Sự rạn nứt của đồng thuận nền kinh tế toàn cầu

Hình FT
 Rana Foroohar 7-7-19. Nguồn bản tiếng Anh

Trần H Sa lược dịch

Các thị trường có thể đã trấn tỉnh lại trước "thỏa thuận" thương mại tiềm năng của Donald Trump với Trung Quốc, nhưng thế giới doanh nghiệp không được gì. Đó là một trong những điểm chính mà tôi đã có được, từ nhiều ngày mệt lữ hồi tuần trước tại một hội nghị thượng đỉnh của các giám đốc điều hành toàn cầu. Họ bận rộn chuẩn bị cho một trật tự thế giới mới mà nhiều người tin rằng sẽ liên quan đến không chỉ là sự bế tắc giữa hai quốc gia ( Mỹ và Trung Quốc) mà là giữa ba hệ thống - dân chủ tự do và thị trường tự do, chủ nghĩa tư bản do nhà nước điều hành và chủ nghĩa tự do không gian mạng.

Gọi bộ ba này là sự đồng thuận Washington, sự đồng thuận Bắc Kinh và những gì tôi sẽ đặt tên là đồng thuận Zuckerberg, lấy tên của người sáng lập Facebook. Các lãnh đạo doanh nghiệp biết sự đồng thuận Washington đang bị đe dọa, và phần lớn thế giới đổ lỗi cho các doanh nghiệp lớn vì sự sụp đổ của nó. Họ đồng ý rằng họ phải giúp đưa ra một hình thức chủ nghĩa tư bản thị trường tự do bao quát hơn, nếu họ muốn lối sống của họ được tồn tại.

Tôi được nghe nói nhiều về "việc đầu tư vốn vào con người" và "việc ưu tiên cho các thị trường có thể chịu được" trong giờ đầu tiên của cuộc hội nghị do AT Kearney tài trợ, hơn là tôi được nghe về bất kỳ cuộc cãi lộn om sòm nào như vậy trong ký ức gần đây. Tuy nhiên, thật khó để mà nghiêm túc thực hiện lời hứa "ưu tiên cho các thị trường có thể chịu được" tại một hội nghị được tổ chức tại một khu nghỉ dưỡng sang trọng ở Tây Ban Nha, một xứ không thoải mái do sự nóng nực kỷ lục, xen kẽ với lượng khí thải CO2, đòi hỏi người tham dự phải di chuyển.

Không có nghĩa là tôi quá khó khăn với giới thượng lưu toàn cầu. Hội nghị thượng đỉnh đã đầu tư hàng triệu, có thể hàng tỷ đô la trong y tế công cộng, giáo dục và biến đổi khí hậu. Là người đứng đầu của một nhóm hàng tiêu dùng đúng đắn buộc phải là, "bạn không thể có một doanh nghiệp lành mạnh nếu không có sức khỏe cộng đồng". Nhiều cuộc hội thoại xoay quanh việc quản lý tác động xã hội từ sự gián đoạn công việc trên căn bản công nghệ . Nhưng không có sự đồng thuận về cách ổn định chủ nghĩa tư bản, nói gì đến tự do dân chủ. Cũng có sự thất vọng về mọi chỉ trích nhắm vào kinh doanh bởi các chính trị gia tìm cách ghi điểm dân túy. "Tôi không cần phải chứng minh sự đóng góp của mình cho xã hội", một điều hành EU nói. "Kinh doanh của tôi là sự đóng góp của tôi".

Các CEO đồng ý rằng chúng tôi sẽ không quay lại thị trường mở của những năm 1990. Họ xem xung đột thương mại Mỹ-Trung là khởi đầu của một cuộc xung đột của các nền văn minh mà sẽ kéo dài trong nhiều thập kỷ và chia rẽ thế giới. Mô hình nhà nước quản lý của Bắc Kinh là đối tượng của cả sự đố kị và hoài nghi. Nhiều CEO phương Tây bày tỏ quan điểm trái ngược của Trung Quốc trước đây với những áp lực mà họ phải đối mặt do báo cáo thu nhập hàng quý và áp lực ngày càng tăng từ các nhà hoạt động cổ đông.

Nhưng một số giám đốc điều hành từ các nước đang phát triển lo lắng về cái giá họ sẽ trả cho việc phụ thuộc vào chủ nghĩa trọng thương của Bắc Kinh. Các CEO từ châu Á đã bị chia tách. Một số người cảm thấy nhà nước giám sát thô bạo ngày càng tăng của Trung quốc sẽ tỏ ra quá dễ vỡ, trong khi những người khác tin rằng chương trình cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường sẽ là nền tảng của toàn bộ trật tự mới và lành tính, có lợi cho cả phía đông và phía tây.

Gần như tất cả mọi người đều đồng ý về sự cần thiết phải hiểu sâu hơn về Trung Quốc. Như một người tham dự nêu ra, "chúng ta cần chuyển từ tư tưởng Descarte sang tư tưởng Nho giáo". Nhưng hơn một vài người cá cược rằng các công ty chứ không phải là các quốc gia sẽ dẫn đầu trật tự mới - đặc biệt, những nền tảng khổng lồ có quy mô và quyền lực nhiều hơn hầu hết các quốc gia. Họ có thể bắt đầu tận dụng lợi thế của họ theo cách bắt chước các chính phủ, thu nhận công dân của họ từ thế hệ trẻ của những người bản địa qua kỹ thuật số, những người đã mất niềm tin vào các tổ chức truyền thống.

Kế hoạch ra mắt một loại tiền kỹ thuật số của Facebook, Libra, là một chủ đề nóng. Một người tham dự trích dẫn số liệu thống kê cho thấy, những người trẻ tuổi tin tưởng tiền điện tử nhiều hơn giao dịch chứng khoán truyền thống. Trong khi đó, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế và những ngân hàng khác như Christine Lagarde, ngân hàng đứng đầu IMF và hiện là ứng cử viên trở thành chủ tịch tiếp theo của Ngân hàng Trung ương châu Âu , băn khoăn về mối đe dọa của fintech (công nghệ trong tài chính) đối với hệ thống tài chính toàn cầu.

Một vài người tham gia am hiểu kỹ thuật số đã xem Libra chỉ là bước đầu tiên ở các lĩnh vực mà các chính phủ (ít nhất là ở phương tây) đã không thể thay đổi ảnh hưởng. Facebook có thể, có thể hình dung được, cung cấp giáo dục trực tuyến, hoặc trở thành một nền tảng việc làm cho các quân đoàn công nhân trong một nền kinh tế toàn cầu mới.

Một người tham dự, chỉ ra rằng các chính phủ dân chủ tự do đơn giản là không thể tiến nhanh đủ để theo kịp công nghệ, tự hỏi "liệu các nền tảng công nghệ có thể là các nhà nước mới dựa trên khái niệm quốc gia – dân tộc (Westphalian). Giữa buổi họp này, người ngồi cạnh tôi chuyển cho tôi một slide về "các nền tảng của địa chính trị" , trong đó cho thấy sự phân tích dựa trên thống kê thị phần vốn cổ phần mang tính khu vực của các nền tảng công nghệ - 70% ở Mỹ, 27% ở châu Á và 3% phần trăm ở châu Âu. Nhìn theo cách này, có lẽ Mỹ vẫn có nhiều quyền lực hơn Trung Quốc so với người ta có thể nghĩ. Nhưng như một người tham dự khác nói, "các quốc gia chỉ thích đáng nếu họ có thể đánh thuế các công ty".

Tất nhiên, các nền tảng, không dễ dàng để đánh thuế. Đây là một trong những vấn đề mà các nhà hoạch định chính sách công cộng khắp thế giới phát triển đang vật lộn với nó. Nó cũng là một việc nhấn mạnh sự gia tăng không thể chối cãi của các quyền lực doanh nghiệp trong 40 năm qua.

Như một người tham dự trả lời khi tôi hỏi, liệu anh có nghĩ giám đốc điều hành Facebook, Sheryl Sandberg, vẫn có thể ra tranh cử tổng thống Mỹ vào một ngày nào đó hay không : "Tại sao cô ấy phải  thế ? Cô ấy đã đứng đầu Facebook rồi".

------------------------|||----------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.