Chiến tranh thế giới thứ ba có thể xảy ra như thế nào

Chiến tranh thế giới thứ hai cho chúng ta biết chiến tranh thế giới thứ ba có thể xảy ra như thế nào (và sẽ trở thành địa ngục)
Điểm mấu chốt, có một mùi hôi của những năm 1930 trong không khí ở Đông Á ngày nay.

Hình : Flickr.
James Holmes, Ngày 1 tháng 9 năm 2019 Theo National Interest

Trần H Sa lược dịch

Những đạo quân cướp bóc người Ba Lan là thủ phạm cho mười bốn sự cố quân sự dọc biên giới Ba Lan - Đức cách đây tám mươi năm. Chính phủ Đức bất đắc dĩ cảm thấy buộc phải ra lệnh cho quân đội đáp trả lại - và Thế chiến II đã bắt đầu . Hoặc ít nhất đó là những gì Adolf Hitler khiến bạn tin tưởng. Ngày hôm đó, nhà độc tài Đức Quốc xã đã thông báo cho Reichstag, hay quốc hội, rằng ông đã quyết định nói chuyện với Ba Lan bằng ngôn ngữ của Ba lan, rằng Ba Lan đã sử dụng lực lượng vũ trang trong nhiều tháng trước khi bắt đầu cuộc chiến. "Đêm nay", Hitler tuyên bố, "những người lính chính quy của Ba Lan đã bắn vào lãnh thổ của chúng ta … Kể từ 5:45 sáng, chúng ta bắn trả, và từ giờ trở đi, bom sẽ được đáp trả bằng bom".

Nói cách khác, Ba Lan đã chọn một cuộc chiến và Đức đã chấp nhận nó. Trong thực tế, Hitler đã về bè với một đồng chí độc tài, Josef Stalin, người trước đây đã tìm kiếm Đức là thành viên duy nhất trong Trục nhưng bị từ chối. Để thay thế, các bạo chúa Đức Quốc xã và Liên Xô đã đạt được một thỏa thuận "không xâm lược lẫn nhau", Hiệp ước Molotov-Ribbentrop, theo đó, họ đồng ý phân chia Ba Lan giữa Đức và Liên Xô, và trao các quốc gia Baltic thuộc tầm ảnh hưởng của Moscow. Vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, Hitler ra lệnh xâm chiếm đất nước vốn bất hạnh nằm giữa Đức và Liên xô của Stalin - và đổ lỗi mớ hỗn độn cho các nạn nhân và các đồng minh phương Tây của bọn họ. Nói những gì bạn thích về Hitler thôi, chứ tên hạ sỉ người Bohemian trở thành bạo chúa Đức quốc xã là bậc thầy của "ngoại giao thụ động", không dám công khai giải quyết vấn đề chiến lược quân sự.

Kết hợp ngón nghề bịp bợm với sự nhiệt thành về ý thức hệ, sự tàn nhẫn, sức mạnh quân sự công nghệ cao và nghề diễn kịch đã tạo nên thảm họa thế giới. Đặc biệt là khi sự kháng cự yếu ớt từ các cường quốc bên ngoài, đã cho phép những con dã thú có thời gian nhàn rỗi theo đuổi mục tiêu của chúng. Có thể có một cái gì đó tương tự xảy ra tám mươi năm sau hay không ? Tất nhiên. Sự bốc đồng của những kẻ độc tài có thể đã đi vào suy thoái sau Chiến tranh Lạnh, nhưng nó không bao giờ chết. Đó là sự công diễn trở lại trong các khu vực như Moscow, Bắc Kinh, Bình Nhưỡng và Tehran. Trong khi đó, công nghệ quân sự dường như đang trải qua một cuộc cách mạng với sự ra đời của tên lửa hành trình, siêu âm, máy bay không người lái và trí tuệ nhân tạo. Chẵng có gì phản kháng chống lại những kẻ độc tài mới, đặc biệt nhanh nhẹn hoặc mạnh mẽ. Đây không phải là tháng 9 năm 1939 - nhưng thế giới đã và đang không vượt qua được sự thái quá vốn là đỉnh điểm của cuộc chiến toàn cầu hồi đó.

Chúng ta đừng tự đùa.

Chiến tranh thế giới mới sẽ giống và khác với Thế chiến II như thế nào ? Bản chất của cạnh tranh chiến lược và chiến tranh không bao giờ thay đổi. Đó là một cuộc đấu tranh của ý chí gây ảnh hưởng lẫn nhau, bị kích thích mãnh liệt giữa các đối thủ quyết tâm thực hiện đường lối của họ - bằng cách sử dụng vũ khí nếu cần thiết. Hitler đã khéo léo chơi trên những bất bình trong quá khứ, đáng chú ý là Hiệp ước Versailles, đưa Thế chiến thứ nhất kết thúc. Versailles, ông nhắc nhở người Đức, đã chia rẽ dân tộc Đức với các quốc gia khác; nó định ra một hành lang giữa bản thân nước Đức và Đông Phổ, chia cắt đất nước; nó chính xác là buộc Đức bồi thường nặng nề cho Đại chiến thứ I; và, nhất là, nó yêu cầu Đức phải thừa nhận tội lỗi cho sự đổ máu. Hitler nhấn mạnh rằng họ sẽ phải cầm lại vũ khí một lần nữa, để lấy lại danh dự đã mất và chiếm đoạt các tài nguyên thiên nhiên mà họ cần để hoàn thành nhiệm vụ quốc gia.
Do đó, Hitler quyết định xâm chiếm đối tác "không xâm lược" trước đây của ông ta vào năm 1941. Stalin quá sốc trước trò lá mặt lá trái của Hitler, vì chuyến tàu cuối cùng chở nguyên liệu thô đến Reich đã vượt biên giới Liên Xô đi về phía tây, sau khi toán quân đầu tiên của Đức vượt biên giới sang hướng đông. Phải chăng chẵng có danh dự giữa những bạo chúa ?

Sức hấp dẫn của Hitler đối với những sự coi thường trong quá khứ, thực hay tưởng tượng, nên được gọi là quen thuộc. Người Iran khao khát tái tạo thời kỳ hoàng kim của Đế chế Ba Tư, khi mà sức mạnh đế quốc trải rộng đến mức một cuộc chinh phạt châu Âu dường như trong tầm tay. Hãy chờ để nhận được một sự quở mắng nếu bạn gọi Vịnh Ba Tư là Vịnh Ả Rập - như Lầu Năm Góc khăng khăng hành động vì lý do nào đó - trong tầm tai nghe của một người Iran. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã từng miêu tả sự sụp đổ của Liên Xô là một "thảm họa địa chính trị" lớn nhất của thế kỷ XX. Tập hợp một đế chế mới do Nga thống trị sẽ đảo ngược thảm họa. Chủ tịch Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình lên tiếng khao khát "giấc mơ Trung Hoa". Thực hiện ước mơ của mình đồng nghĩa với việc giành lại từng tấc đất từng được cai trị bởi vương triều Trung Hoa và xua đuổi những ký ức tồi tệ về "thế kỷ nhục nhã" dưới bàn tay của các đế quốc, do đó giành lại phẩm giá và chủ quyền quốc gia.
Cuộc nói chuyện như vậy thể hiện tinh thần của năm 1939.

Liệu những kẻ độc tài đói khát vinh quang và thèm khát đất đai có thể đúc kết một liên minh thường trực hay không, một Trục theo kiểu mà đã ràng buộc Đức, Ý và Nhật Bản với nhau hồi đó hay không? Có thể. Vài mối ràng buộc cùng sỡ thích sẽ tổ chức một buổi hòa nhạc của những kẻ bất lương cùng với nhau, họ có thể hợp tác trong một thời gian cho đến khi tầm nhìn của họ về một trật tự khu vực hoặc thế giới mới đi đến xung đột lẫn nhau. Đức và Nhật Bản có thể đứng cùng nhau vì họ ở xa nhau trên thế giới.( (Họ đã làm cho nhau rất tốt vì cùng một lý do.) Hoặc, nhiều khả năng, những kẻ thừa kế hiện đại của Hitler và Stalin có thể thương lượng một hiệp ước không xâm lược tạm thời, một Hiệp ước Molotov-Ribbentrop của riêng họ, để có được một phần của những gì họ muốn, trong khi hoãn xung đột giữa họ.

Dù sao thì, ngày nay các quốc gia giống hệt Ba Lan là gì - có phải là những lãnh thổ tiếp giáp với cả hai bên và có vẻ dễ bị xâm chiếm và phân chia? Sẽ có một vài ứng cử viên trực tiếp nếu Trung Quốc và Nga đạt được một thỏa thuận như vậy. Mông Cổ sẽ phù hợp với khuôn mẫu từ quan điểm địa lý thuần túy, nằm thẳng thắn giữa bọn họ. Hàn Quốc là một bán đảo được ghép vào lục địa Đông Á có chung biên giới với cả Trung Quốc và Viễn Đông Nga. Kazakhstan nằm ở phía tây của Trung Quốc và phía nam của Nga, và từng ở dưới sự cai trị của Liên Xô. Không ai trong số các xứ mà Nga và Trung quốc có tiềm năng thủ đắc này, có vẻ đặc biệt bổ ích khi nhìn từ Bắc Kinh hoặc Moscow. Trên thực tế, nếu kẻ thống trị Trung Quốc hướng ánh mắt thèm muốn về phía bắc, ánh mắt của họ sẽ sáng lên ở Siberia của Nga ngay sau khi nó chiếm được Mông Cổ. Đói đất là đói đất. Điều đó sẽ báo hiệu rắc rối cho các quan hệ đối tác.

Nhưng mang theo logic của tháng 9 năm 1939 ra Thái Bình Dương thì Nhật Bản phải cảm thấy hết sức khó chịu. Các hòn đảo của quê hương Nhật Bản, các đảo phía tây nam và các đảo phía đông bắc tạo thành vòng cung phía bắc của "chuỗi đảo thứ nhất" ở Châu Á. Moscow và Tokyo có những yêu sách chưa được giải quyết đối với Quần đảo Kuril ở phía bắc. Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku do Nhật Bản-quản lý xa về phía nam, và đã từng trong một thời gian suy ngẫm về việc ai là người thực sự có chủ quyền hợp pháp trên Okinawa và chuỗi đảo Ryukyu. Nếu Trung Quốc và Nga có thể gặm mòn hoặc phá vỡ liên minh an ninh giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ, hầu như không có gì là cường điệu khi tưởng tượng họ có thể đánh chiếm các hòn đảo từ một Nhật Bản bị cô lập về mặt ngoại giao và quân sự.
Trái lại. Trong thực tế, một điều ngon ăn là, Nhật Bản không có chủ quyền về ngoại giao sẽ đáp ứng đúng yêu cầu với cả hai thủ đô. Họ sẽ trả thù các hành vi lạm dụng lịch sử dưới thời bị Nhật Bản nắm quyền, vô hiệu hóa kẻ thù trước đây và (tiềm năng) trong tương lai, và cũng là đồng minh siêu cường xưa kia của họ, chiếm lấy vị trí chiến lược trên biển và lãnh thổ trên đất liền, và từ đó mở hành lang an toàn cho hải quân và các đội tàu buôn của họ đi lại ở Tây Thái Bình Dương. Họ có thể bất chấp những nỗ lực ngăn chặn bằng quân sự dọc theo chuỗi đảo thứ nhất, vốn là một yếu tố chính trong chiến lược của phương Tây kể từ những năm 1950. Nói cách khác, các nhà lãnh đạo Nhật Bản không nên ngủ say vì sợ rằng họ phải chịu một phần số phận như Ba Lan. Về phần mình, các nhà lãnh đạo Mỹ nên suy ngẫm liệu họ có đóng vai như các chính khách Anh và Pháp của những năm 1930 - những người nghĩ rằng họ có thể xoa dịu Hitler, thỏa mãn dục vọng vô độ của ông ta đối với đất đai, địa vị và sự báo thù.

Rằng Matxcơva và Bắc Kinh một ngày nào đó sẽ sụp đổ - và rất có thể sẽ va vào nhau vì những chiến lợi phẩm trong tương lai - sẽ trở thành sự an ủi lạnh lùng đối với một Nhật Bản bị tước đoạt các lãnh thổ xa xôi, hoặc một nước Mỹ bị đuổi khỏi Tây Thái Bình Dương.
Điểm mấu chốt, có một mùi hôi của những năm 1930 trong không khí ở Đông Á ngày nay. Nhưng nếu bản chất của đấu tranh địa chính trị không bao giờ thay đổi, thì tính cách của các cuộc chiến tranh cá biệt là mãi mãi thay đổi. Làm thế nào mà công nghệ và phương pháp làm ấm được phát minh từ thời Hitler và Stalin lại có thể định hình quá trình của một cuộc chiến trong tương lai? Bắt đầu với một điều hiển nhiên: đây là thời đại hạt nhân và tên lửa, trong khi vũ khí nguyên tử và tên lửa hành trình vẫn nằm trong nhiều năm ở thì tương lai khi Hitler ra lệnh cho quân đội Đức tiến vào Ba Lan. Tình hình ở Nhật Bản ngày nay khác biệt rõ rệt với Ba Lan, và không chỉ về mặt địa lý. Các lực lượng vũ trang hạt nhân đang đồn trú tại Nhật Bản - cụ thể là các lực lượng của đồng minh Hoa Kỳ. Người ta sẽ tự hỏi liệu Hitler có dám bật đèn xanh cho một cuộc tấn công xuyên biên giới vào tháng 9 năm 1939 với quân đội Anh hay Pháp vung các loại vũ khí dành cho ngày tận thế đã đóng trên đất Ba Lan hay không.

Đó là những tin tức nóng bỏng.

Cô lập Nhật Bản khỏi sự hỗ trợ của Mỹ và không khuyến khích Nhật Bản phát triển vũ khí răn đe hạt nhân của riêng mình, thì đó sẽ là điềm báo trước tất yếu cho bất kỳ động thái nào của Nga-Trung chống lại quốc đảo này. Càng có nhiều lý do để giữ cho liên minh Mỹ-Nhật vững chải, càng phải giữ mối quan hệ xuyên Thái Bình Dương mạnh mẽ và răn đe hạt nhân nên thực hiện. Nhưng những gì về chiến thuật và công nghệ phi hạt nhân kỳ lạ hiện lại đang được phục vụ? Nếu, khi Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ của Đại học Sydney cảnh báo, các chuyên gia tên lửa và phi công của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc có thể vô hiệu hóa các căn cứ của đồng minh và đánh mạnh vào các lực lượng đồng minh trong một thời gian ngắn, và nếu Hải quân và Không quân Nga mở một trục tấn công vào miền bắc quốc đảo này để tiếp tục giải tán và làm suy yếu quân phòng thủ, thì Bắc Kinh và Moscow có thể có đủ thời gian để hoàn thành mục tiêu của họ. Họ có thể thắng trước khi các lực lượng Hoa Kỳ có thể đi qua Thái Bình Dương, dưới hỏa lực, để đẩy lùi sự xâm lược.

Một kỳ tích như vậy có thể buộc Washington phải hoàn thành một thỏa thuận được thực hiện với chi phí và rủi ro kinh khủng. Trên hết, từ quan điểm của Moscow và Bắc Kinh, các lực lượng Nga-Trung có thể làm tất cả mà không vi phạm ngưỡng hạt nhân. Phải chăng tôi đang dự đoán sự lặp lại của tháng 9 năm 1939 ? Không chút nào. Các cường quốc phương Tây đã thất bại trong việc coi Hitler là đứng đắn quá lâu. Họ đã dành thời gian cho Đức tái vũ trang và tiến hành các động thái hung hăng chống lại Rhineland, Tiệp Khắc và cuối cùng là Ba Lan. Thời khắc là muộn - nhưng không muộn. Chừng nào chúng ta không đùa với những kẻ độc tài ngày nay, cố gắng nhìn thoáng qua những gì họ có thể làm, cố gắng nhìn thoáng qua các lực lượng phong lưu đài các và phản chiến lược của chính chúng ta, chúng ta có thể cạnh tranh để đạt hiệu quả tốt.

Và vì điều đó, một phần, chúng ta sẽ có một anh "hạ sỉ Bohemian" ( Hitler) sát nhân để cảm ơn. Có một sự mĩa mai có thật trong lịch sử dành cho bạn.


James Holmes là Chủ tịch Chiến lược Hàng hải của JC Wylie tại Đại học Chiến tranh Hải quân và là tác giả của "Hướng dẫn ngắn gọn sắp tới về Chiến lược Hàng hải" .

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.