Các Ngân hàng trung ương không thể cứu nền kinh tế thế giới.







Jerome Powell và Mark Carney, thống đốc Ngân hàng Anh (BOE), đi dạo trong khuôn viên hội nghị kinh tế Jackson Hole.
Michael McKee , Rich Miller và Matthew Boesler, 25 tháng 8, 2019…..Theo Bloomberg
Trần Hoàng Sa lược dịch
Các Ngân hàng trung ương đã tranh luận sang ngày thứ nhì về sự rút lui chính sách hàng năm của Cục Dự trữ Liên bang ở thành phố Kansas tại Jackson Hole, bang Utah.

Cuộc thảo luận của họ về những thách thức đối với chính sách tiền tệ diễn ra trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng căng thẳng, với các nhà đầu tư lo lắng về những rủi ro suy thoái xuất phát từ cuộc chiến thương mại leo thang của Tổng thống Donald Trump với Trung Quốc.
Dưới đây là bản tóm tắt tin tức và bình luận từ ngày thứ nhì và ngày cuối cùng của các bài thuyết trình tại hội nghị :
Các Ngân hàng trung ương giải cứu (Không).
Trong phiên bế mạc của hội nghị, Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Úc, Philip Lowe, nói với khán giả rằng các ngân hàng trung ương đã hạn chế khả năng nâng đỡ nền kinh tế toàn cầu khỏi những cơn gió ngược của sự bất ổn chính trị.
“Chúng tôi đang trải qua thời kỳ chấn động chính trị nghiêm trọng”, ông Lowe cho biết , trích dẫn những diễn biến ở Mỹ, Brexit, Hồng Kông, Ý và các nơi khác. “Những cú sốc chính trị đang biến thành những cú sốc kinh tế”.
Đầu tư cơ sở hạ tầng và cải cách cơ cấu tại các nền kinh tế trên thế giới sẽ có tác động lớn hơn nhiều so với việc cắt giảm lãi suất. Nhưng các chính trị gia không muốn hành động. Kết thúc sự không chắc chắn chính trị cũng sẽ mang lại lợi ích.
Ông nói, “với ba đòn bẩy bị mắc kẹt này, thách thức mà chúng tôi gặp phải là chính sách tiền tệ đang mang quá nhiều gánh nặng”.
Tình trạng tiến thoái lưỡng nan trong hệ thống tiền tệ.
Vào những năm 1960, nhà kinh tế học Yale Robert Triffin nổi tiếng đã cảnh báo về sự mâu thuẫn ở trung tâm của hệ thống tiền tệ toàn cầu vốn được tổ chức theo tiêu chuẩn vàng: nguồn cung vàng cố định trong nền kinh tế toàn cầu đang phát triển cuối cùng sẽ gây ra khủng hoảng.
Được biết đến như là “tình thế tiến thoái lưỡng nan Triffin”, và không còn nghi ngờ gì nửa, vào năm 1971, Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon đã buộc phải kết thúc kim bản vị , chấm dứt sự thống trị của kim loại màu vàng sáng bóng trong hệ thống tài chính toàn cầu.
Bài thuyết trình thứ nhì được trình bày vào thứ Bảy tại Jackson Hole cho thấy tình trạng tiến thoái lưỡng nan đã quay trở lại, nhưng dưới một hình thức khác : lần này, khoản nợ bằng mệnh giá đô la Mỹ là hình thái mới của vàng trước đây.
Các nhà kinh tế của Đại học Stanford, Arvind Krishnamurthy và Hanno Lustig chỉ ra vai trò của các khoản đầu tư bằng đô la – đặc biệt là sự an toàn của chứng khoán Kho bạc Hoa Kỳ – đóng vai trò cung cấp cho các nhà đầu tư toàn cầu những tài sản an toàn. Họ thấy rằng nhu cầu gia tăng đối với các khoản đầu tư như vậy, cũng như chính sách tiền tệ của Mỹ chặt chẽ hơn, gây ra sự tăng giá trong tỷ giá giữa đô la Mỹ so với các loại tiền tệ khác.
Nhưng không giống như vàng, nó cung cấp những tài sản an toàn hơn theo hệ thống đồng đô la, có nghĩa là người vay phải nhận thêm nợ.
“Việc cung cấp tài sản bằng đồng đô la an toàn không còn được dựa vào vàng; tuy nhiên, nguồn cung được thúc đẩy bởi sự gia tăng của đòn bẩy công cộng và tư nhân”, ông Peter KRnamurthy và Lustig đã viết. “Đòn bẩy đô la có sẽ được cung cấp theo cách phù hợp với sự ổn định tài chính hay không ? Các sự kiện trong 15 năm qua cho thấy các nhà hoạch định chính sách nên chú ý đến câu hỏi này”.
Không chỉ các ngân hàng trung ương lớn ở các nền kinh tế tiên tiến đang cố gắng tìm ra điều gì đó đang chờ đợi họ tại Jackson Hole: các nhà hoạch định chính sách tiền tệ ở các thị trường mới nổi cũng đang cân nhắc những thách thức của chính họ.
Hội nghị hôm thứ Bảy được tiến hành với một bài thuyết trình xem xét cách thức mà các ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế mở, nhỏ; trong đó xuất khẩu hàng hóa chiếm một phần đáng kể trong hoạt động kinh tế – chẳng hạn như Chile hoặc Argentina – có thể phản ứng với sự bùng nổ và phá vỡ giá cả hàng hóa. Những điều này đã trở nên thường xuyên hơn trong những thập niên gần đây khi hàng hóa trở nên quan trọng hơn, như là một loại sản phẩm đầu tư cho các nhà quản lý danh mục vốn đầu tư toàn cầu.
Các tác giả – Thomas Drechsel của Đại học Maryland và Michael McLeay, Silvana Tenreyro của Ngân hàng Anh – phác thảo việc tăng giá hàng hóa toàn cầu có thể dẫn đến sự bùng nổ tài chính ở các nước xuất khẩu như thế nào. Đó là bởi vì việc tăng giá cho phép họ vay thêm nhiều hơn. Lần lượt, điều đó đẩy tỷ giá hối đoái và lạm phát trong nước của họ tăng lên.
“Sự đóng góp ngày càng tăng của các cú sốc giá hàng hóa đối với các chu kỳ kinh doanh, vai trò của chúng trong việc hạn chế vay mượn, và thảo luận về việc tài chính hóa thị trường làm cho việc suy nghĩ về vai trò đặc biệt tiềm năng của thương mại hàng hóa trong việc thiết lập chính sách tiền tệ trở nên quan trọng hơn”, họ viết.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.