Một báo cáo mới, đầy gay gắt của Lầu Năm Góc đổ lỗi cho Trump về sự trở lại của ISIS ở Syria và Iraq.

Cờ của nhà nước Hồi giáo ISIS. Phiến quân Nhà nước Hồi giáo.



Ellen Ioanes 09 / 08 / 2019. Theo Business Insider
Trần Hoàng Sa lược dịch.
Tổng thanh tra Lầu Năm Góc đã đưa ra một báo cáo trước Quốc hội nói rằng, Nhà nước Hồi giáo đang gia tăng quyền lực trở lại ở Syria và Iraq, với khoảng 14.000 đến 18.000 chiến binh.
Báo cáo đặc biệt cho biết quyết định của Tổng thống Donald Trump về việc nhanh chóng rút quân khỏi Syria và kéo nhân viên ngoại giao ra khỏi Iraq làm gia tăng sự bất ổn và cho phép các chiến binh tập hợp trở lại.
Cựu đặc phái viên của Tổng thống Brett McGurk, người đã từ chức sau thông báo rút quân, đã nhiều lần cảnh báo về kịch bản này, nói rằng các chính sách của Trump sẽ dẫn đến hỗn loạn và “một môi trường cho những kẻ cực đoan phát triển mạnh”.
Một báo cáo từ tổng thanh tra Lầu Năm Góc cho thấy quyết định của Tổng thống Donald Trump nhanh chóng rút quân ra khỏi Syria và chuyển hướng sự chú ý ngoại giao ra khỏi Iraq đã vô tình hỗ trợ Nhà nước Hồi giáo tái lập ở Syria và Iraq.
Báo cáo hàng quý của Bộ Quốc phòng trước Quốc hội về hiệu quả của nhiệm vụ trong Chiến dịch Nhổ tận gốc của Hoa Kỳ nói rằng “ISIS tiếp tục chuyển từ một lực lượng chiếm giữ lãnh thổ sang một tình trạng nổi dậy ở Syria, và nó đã tăng cường nổi loạn ở Iraq” – mặc dù Trump nói ISIS đã bị đánh bại và caliphate đã bị phá hủy, Tạp chí Phố Wall tường trình .
Nhiều quan chức và chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo rằng việc Mỹ rút khỏi Syria nhanh chóng sẽ cho phép ISIS tập hợp lại thành một cuộc nổi dậy sau khi chiến trường của họ bị đánh bại bởi liên minh do Mỹ đứng đầu.
Báo cáo của IG cũng nói rõ ràng về việc rút quân ở Syria, việc mà Trump tuyên bố vào cuối năm ngoái, đã góp phần vào sự bất ổn trong khu vực. Việc rút quân, khiến Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis từ chức , khiến các đối tác người Syria của Hoa Kỳ lâm vào cảnh túng quẫn, không được đào tạo hay hỗ trợ mà họ cần, để đối đầu với ISIS đang hồi sinh. Tại Iraq, lực lượng an ninh Iraq (ISF) thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết để chống lại ISIS trong thời gian dài.
ISIS ước tính có 14.000 đến 18.000 chiến binh, theo báo cáo, những chiến binh đó đang thực hiện các vụ ám sát, tự sát, đốt phá mùa màng và phục kích ở Iraq và Syria – khác với các nỗ lực quy mô lớn nhằm chiếm giữ lãnh thổ kể từ năm 2014 – hiện nay chúng là mối đe dọa bạo lực đối với dân thường ở cả hai nước.
Có lẽ quan trọng hơn, ISIS một lần nữa tạo ra doanh thu bằng cách tống tiền dân thường ở cả hai quốc gia, bắt cóc để đòi tiền chuộc và ăn hớt tiền từ các hợp đồng tái thiết. Phương pháp tạo thu nhập phi tập trung này – không giống như hệ thống thu nhập và chi tiết thu thuế mà ISIS đã sử dụng trong caliphate của nó – làm cho thu nhập khó theo dõi hơn.
Trại tị nạn al-Hol ở Syria dường như là một cửa ra ngỏ hoàn hảo cho việc tuyển mộ của ISIS – với hàng ngàn người dân tản cư, lực lượng an ninh không thể bảo vệ khu vực chống lại quân nổi dậy, và ít được sự hỗ trợ của Hoa Kỳ để duy trì các điều kiện an toàn hoặc chống lại tuyên truyền của ISIS.
Quyết định của chính quyền Trump tập trung sự chú ý vào Iran đã giảm khả năng hiệu quả chống lại ISIS ở Iraq và Syria. Theo Brett McGurk, cựu đặc phái viên của Tổng thống trong Liên minh toàn cầu chống ISIS, người từng phục vụ dưới thời Tổng thống George W. Bush, Barack Obama, và Donald Trump.
McGurk, giống như Mattis, đã từ chức sau khi Trump tuyên bố rút quân. Trong một op-ed hồi tháng giêng, ông đã cảnh báo rằng các chính sách của Trump trong khu vực sẽ mang lại “cuộc sống mới” cho ISIS và các đối thủ khác của Hoa Kỳ, và rằng quyết định này sẽ “gây ra sự hỗn loạn và môi trường cho những kẻ cực đoan phát triển”, báo cáo của IG nói chính xác những gì đang xảy ra trên mặt đất.
Hoa Kỳ có cùng kỳ vọng về thành công ở Syria, nhưng bây giờ không đưa vào các nguồn lực để bảo đảm thành công đó; với khoảng 1.000 binh sĩ ở Syria, họ hy vọng sẽ chống lại ISIS, ngăn chặn Tổng thống Syria Bashar Assad phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt và chống lại ảnh hưởng của Iran.
Quyết định rút nhân viên không khẩn cấp ra khỏi Iraq đã làm giảm ảnh hưởng ngoại giao của Hoa Kỳ tại đó, và theo Bộ Ngoại giao, giảm khả năng hỗ trợ của các nhóm nhân đạo.
Trump đã vận động tranh cử một phần dựa trên lời hứa rút Mỹ ra khỏi các cuộc xung đột ở Trung Đông, như là một phần trong chính sách “Nước Mỹ trước tiên” của ông. Nhưng việc ra quyết định thiển cận của ông ấy dựa trên tiền đề đó, không chỉ gây bất ổn cho Iraq và Syria, mà còn có khả năng xảy ra điều tương tự ở Afghanistan, nơi Mỹ đang đàm phán với Taliban để rút khỏi nước này.
Ở đó, một chi nhánh của ISIS, ISIS Khorasan, hoặc ISIS K, đang có được chỗ đứng và tuyển mộ các chiến binh đã vỡ mộng với quyết định của Taliban, rằng Taliban sẽ hoạt động như một thực thể chính trị, chứ không phải, chủ yếu như là một chiến binh thánh chiến. Như chuyên gia về Trung Đông Nicholas Heras thuộc Trung tâm An ninh Mỹ mới trước đây đã nói với INSIDER, ISIS K đang cố gắng thực hiện tình huống rằng, Afghanistan là nơi hoàn hảo để tiến hành thánh chiến trên nhiều mặt trận.

“ISIS K có thể sẽ thành công,” Heras nói.
------------------------|||------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.