Nhiều câu hỏi hơn câu trả lời trong Hội nghị thượng đỉnh châu Á của Trump

Bất chấp nghệ thuật biểu diễn ngoại giao của tổng thống, cuối cùng, chắc chắn lợi ích của Hoa Kỳ sẽ quyết định chính sách.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay trước cuộc gặp song phương của họ trong hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20 tại Osaka, Nhật Bản, ngày 29 tháng 6 năm 2019. Kevin Lamarque / Reuters 
Bài viết của Edward Alden, Ngày 1 tháng 7 năm 2019 Theo Hội đồng Quan hệ Đối Ngoại

Trần H Sa lược dịch

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kết thúc nhiệm vụ ngoại giao thành công nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, bắt đầu lại các cuộc đàm phán thương mại bị đình trệ với Trung Quốc và khôi phục các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa trong chuyến thăm lịch sử đầu tiên tới Triều Tiên.

Hoặc có lẽ là không. Thay vào đó, Trump có thể đã bán hết các lợi ích quan trọng của Hoa Kỳ vì lợi ích quyền khoe khoang khoác lác trên Twitter và các bức ảnh với các nhà cai trị độc tài như Tập Cận Bình của Trung Quốc và Kim Jong Un của Bắc Triều Tiên.

Tình hình gây mất kiên nhẫn cho các đồng minh Hoa Kỳ và các công ty đa quốc gia, đang cố gắng điều hướng đảo ngược chính sách an ninh và thương mại của Hoa Kỳ, không thể biết phiên bản nào trong số này là đúng. Liệu nhà lãnh đạo quyền lực nhất thế giới có thực sự nói lên lợi ích của Hoa Kỳ ? Hay chỉ cho mỗi mình ông ta ? Và cẩu thả lộn xộn, ông ta đang cố gắng làm gì?

Bất kỳ câu trả lời nào cũng phải bắt đầu từ tiền đề rằng Trump nắm giữ quyền lực phi thường. Về thương mại, ông ta có thể đe dọa hoặc rút bỏ thuế quan đối với bất kỳ quốc gia nào vì bất kỳ lý do gì mà ông ta muốn. Mới tháng trước (tháng 6), ông nói rằng ông sẽ rời khỏi thỏa thuận thương mại của riêng mình với Mexico và áp dụng thuế quan mới vì ông cảm thấy khó chịu bởi Mexico không làm gì nhiều hơn để ngăn chặn người di cư Trung Mỹ đến biên giới Hoa Kỳ. Ông ta có thể, với một cú chạm nhanh vào nguồn cấp dữ liệu Twitter của mình, đánh thêm thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu ô tô để Quốc hội Hoa Kỳ có thể ngăn chặn ông ta, nhưng cho đến nay cho thấy đã không sẵn sàng làm điều đó.

Quyền lực quân sự của ông ta còn ghê gớm hơn. Với tư cách là tổng tư lệnh, vào tháng trước ông đã ra lệnh tấn công chống lại Iran để trả đũa việc Iran bắn hạ một máy bay do thám không người lái của Mỹ, và sau đó ngừng ngang nhiệm vụ, 10 phút trước khi tên lửa được phóng.

Vì vậy, không thể làm ngơ Donald Trump. Nhưng cũng không có ý nghĩa gì để mà phân tích mọi động thái của ông ta như là một phần của tầm nhìn chiến lược rộng lớn hơn. Ví dụ, đối với Trung Quốc, Chiến lược An ninh Quốc gia tháng 12 năm 2017 của Nhà Trắng - được ban hành dưới chữ ký của Trump - Trung Quốc được liệt vào loại là "đối thủ chiến lược". Nhưng tại cuộc họp báo ở Osaka sau hội nghị thượng đỉnh G-20, vào ngày 28-29 / 6, Trump đã được một phóng viên Trung Quốc hỏi thẳng thừng rằng liệu ông coi Trung Quốc là đối tác, đối thủ hay kẻ thù. Ông trả lời bằng cách nói "chúng tôi sẽ trở thành đối tác chiến lược".

Về thương mại, một tổng thống vì lợi ích quốc gia sẽ phải nhấn mạnh rằng Trung Quốc cần đưa ra một số nhượng bộ qua đó cung cấp một phương cách tiến triển để kết thúc các cuộc đàm phán song phương khó khăn. Thay vào đó, Trump đồng ý trì hoãn thuế quan bổ sung và bắt đầu lại các cuộc đàm phán mà không cần các điều kiện tiên quyết. Ông làm ngọt thỏa thuận bằng cách đề nghị giảm nhẹ các lệnh trừng phạt đối với công ty viễn thông khổng lồ của Trung Quốc, Huawei Technologies, mặc dù các quan chức an ninh của chính ông tin rằng Huawei phải bị cô lập, và đang thúc ép các đồng minh của Mỹ cắt đứt kinh doanh với công ty này. Khi mà các nhà đàm phán nghiêm túc của Hoa Kỳ như Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer tái tham gia đàm phán, không có lý do gì để tin rằng hai bên sẽ đi đến gần một thỏa thuận hơn, so với khi cuộc đàm phán đã bị đổ vỡ vào tháng Năm.

Với Triều Tiên, một tổng thống vì lợi ích quốc gia sẽ phải khăng khăng đòi những nhượng bộ hữu hình từ Kim, chẵng hạn như đình chỉ các vụ thử tên lửa, như một điều kiện tiên quyết cho cái vinh dự mang tính biểu tượng to lớn khi Kim gặp tổng thống Mỹ trên đất Bắc Triều Tiên. Thay vào đó, Trump đã thiết lập cuộc họp vào phút cuối như một cuộc hẹn hò trên Twitter, và cười toe toét khi nhà lãnh đạo Triều Tiên mời "sự xuất sắc của bạn" bước qua biên giới trong khu phi quân sự. Trong khi hiện nay các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa sẽ tiếp tục, không có lý do gì để mong đợi bất cứ điều gì lớn lao được đưa ra.

Khi Tổng thống Richard Nixon đến Trung Quốc năm 1972, đó là một cử chỉ lịch sử của Hoa Kỳ để mở lại quan hệ với chế độ cộng sản và khởi đầu một kỷ nguyên mới trong quan hệ Mỹ-Trung. Khi Tổng thống Donald Trump tới Bắc Triều Tiên vào cuối tuần qua, ông đã gặp bạn thân Kim của mình để chụp ảnh. Không có gì khác thay đổi.

Từ mớ hỗn độn của kịch bản ngoại giao ngớ ngẩn này, phần còn lại của thế giới nên kết luận điều gì? Thật không may, đúng là không thể cười trừ vì đơn giản đây là show diễn mới nhất của Trump Show. Các quốc gia khác với các nhà lãnh đạo nghiêm túc phải đưa ra những quyết định thực tế phải phản ứng như thế nào.

Đặt cược an toàn nhất là, với nhiều lắt léo, lợi ích sẽ thắng. Điều đó có nghĩa là cả lợi ích chiến lược rộng lớn hơn của Hoa Kỳ và lợi ích bất biến của các tổng thống Mỹ nhiệm kỳ đầu trong việc tái đắc cử.

Về mặt chiến lược, Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, với các hệ thống kinh tế và chính trị khác nhau về căn bản. Cạnh tranh ngày càng tăng là không thể tránh khỏi. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục với các chính sách nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc như một quốc gia ngang bằng Mỹ về kinh tế và công nghệ. Có khả năng sẽ có thêm một vài thỏa thuận thương mại đang đến, nhưng xung đột cơ bản sẽ vẫn còn. Ví dụ, các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Huawei có thể không liên tục, nhưng Hoa Kỳ sẽ không cho phép thiết bị của Huawei trở thành trung tâm của mạng viễn thông thế hệ tiếp theo. (5G, nd )

Điều tương tự cũng đúng với Triều Tiên. Khả năng hạt nhân của miền bắc đặt ra một mối đe dọa thực sự đối với Hoa Kỳ. Các nhà phân tích an ninh cho biết bắc Triều Tiên tiếp tục chế tạo bom hạt nhân. Bất kể tính cách thân thiện đầm ấm cá nhân giữa Trump và Kim, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện các bước để giảm thiểu mối đe dọa đó, bao gồm cả hợp tác quân sự chặt chẽ với Hàn Quốc.

Lại nữa, sự tin tưởng ở đây cũng không đủ 100%. Trump đã rút lại các cuộc tập trận quân sự Mỹ-Hàn hồi đầu năm nay để thể hiện thiện chí với Kim. Ông đã đặt câu hỏi cho ngay cả các cam kết liên minh căn bản của Mỹ như NATO. Ông nói với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuần trước rằng ông muốn đàm phán lại hiệp ước 68 năm giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản chấp nhận cho quân đội Hoa Kỳ quyền đóng căn cứ tại Nhật Bản để đổi lấy cam kết bảo vệ Nhật Bản trước mọi cuộc tấn công.

Các lợi ích tái tranh cử của chính ông Trump cũng gợi vấn đề - nhưng không bảo đảm - một con đường thận trọng hơn. Thường xuyên hơn là không, phương thức của ông ta là đe dọa các hành động như thuế quan hoặc tấn công quân sự, và sau đó thì quay lưng. Điều đó giúp ông ta xuất hiện như ngôi sao mà không thực hiện các hành động, điều có thể gây thiệt hại kinh tế thực sự cho Hoa Kỳ và làm tổn hại chiến dịch tái tranh cử năm 2020 của ông ta.

Nhưng thành tích thì không nhất quán. Ông đã sử dụng thuế quan theo những cách bất ngờ và có thể làm lại. Và ông ta có thể bị vấp ngã bởi những hành động của các quốc gia khác. Chẳng hạn, nếu Mexico phản ứng với mối đe dọa thuế quan của ông ấy bằng sự phẫn nộ, thay vì sẵn sàng để thừa nhận, liệu Trump có cảm thấy bắt buộc phải hành động? Điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc tiếp tục có một đường lối cứng rắn trong các vòng đàm phán tiếp theo? Và Trump đã tròng trành ở Triều Tiên giữa tình bạn ấm áp hiện tại với "lửa và cơn thịnh nộ"; thật dễ dàng để tưởng tượng các hành động của Bắc Triều Tiên có thể mách nước sự cân bằng trở lại một lần nữa.

Tất cả những điều này tạo ra một môi trường quốc tế khó lường nhất trong nhiều thập kỷ. Tổng thống Mỹ đã trở thành "tổng gây rối" ( nguyên văn : disrupter-in-chief) . Phần còn lại của thế giới có rất ít sự lựa chọn nhưng phải chú ý và cố gắng không để bị tổn thương.

Edward Alden.
Edward Alden là thành viên cao cấp của Bernard L. Schwartz tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR), chuyên về cạnh tranh kinh tế, thương mại và chính sách nhập cư của Hoa Kỳ.










--------------------------|||-----------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.