Điều gì đến sau Bretton Woods II ?

Hệ thống tiền tệ của thế giới đang bị phá vỡ.

The Economist, Ngày 13 tháng 8 năm 2019. Theo The Economist
Trần Hoàng Sa lược dịch.
“Không còn cần thiết nữa vì Hoa Kỳ đang cạnh tranh với một tay bị trói sau lưng”, Richard Nixon, lúc đó là tổng thống Mỹ, nói với đồng hương của mình vào tháng 8 năm 1971. Với bài phát biểu đó, ông đã báo trước sự kết thúc của trật tự kinh tế hậu chiến, đình chỉ khả năng hoán đổi đồng đô la thành vàng và tăng thuế đối với hàng nhập khẩu. Sự tồn tại của trật tự ngày nay, xuất hiện từ sự hỗn loạn xảy ra sau đó, giờ đây trông có vẻ ngày càng đáng ngờ. Trong các trường hợp khác, sự sụp đổ của nó có thể không được thương tiếc. Nhưng với mỗi ngày trôi qua vào tháng 8, triển vọng cho một sự thay đổi may mắn từ chế độ tiền tệ toàn cầu hiện nay sang một chế độ tiền tệ khác trông có vẻ trở nên nghiệt ngã hơn.

Hành động có vẻ đơn giản của mậu dịch xuyên biên giới thực ra rất phức tạp, bởi thực tế là hầu hết các quốc gia đều có đồng tiền riêng của họ, xê dịch theo những cách thức riêng tư. Những nỗ lực của các chính phủ quản lý những sự chao đảo này bị hạn chế bởi những thỏa hiệp trao đổi nhất định. Chốt các loại tiền tệ vào một mỏ neo tiền tệ khác ở bên ngoài để ổn định giá trị của chúng, có nghĩa là nhường lại quyền kiểm soát chính sách kinh tế trong nước hoặc hạn chế quyền tiếp cận dòng vốn nước ngoài. Các hệ thống trật tự tiền tệ, giải quyết các thoả hiệp trao đổi này theo một cách trái ngược với những cách khác, hoạt động cho đến khi chúng không còn hoạt động. Bối cảnh cho cuộc thách đấu kinh tế của Mỹ với Trung Quốc là một hệ thống tiền tệ đã từng hoạt động một thời nhưng không còn hoạt động nữa.
Những điều như vậy đã xảy ra. Giai đại toàn cầu hóa đầu tiên, bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, được xây dựng trên đỉnh tiêu chuẩn vàng. Các chính phủ đã cố định giá trị của đồng tiền của họ vào với vàng, hy sinh một số quyền kiểm soát nền kinh tế trong nước. Sự đánh đổi này trở nên không thể kiểm soát được trong cuộc Đại khủng hoảng của những năm 1930, các chính phủ từ bỏ các cam kết tiền tệ của họ. Khi đồng tiền của hết nước này đến nước khác bị mất giá, các đối tác thương mại tức giận đưa ra thuế quan, và thế giới rút lui vào các khối tiền tệ đối địch. Năm 1944, các quốc gia đồng minh đã có một bước tiến khác trong việc xây dựng trật tự tiền tệ tại một hội nghị ở Bretton Woods, New Hampshire. Các quốc gia tham gia đã cố định tiền tệ của họ vào đồng đô la (với một số chỗ để điều chỉnh). Lần lượt, đồng đô la được chốt bằng vàng ( giá một ounce vàng bằng 35 đô la Mỹ, THS ) . Thiết lập này đã tồn tại được một phần tư thế kỷ. Khi cán cân thương mại của Mỹ chùng xuống và lạm phát gia tăng trong thập niên 1960 và 1970, niềm tin vào việc chốt đồng đô la vào vàng bị suy yếu. Biện pháp thắt lưng buộc bụng tài chính và tiền tệ quyết liệt, có thể đã khôi phục uy tín của nó ở nước ngoài, nhưng với cái giá phải trả to lớn tại Mỹ. Buộc phải lựa chọn giữa lợi ích trong nước và sự sống còn của hệ thống tiền tệ toàn cầu, Nixon từ bỏ các cam kết của Mỹ đối với Bretton Woods .
Hệ thống hiện tại, thường được mô tả là Bretton Woods II, dần dần xuất hiện từ đống tro tàn của trật tự hậu chiến. Sự thống trị của đồng đô la đã không kết thúc. Phần lớn giao dịch thương mại của thế giới dùng đồng bạc xanh. Những thay đổi trong chính sách kinh tế của Mỹ vẫn còn vang vọng khắp thế giới. Một đồng đô la mạnh hơn làm suy giảm thương mại toàn cầu, các nghiên cứu cho thấy, trong khi chính sách tiền tệ của Mỹ chặt chẽ hơn làm hạn chế các điều kiện tài chính toàn cầu. Thông qua kinh nghiệm cay đắng, các nền kinh tế mới nổi đã học được rằng để tự bảo vệ mình trước những cơn gió mạnh này, đồng nghĩa với việc phải tích lũy dự trữ thật nhiều đô la, việc dự trữ bắt đầu chồng chất vào những năm 1990 và đạt đỉnh vào năm 2014. Việc thu mua đô la trên thị trường mới nổi làm cho đồng bạc xanh được định giá cao và tăng khả năng cạnh tranh của các nhà xuất khẩu trong thị trường mới nổi. Nước Mỹ bắt đầu lao vào thâm hụt tài khoản vãng lai to lớn, dai dẳng: nói cách khác, mức tiêu thụ quá mức của nó được tài trợ bằng cách cho vay từ thế giới mới nổi – chủ đầu tư đô la vào tài sản của Mỹ. Dòng tiền này – từ các nền kinh tế tích lũy dự trữ, Trung Quốc đứng đầu trong số họ – chảy sang Mỹ và từ người tiêu dùng Mỹ chạy quay trở lại các nền kinh tế tích lũy dự trữ – đã định nghĩa Bretton Woods II.
Chế độ Bretton Woods II không bao giờ trông có vẻ đặc biệt bền vững. Mỹ không thể vay từ nước ngoài mãi mãi, và thâm hụt tài khoản vãng lai dai dẳng đã ăn mòn các ngành công nghiệp xuất khẩu của Mỹ. Vào những năm 2000, một số nhà kinh tế lo ngại rằng các nhà đầu tư có thể mất niềm tin vào đồng bạc xanh, gây ra sự sụp đổ của đồng đô la và một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Một số nhà quan sát dự đoán rằng nước Mỹ có thể làm giảm vai trò của nó trong hệ thống, hoặc thiệt hại đó gây ra cho các cộng đồng Mỹ khi nạn từ bỏ công nghiệp hóa có thể khiến hàng loạt chính trị gia nghi ngờ về lợi ích từ toàn cầu hóa.
Dù vậy, trong một thời gian, một kết thúc lành tính cho Bretton Woods II dường như là có thể. Khi các nền kinh tế của châu Âu trở nên hội nhập hơn và Trung Quốc phát triển hơn, triển vọng của một thế giới đa cực, trong đó đồng đô la chia sẻ trách nhiệm vai trò dự trữ tiền tệ với đồng euro và đồng Nhân dân tệ, lờ mờ hiện ra. Người tiêu dùng châu Âu và Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng như người tiêu dùng Mỹ – và sự mất cân bằng toàn cầu sẽ giảm đi. Than ôi, lịch sử đã có những ý tưởng khác. Trong bối cảnh hỗn loạn của thập kỷ qua, các nhà đầu tư đã bám vào sự an toàn cho tài sản của họ bằng đồng đô la, củng cố quyền bá chủ tiền tệ của Mỹ. Các cuộc khủng hoảng nợ đã làm suy yếu niềm tin vào đồng euro. Niềm tin vào sự nổi lên không thể tránh khỏi của đồng Nhân dân tệ cũng bị làm mờ đi bởi sự tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc, và nhiệt tình của nó đối với cải cách giảm dần. Trong khi đó, hệ thống hiện tại có vẻ dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Cuộc chiến thương mại và tiền tệ xoắn theo hình trôn ốc của tổng thống Donald Trump có nguy cơ lật đổ Bretton Woods II, ngay khi các lựa chọn thay thế hấp dẫn cho hệ thống mờ dần.
Lịch sử lặp lại.
Một kết thúc gây xáo trộn tối thiểu cho Bretton Woods II vẫn nằm trong khả năng. Số phận của nó có thể giống với Bretton Woods I, đặc biệt là nếu ông Trump mất chức vào năm 2020. Đảng Dân chủ có tính dân tộc kinh tế nhiều hơn trước đây, nhưng vẫn quan tâm đến giá trị hợp tác toàn cầu. Tổng thống Bernie Sanders hoặc Elizabeth Warren có thể tìm kiếm sự mất giá của đồng đô la chỉ một lần, trong khi tái cam kết Mỹ trông nom hệ thống thương mại toàn cầu dựa trên quy tắc. Một cuộc suy thoái ở Trung Quốc có thể khiến lãnh đạo nước này sợ hãi khi đưa ra những nhượng bộ về thương mại mà Mỹ sẽ chấp nhận.
Nhưng kinh nghiệm của những năm 1930 có thể chứng minh một hướng dẫn thích hợp hơn. Trong trường hợp không có sự phối hợp điều chỉnh tỷ giá hối đoái và chấm dứt chiến tranh thương mại một cách hòa bình, thế giới có thể vấp phải một chu kỳ đua nhau mất giá đồng tiền và tăng thuế. Khi mối quan hệ thương mại tách ra thành từng mảng, các quốc gia có thể tự tổ chức thành các khối kinh tế đối địch (tất nhiên là phát sinh các khối tiền tệ không neo vào đô la Mỹ, THS ) , để mắt đến nhau một cách khó chịu. Thật khó tưởng tượng thế giới lặp lại một kỷ nguyên xấu xí như vậy, như đã từng trong lịch sử. Nhưng cũng không khó vì nó đã quen như thế.
----------------------------------------|||-------------------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.