Tâm trạng chống Trung Quốc vẫn luôn là một phần quan trọng của Mỹ.

Ngay cả khi Trung Quốc và Mỹ đồng ý về các điều khoản thương mại mới, quan điểm ở Washington đã thay đổi về cơ bản.
Tổng thống Donald Trump, bên trái, chụp ảnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc họp bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Osaka, Nhật Bản, ngày 29 tháng 6 năm 2019./ AP Photo / Susan Walsh

Joe Renouard, Ngày 14 tháng 8 năm 2019. Theo The Diplomat
Trần Hoàng Sa lược dịch.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bắt đầu từ năm ngoái, tiếp tục kéo dài như một cuộc chiến tiêu hao sinh lực dài hạn. Các nhà đàm phán đã kết thúc vòng đàm phán mới nhất của họ vào cuối tháng 7 với một vài kết quả và mỗi bên đã đón chào tháng 8 bằng cách công bố một loạt các biện pháp trả đũa mới.

Những người lạc quan hy vọng sẽ thấy cuộc đàm phán được tiếp tục vào tháng 9, và tinh thần của họ đã phấn khích trước quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào hôm thứ ba, với việc đẩy lùi một số thuế quan từ ngày 1 tháng 9 sang đến ngày 15 tháng 12. Ngay cả khi nếu có những đột phá đáng kể trên mặt trận thương mại – và đó là một cái “nếu” rất lớn – nó cũng sẽ không thay đổi tâm trạng chống Trung Quốc ở Washington. Sự oán giận mang tính đảng phái và những suy nghĩ trên Twitter của tổng thống có thể được giật tít trên báo chí, nhưng có một thỏa thuận rộng rãi ở thủ đô của quốc gia rằng, mối quan hệ Trung-Mỹ đã thay đổi về cơ bản. Một khối lượng lớn các nhà hoạch định chính sách, những người diều hâu trong an ninh quốc gia, các chuyên gia Trung Quốc và thậm chí cả những người kinh doanh tự do, hiện nay bác bỏ những quan điểm lâu đời được phần đông cho là đúng, rằng tham gia với Trung Quốc sẽ thúc đẩy tự do hóa quốc gia Trung quốc và đưa nó hội nhập vào trật tự thế giới một cách hòa bình. Thay vào đó, Trung Quốc đã trở nên giàu có hơn, tự tin hơn, và, ít nhất là đối với nhiều nhà quan sát, độc đoán hơn và đe dọa đến lợi ích của Mỹ nhiều hơn. Từ năm 2018-19, quan điểm mới của đám đông thông thường là một sự chỉ trích toàn diện, nghiêm trọng đối với Trung Quốc, về các thứ như : chính sách thương mại, chính sách đối ngoại quyết đoán, theo đuổi công nghệ tiên tiến, đòi hỏi đối với các công ty nước ngoài, thu hẹp không gian xã hội dân sự, cuộc chiến ý thức hệ với phương Tây, các tiêu chuẩn môi trường và lao động. Theo cách nói mới nhất của Washington, Trung Quốc là một mối đe dọa toàn xã hội hay là một mối đe dọa toàn bộ quốc gia, đòi hỏi phải có phản ứng ăn miếng trả miếng từ người Mỹ.
Những tình cảm này là dể hiểu trong các tuyên bố điều hành về an ninh và thương mại, bằng ngôn ngữ của các dự luật và luật mới, trong các phiên điều trần của lập pháp và trong nhiều báo cáo mà các quan chức của Washington phát hành đều đặn. Gọi đó là chiến thắng của quan điểm an ninh: Cộng đồng quốc phòng từ lâu đã thúc đẩy một phương thức mạnh mẽ hơn chống lại Trung Quốc, và kể từ cuối năm 2017, các báo cáo an ninh và quốc phòng của Mỹ đã công khai bảo vệ một đường lối đầy sức thuyết phục hơn. Chiến lược an ninh quốc gia (NSS) tháng 12 năm 2017 đã gọi Trung Quốc là một “cường quốc xét lại”, qua đó “tập hợp và khai thác dữ liệu trên một quy mô không có gì sánh được và truyền bá các tính năng trong hệ thống độc đoán của nó” nhằm “tạo ra một thế giới đối nghịch với các giá trị và lợi ích của Hoa Kỳ”. Điều này khác xa so với lời kêu gọi hòa giải trong NSS 2015, ở đó không chỉ lưu ý rằng Hoa kỳ “hoan nghênh sự trỗi dậy của một Trung Quốc ổn định, hòa bình và thịnh vượng”, mà còn nêu bật nhiều ví dụ về sự hợp tác Trung-Mỹ.
Chiến lược quốc phòng năm 2018 kêu gọi một tập trung mới vào cuộc “cạnh tranh siêu cường” với Trung Quốc (và, với mức độ thấp hơn là Nga), và không lời nào úp mở khi gọi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh chiến lược, sử dụng kinh tế trấn lột để đe dọa các nước láng giềng, trong khi quân sự hóa các tính năng ở Biển Đông”. Trung Quốc, báo cáo buộc tội, tìm kiếm “quyền bá chủ khu vực trong nay mai và [tương lai] thay thế Hoa Kỳ” trong chương trình của nó nhằm định hình một thế giới phù hợp với mô hình độc đoán [của nó]”. Các yêu sách này hoàn toàn trái ngược với Đánh giá quốc phòng định kỳ bốn năm hồi 2014, qua đó không mô tả Trung Quốc là mối đe dọa và chỉ lưu ý ngắn gọn về việc hiện đại hóa quân sự của nước này.
Các báo cáo thường niên năm 2018 và 2019 của Bộ Quốc phòng (DoD) về các phát triển quân sự và an ninh liên quan đến Trung Quốc, đã đi theo cùng một hướng trong chi tiết chiến lược, hiện đại hóa lực lượng, khả năng và tài nguyên của Bắc Kinh. Báo cáo của Bộ Quốc phòng tháng 12 năm 2018 tương tự đánh giá tác động an ninh, từ việc mở rộng toàn cầu của Trung Quốc thông qua Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, đến đầu tư trực tiếp nước ngoài và mua lại các cảng cùng các căn cứ quân sự ở nước ngoài. Trong khi thừa nhận rằng việc mở rộng này không chỉ là một vấn đề quân sự, nó còn kêu gọi một phản ứng của “toàn bộ chính phủ” về các hoạt động quốc tế của Trung Quốc.
Trong Báo cáo Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương lần đầu tiên vào tháng 6 này, Lầu Năm Góc đã gọi khu vực này là “chiến trường ưu tiên”, và lặp lại một loạt các cáo buộc quen thuộc – rằng Trung Quốc đang quân sự hóa Biển Đông; là “tham gia vào một chiến dịch cưỡng chế cấp thấp” để khẳng định quyền kiểm soát khu vực của nó; và đang sử dụng các phương tiện kinh tế để làm suy yếu chủ quyền của các quốc gia nhỏ hơn. Ngay cả lá thư từ chức hồi tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis cũng nhắc lại cáo buộc rằng “Trung Quốc và Nga. . . muốn định hình một thế giới phù hợp với mô hình độc tài của họ”. Thay thế ngay lập tức, quyền Bộ trưởng Quốc phòng, Patrick Shanahan, nói với những người đứng đầu các dịch vụ quân sự trong ngày đầu tiên nhận việc rằng, “hãy nhớ đến Trung Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc”, trong khi thực hiện nhiệm vụ .
Về mặt thương mại, các cơ quan liên bang đã biện minh cho cuộc chiến thương mại bằng cách đưa ra một trường hợp chi tiết chống lại Trung Quốc trong khoảng một chục báo cáo công khai. Tiêu đề của một nghiên cứu vào tháng 6 năm 2018 từ Văn phòng Chính sách Thương mại và Sản xuất (OTMP) là không thể rõ ràng hơn: “Sự xâm phạm kinh tế của Trung Quốc đe dọa công nghệ, sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ và thế giới như thế nào”. Các tác giả đã đồng ý rằng Trung quốc đã đạt được sự phát triển do một phần đáng kể thông qua “các hoạt động, chính sách và hành vi gây hấn vốn nằm ngoài các quy tắc và chuẩn mực toàn cầu”, và họ đã liệt kê một loạt các ý đồ chóng mặt về sự xâm lược kinh tế của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ và IP, từ gián điệp mạng và vi phạm bản quyền, đến cưỡng chế kinh tế, quy định phân biệt đối xử và trốn tránh luật kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ với sự đở đầu của nhà nước Trung quốc.
Chương trình nghị sự về chính sách thương mại và báo cáo thường niên của cơ quan Đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) tháng 3 năm 2019 đã đề cập đến Trung Quốc hơn 600 lần, theo các tiêu đề về chính sách phi thị trường, thực tiễn thương mại bất hợp pháp, các rào cản thương mại quá mức và “các cuộc tấn công của Trung Quốc vào Đổi mới của Hoa Kỳ”. Điều này tương phản rỏ rệt với chính sách năm 2016, trong đó đề cập đến Trung Quốc chỉ 70 lần trong khi lạc quan hơn, nhấn mạnh “đối thoại, đàm phán và thực thi”.
Hai báo cáo gần đây nhất của USTR về sự tuân thủ WTO của Trung Quốc, mỗi báo cáo cung cấp hơn 150 trang khiếu nại từ khắp mọi lĩnh vực thị trường. Phiên bản tháng 1 năm 2018 mô tả chi tiết các chính sách “méo mó thị trường”, qua đó giới hạn quyền tiếp cận đối với các công ty nước ngoài ở Trung Quốc, và thậm chí còn cho rằng Hoa Kỳ đã sai lầm trong việc hỗ trợ Trung Quốc gia nhập WTO, với các điều khoản không đầy đủ. Phiên bản tháng 2 năm 2019 lặp đi lặp lại cáo buộc lý lịch “nghèo” của Trung Quốc do WTO chuẩn thuận, và đả kích nó “tiếp tục ôm ấp một cách tiếp cận trọng thương do nhà nước dẫn đầu đối với nền kinh tế và thương mại.” Trong năm 2018, USTR phát hành gần 200 trang về những phát hiện và 50 trang về theo dõi IP, công nghệ và thực tiễn đổi mới, lần này với chi tiết về các quy tắc chuyển giao công nghệ của Trung Quốc đối với các công ty nước ngoài, hạn chế quyền sở hữu nước ngoài, và hạn chế cấp phép do phân biệt đối xử. Báo cáo đặc biệt của USTR tháng 4 năm 2019 về Mục 301 của Đạo luật thương mại đã đưa Trung Quốc vào danh sách theo dõi ưu tiên liên tiếp trong năm thứ 15.
Tại Quốc hội cũng vậy, bây giờ theo thông lệ, người ta thường ủng hộ việc đối đầu với Trung Quốc về thương mại, an ninh và các vấn đề khác, bằng chứng là các tiêu đề khiêu khích của một số phiên điều trần gần đây: Cách Tiếp Cận Mới cho Thời kỳ Cạnh Tranh Mỹ – Trung; Thách thức Trung Quốc : Ép buộc kinh tế như là Nghệ thuật quản lý nhà nước; Cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc; Chống Trung Quốc : Bảo đãm Mỹ vẫn là nhà lãnh đạo thế giới về công nghệ tiên tiến và đổi mới; Chiến lược đầu tư và thương mại trấn lột của Trung Quốc; Phản ứng của Hoa Kỳ đối với các hoạt động ảnh hưởng nước ngoài của Trung Quốc; Xử lý Fentanyl (*) : Kết nối Trung Quốc; Chiến tranh của Trung Quốc đối với Kitô giáo và các tín ngưỡng tôn giáo khác; và nhiều cái khác.
Những phiên điều trần này tràn ngập những lời biện hộ cho đối đầu và khẳng định rằng Hoa Kỳ đã ngủ quên trên bánh xe quá lâu. “Trong hơn 40 năm qua”, Đại diện thương mại Will Hurd (CH-Texas) tranh luận vào tháng 9 năm ngoái, “Hoa Kỳ đã khuyến khích Trung Quốc phát triển nền kinh tế của riêng mình, đứng bên cạnh Hoa Kỳ là người chơi trung tâm, và với tư cách có trách nhiệm trên trường thế giới,Trung Quốc không muốn tham gia cùng chúng tôi. Họ muốn thay thế chúng tôi…. Họ đang đánh cắp công nghệ của chúng tôi. Họ đang buộc chuyển giao trí tuệ”. Thượng nghị sĩ Jim Talent (CH-Missouri) thuộc Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Hoa Kỳ-Trung Quốc (ESRC) đã tuyên bố hồi tháng 3 năm nay, “quan điểm có ảnh hưởng lớn là rằng….việc tham gia đầy đủ vào hệ thống thương mại thế giới sẽ thay đổi Trung Quốc. Nhưng thật công bằng khi nói rằng điều ngược lại đã xảy ra – rằng Trung Quốc đã thành công trong việc thay đổi hệ thống thương mại thế giới”.
Quốc hội cũng đã bắt đầu hành động. Sau khi cắt giảm ngân sách quốc phòng khiêm tốn trong nhiệm kỳ thứ hai của cựu Tổng thống Barack Obama, ngân sách tài khóa 2019 trong năm ngoái đã tăng chi tiêu quốc phòng lên 716 tỷ USD và bao gồm nhiều sửa đổi liên quan đến Trung Quốc, chẳng hạn như cấm quốc gia này tham gia cuộc tập trận hải quân RIMPAC. Năm nay, Quốc hội đã tăng ngân sách quốc phòng lên 738 tỷ USD. Quốc hội cũng đã làm việc để tăng cường quốc phòng Ấn Độ-Thái Bình Dương, củng cố các liên minh và bảo vệ Đài Loan. Nó đã thông qua Đạo luật Sáng kiến ​​Tái bảo đảm Châu Á ( ARIA) vào cuối năm 2018, để trấn an các đối tác trong khu vực và chống lại ảnh hưởng chiến lược của Trung Quốc, dựa trên tiền đề rằng các “hoạt động cưỡng chế kinh tế”, “xây dựng và quân sự hóa phi pháp” của Trung Quốc trên các đảo ở Biển Đông là đang phá hoại các “nguyên lý cốt lõi” của trật tự thế giới tự do. Về Đài Loan, cả lưỡng viện đều nhất trí thông qua Đạo luật Du lịch Đài Loan để khuyến khích trao đổi cấp cao giữa Đài Bắc và Washington. Quốc hội cũng đã thúc đẩy vị thế quan sát viên của Đài Loan trong Tổ chức Y tế Thế giới, và một số nhà lập pháp đã mạnh mẽ làm rõ rằng “chính sách một Trung quốc” của Hoa Kỳ hiện nay, không tương đương với “nguyên tắc một Trung Quốc” của Bắc Kinh. Hiện tại, một loạt các dự luật liên quan đến Trung Quốc đang chờ hành động trong các ủy ban quốc hội, bao gồm Đạo luật trừng phạt Biển Hoa Đông và Biển Đông , Đạo luật kiểm soát chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc, Thương mại công bằng với Đạo luật Thực thi Trung Quốc và các dự luật giải quyết các hoạt động ảnh hưởng của nước ngoài . Việc thông qua ở quốc hội thì không chắc chắn cho bất kỳ dự luật nào trong số đó, nhưng chúng minh họa cho hệ tư tưởng hiện nay.
Mặc dù xu hướng hiển nhiên là hướng đến đối đầu, nhưng không hoàn toàn rõ ràng rằng Washington có đi từ đầu đến cuối với sự chú ý tập thể cho một cuộc chiến lâu dài hay không. Tổng thống và Quốc hội đang bề ngoài là làm việc vì lợi ích tương lai của các doanh nghiệp Mỹ, nhưng nhiều doanh nhân, nhà đầu tư, và người nông dân không thích chờ đợi. Các nhà lập pháp luôn chuẩn bị cho cuộc bầu cử tiếp theo, và những người cứng rắn với Trung Quốc cùng các đồng minh của họ sẽ phải cạnh tranh để giành sự chú ý và các nguồn lực giống như mọi người khác. Hơn nữa, tuy vậy những ngày mà các tập đoàn Mỹ xếp hàng để vận động hành lang cho Trung Quốc có thể vẫn còn sau lưng chúng ta, Trung Quốc vẫn có những người ủng hộ ở bên trong vành đai.
Nhưng bất cứ điều gì xảy ra trên mặt trận chính sách trong vài năm tới, có thể có một chút nghi ngờ rằng ý kiến ​​chính thống đã thay đổi, có lẽ không thể chối bỏ, và chúng ta không nên mong đợi sự trở lại cách tiếp cận hòa giải của những năm trước. Tình cảm chống Trung Quốc ở Washington bây giờ tiếp tục tồn tại rất sâu và rộng đến mức, ít nhất là trong ngắn hạn, không có hội nghị thượng đỉnh hay đột phá thương mại nào sẽ thay đổi được tiến trình của nó.
Tiến sĩ Joe Renouard giảng dạy tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Tiên tiến (SAIS) của Đại học Johns Hopkins ở Nam Kinh, Trung Quốc.
----------------------------|||-------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.