Trung Quốc biết những gì họ muốn, còn Mỹ vẫn không

Trung Quốc, ưu tiên cho Huawei, tập trung vào tăng trưởng dài hạn trong khi đích đến của Mỹ thì mập mờ.

Hai phái đoàn Mỹ Trung bên lề hội nghị thượng đỉnh Osaka, Nhật bản. Nguồn WST 
Greg Ip Ngày 3 tháng 7 năm 2019.....Theo Wall Street Journal

Trần H Sa lược dịch

Trong các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc, Mỹ cần có mọi đòn bẩy. Nó mua từ Trung Quốc nhiều hơn so với chiều ngược lại, là nhà cung cấp duy nhất của nhiều công nghệ và các lệnh điều khiển quan trọng nhiều hơn lòng trung thành từ phần còn lại của thế giới.

Nhưng Trung Quốc mang đến một lợi thế mạnh mẽ của riêng nó : sự rõ ràng về mục đích. Mặc dù nó đang đàm phán thay đổi các ưu tiên, trong nhiều thập kỷ, mục tiêu của nó vẫn giữ nguyên : tăng dần thang phát triển trong khi vẫn là một nhà nước độc đảng. Lệnh cấm của Hoa Kỳ về việc cung cấp đầu vào quan trọng cho Huawei Technologies Co. là một mối đe dọa hiện hữu cho giai đoạn tiếp theo trong sự phát triển đó, với bối cảnh cạnh tranh toàn cầu trong các công nghệ tiên tiến nhất thế giới. Vì thế, khi Chủ tịch Tập Cận Bình gặp Tổng thống Trump bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Osaka, Nhật Bản, vào cuối tuần vừa qua, điều kiện chính của ông ta để khởi động lại các cuộc đàm phán là dỡ bỏ lệnh cấm.

Về phần mình, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, từ lâu đã bị chia rẽ về việc liệu có nên coi Trung Quốc là một đối tác có thể quản lý được hay là một đối thủ phải bị tẩy chay. Chính quyền Trump tự chia rẽ, và quyết định của tổng thống cho Huawei một lệnh ân xá tạm thời đã khiến cho cuộc chiến cuối cùng trở nên mập mờ chưa từng thấy.

Trung Quốc được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001 như là một cách để thi hành kỷ luật các doanh nghiệp nhà nước thiếu khả năng của nó, tiếp cận an toàn với thị trường nước ngoài và thúc đẩy tăng trưởng dựa vào xuất khẩu. Cùng với đồng tiền Trung Quốc bị định giá thấp, tư cách thành viên WTO đã thu hút một dòng vốn nước ngoài và chuyên môn qua đó đã biến Trung Quốc thành dãy cơ xưởng của thế giới.

Điều đó dẫn đến việc gia tăng thặng dư thương mại của Trung Quốc và làm tăng thêm xích mích với Mỹ. Bắc Kinh giải quyết những căng thẳng đó bằng cách để đồng tiền của nó, nhân dân tệ, tăng giá trị. Ưu tiên của nó sau đó là thay đổi từ thu hút đầu tư nước ngoài và tăng trưởng dựa trên xuất khẩu đến việc nuôi dưỡng các nhà vô địch trong nước. Vì thế ngay cả khi thặng dư thương mại của Trung Quốc bắt đầu thu hẹp như một phần sản lượng quốc gia, các công ty phương Tây phải đối mặt với việc tiếp cận chặt chẽ vào thị trường Trung Quốc và áp lực chuyển giao công nghệ và bí quyết cho đối thủ Trung Quốc.

Trung Quốc hiện đang bị lôi kéo vào cuộc chiến thuế quan do những nỗ lực của Mỹ nhằm chấm dứt sự phân biệt đối xử đó. Các ưu tiên của nó vẫn chưa từ bỏ, từ bảo vệ các nhà vô địch trong nước đến nuôi dưỡng các nhà vô địch toàn cầu trong các ngành công nghiệp tiên tiến nhất, từ xe hơi tiết kiệm năng lượng đến thông minh nhân tạo.

"Trung Quốc vẫn bảo vệ mạnh thị trường nội địa của họ, nhưng những gì họ xác định là xứng đáng được bảo vệ nhất đã thay đổi theo thời gian và tiến đến thị trường khi tham vọng của họ trong công nghệ đã được mở rộng", Scott Kennedy ở Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế phát biểu. Huawei không phải là một công ty bất kỳ nào; người ta có thể cho rằng nó là nhà cung cấp hàng đầu trong công nghệ quan trọng nhất của thế giới, mạng viễn thông thế hệ thứ năm, và là một nguồn đáng kể cho tự hào quốc gia .

Huawei và ZTE Corp thuộc sở hữu nhà nước, và State Grid, độc quyền về điện, là "những công cụ chiến lược để đẩy Trung Quốc lên nấc thang công nghệ", ông Derek Scissors thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ cho biết. "Chúng là trọng tâm trong cách tiếp cận [Xi's] đối với sự phát triển của Trung Quốc".

Chiến dịch của Mỹ chống lại Huawei bắt đầu như một vấn đề an ninh quốc gia dựa trên tiềm năng của công ty này trở thành một đầu mối gián điệp của chính phủ Trung Quốc. Bây giờ nó là không thể thiếu trong các tranh luận rộng hơn về cách đối xử với Trung Quốc.

Các nhà lãnh đạo Mỹ nghĩ rằng việc gia nhập WTO sẽ củng cố pháp quyền ở Trung Quốc trong khi khuyến khích tự do hóa kinh tế và chính trị. Cuối kỳ của chính quyền Obama hy vọng này đã bị tan vỡ, và chính quyền Trump đã bác bỏ quan điểm đó hoàn toàn. Nhưng nó vẫn chưa bố trí giải pháp thay thế và Huawei tượng trưng cho sự phân chia.

Đại diện thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer từ lâu cho rằng Trung Quốc đã khai thác WTO để tạo ra thặng dư thương mại khổng lồ, đánh cắp tài sản trí tuệ, ép buộc các công ty nước ngoài chuyển nhượng công nghệ của họ, và trợ cấp cho các công ty trong nước. Tuy nhiên, ông cũng tin rằng Trung Quốc có thể hành xử với một bộ quy tắc thay thế và coi Huawei là một vấn đề không liên quan đến an ninh quốc gia . Ngược lại, những người cứng rắn gần gũi với ông Trump tin rằng hệ thống của Trung Quốc về căn bản là không tương thích với Hoa Kỳ và các đồng minh. Đối với họ, việc đưa Huawei vào danh sách đen có khả năng quan trọng nhiều hơn thuế quan trong việc ngăn chặn Trung Quốc thay thế Mỹ về kinh tế và quân sự. "Lực lượng nòng cốt cấp tiến này của đảng Cộng sản Trung Quốc đã từng chạy đua chống lại phương Tây trong 15 hoặc 20 năm", một trong những người cứng rắn, cựu cố vấn Steve Bannon, nói với CNBC tuần trước. "Huawei là một thứ Bom bẩn trong các nền dân chủ công nghiệp". Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo hồi đầu năm nay buộc tội Trung Quốc muốn "chia rẽ các liên minh phương Tây thông qua mạng viễn thông, chứ không phải là đạn và bom".

Tuy nhiên, ông Trump ghi nhận cả hai quan điểm thế giới này. Ông đánh giá các số liệu giao dịch Trung Quốc giống như khi ông đánh giá tất cả các quốc gia: thâm hụt, đô la và điểm Dow (thị trường chứng khoán Dow Jone, nd ). Vào thứ bảy, giải thích về sự ân xá cho Huawei, ông nói: "Chúng ta bán cho Huawei một lượng sản phẩm khổng lồ". Ông cũng biện minh cho quyết định của mình một năm trước đó về việc đình chỉ lệnh cấm bán cho ZTE là do yêu cầu cá nhân của Tập vì họ đã trả tiền phạt cho Mỹ và "họ cũng phải mua sản phẩm của Mỹ. Việc mua sản phẩm của Mỹ rất quan trọng đối với tôi".

Đàm phán thành công phụ thuộc vào việc biết điểm mấu chốt của riêng bạn. Đó là một cái gì mà Hoa Kỳ dường như vẫn đang tìm hiểu.

Greg Ip.








-----------------------|||--------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.