh chấp của Trung Quốc, nhưng nếu không có sự hiểu biết sâu sắc hơn về tư duy ngắn hạn và dài hạn của Trung Quốc, sẽ không thấy có nhiều tiến triển.

Những người ủng hộ Trump nhấn mạnh rằng ông cần quan tâm đến việc quan trọng, không theo từng chử ( trong thỏa thuận, nd) . Các nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như đồng ý. Họ đã từ chối các yêu cầu quá mức và vô lý của chính quyền Trump, nhưng nuôi dưỡng chút nghi ngờ về ý định của nó : kềm hãm Trung Quốc. Mục tiêu đó ít liên quan đến các mối quan tâm kinh doanh cụ thể, và thậm chí có thể xuất phát từ sự "khai hóa" - nếu không pải là phân biệt chủng tộc - thù địch. Do đó, Trung Quốc đã phải điều chỉnh tính toán chiến lược của họ, cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Vượt ra ngoài cuộc "đình chiến" mới nhất giữa Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cách tiếp cận tổng thể của Trung Quốc đối với tranh chấp thương mại là chơi nó thật tuyệt. Trung Quốc đã nhận ra với nhận thức muộn màng rằng, việc tỏ ra quá háo hức với một thỏa thuận khiến họ trông yếu đuối và dễ bị tổn thương trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột. Bây giờ họ biết rằng nếu bạn cho Trump một inch, ông ta sẽ cố gắng đi một dặm. Sau khi Trung Quốc đưa ra những nhượng bộ lớn trong vòng đàm phán vào cuối tháng 5, Mỹ đe dọa sẽ áp đặt thêm thuế quan đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc; và ngay cả với thỏa thuận ngừng bắn mới, thuế quan hiện tại vẫn được giữ nguyên.

Chính phủ Trung Quốc không ghét gì hơn là phải giống với triều đình nhà Thanh trong thời suy tàn của nó. Do đó, chiến lược "chờ xem" hiện tại của nó được đặt ra trên hai cách nhìn. Thứ nhất, Trung Quốc đã kết luận rằng sự hung hăng hiếu động của Trump sẽ tiếp tục tàn phá nền kinh tế Mỹ, có khả năng buộc ông ta phải lùi bước trong cuộc chạy đua vào kỳ bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020.

Thứ hai, Trung Quốc biết rằng tuyên bố chiến thắng gần đây của Trump đối với Mexico là một hành động diễn kịch, nhằm đối phó với sự hốt hoảng của thị trường đang gia tăng ; thỏa thuận mới nhất giữa Mỹ và Mexico gần như hoàn toàn dựa trên các thỏa thuận được ký kết trước đó và các nhượng bộ không có thật của Mexico chỉ tồn tại trong tài khoản Twitter của Trump. Bằng bất cứ giá nào, Trung Quốc sẽ không vội vàng nhượng bộ khi mà sự bất ổn của thị trường có thể buộc thay đổi quan điểm của Mỹ vào bất cứ lúc nào.

Quan trọng hơn, trước nghi ngờ của các nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng, lợi ích thực sự của chính quyền Trump là thực hiện một thỏa thuận, chứ không phải là làm suy yếu nền kinh tế Trung Quốc, họ sẽ chuẩn bị cho một cuộc đổ vỡ khác trong các cuộc đàm phán. Để quản lý cái giá phải trả về mặt kinh tế của cuộc chiến thương mại, Trung Quốc đã kích hoạt một số đòn bẩy bù đắp, nhiều thứ trong số đó không có sẵn cho Hoa Kỳ. Chúng bao gồm kích thích tài chính và tiền tệ, các biện pháp khuyến khích cho vay nhiều hơn và tăng cường hệ thống tài chính Trung Quốc. Và điều này, đến lượt nó, cho phép sự suy yếu của đồng Nhân dân tệ, để bù đắp cho những cạnh tranh bất lợi xuất phát từ thuế quan.

Theo quan điểm mới nổi của Trung Quốc, bất kỳ đòn bẩy hay lợi thế nào mà Hoa Kỳ có được trong thương mại với Trung Quốc, đều nằm bên ngoài sự sẵn sàng chịu đựng áp lực của người dân Trung Quốc. Họ sẽ hy sinh nếu cần thiết để duy trì niềm tự hào dân tộc, và tránh tỏ ra sự khúm núm đối với phương Tây. Động lực yêu nước này đã được thúc đẩy hơn nữa bằng cách nghiên cứu học hỏi cuộc xung đột thương mại Mỹ-Nhật trong những năm 1980.

"Biết được kẻ thù của bạn và biết chính mình", Tôn Tử đã viết trong Nghệ thuật chiến tranh , và "bạn sẽ không thua một trận chiến nào trong số một trăm" ̣ (Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng, Tôn Tử, nd ) . Trong những năm qua, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nghe theo lời khuyên này, tiến hành tìm hiểu rất lâu để biết các động lực chính trị nội bộ của Hoa Kỳ. Họ biết rằng Trump đang vổ vào nỗi sợ hãi nằm sâu trong nước của Trung Quốc, và điều này phải được đáp ứng với sự sắp xếp chiến lược, thay vì chỉ quản lý chiến thuật.

Theo đó,Trung Quốc đã chấp nhận rằng việc chuẩn bị cho một cuộc chiến thương mại kéo dài sẽ là đòi hỏi nhiều hơn, so với chỉ là chính sách kinh tế trong nước và thái độ tự lực. Trung Quốc cũng cần kết bạn mới và xoa dịu những kẻ thù cũ, đó là lý do tại sao nước này đang hàn gắn hàng rào với Nhật Bản và - nhờ Trump - hàn gắn với Nga. Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Xi về các dự án đầu tư và cơ sở hạ tầng trên khắp lục địa Âu Á sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự đồng ý ngầm của Kremlin. Như một dấu hiệu của sự hợp tác Trung - Nga ngày càng sâu sắc, một đường ống dẫn khí đốt của Nga ban đầu hướng đến Nhật Bản hiện đã được định tuyến lại dẫn đến Trung Quốc .

Đồng thời, Trung Quốc đang tận dụng những nghi ngờ về chủ nghĩa tự do của phương Tây bằng cách thúc đẩy một thế giới quan mới của riêng mình. Sự tổn thương của phương Tây đã bị phơi bày bởi sự phục hồi kinh tế chậm chạp kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, tuổi thọ trung bình giảm trong một số nhóm người qua thống kê, mức sống trì trệ và sự tan vỡ của các liên minh truyền thống. Trong việc xuất khẩu một chương trình nghị sự thay thế, Trung Quốc đang ủng hộ, mà chẵng cần lý giải, sự can thiệp của nhà nước để cải thiện sinh kế, cũng như một hệ thống giá trị xếp hạng phúc lợi tập thể đứng trên mong muốn của cá nhân. Nó cũng đang nỗ lực để loại trừ hoặc nếu không thì giảm thiểu tác động của các liên minh quân sự cần loại trừ, mà qua đó làm nền tảng cho trật tự do phương Tây lãnh đạo.

Tuy nhiên, Trung Quốc không thể đơn giản xóa bỏ quan hệ kinh tế và thương mại với Mỹ. Tại một số điểm, nó cần đóng góp cho hệ thống mậu dịch toàn cầu theo cách tương đương so với những gì nó đã đạt được từ hệ thống đó. Điều này có thể có nghĩa là nhập khẩu nhiều hơn và nghiêm túc hơn về bảo vệ tài sản trí tuệ. Nhưng trong thời gian tới, việc Trung Quốc thay đổi luật pháp hoặc từ bỏ mô hình phát triển của nó là điều không thực tế, như chính quyền Trump đang yêu cầu.

Hoa Kỳ, về phần mình, nên xem xét quan điểm của Trung Quốc. Trung Quốc, một nền văn minh 5.000 năm tuổi, biết rằng những người rất cần một thỏa thuận cuối cùng sẽ thua cuộc, trong khi những người kiên nhẫn và xem nhẹ thỏa thuận sẽ đứng đầu. Lập trường đó sẽ định hướng chiến lược của Trung Quốc, cả trong thời gian tới và trong những năm tới.

Keyu Jin, Giáo sư Kinh tế tại Trường Kinh tế Luân Đôn, là một Lãnh đạo Trẻ Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới .

-------------------|||------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.