Chiến tranh lạnh Hoa Kỳ-Trung Quốc là một huyền thoại.

Sự cách biệt to lớn trong thế kỷ 20 không giải thích được sự năng động đang nổi lên giữa Washington và Bắc Kinh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chào mừng Tổng thống Mỹ Donald Trump ở một buổi lễ dàn chào tại Bắc Kinh vào ngày 9 tháng 11 năm 2017. THOMAS PETER / POOL / GETTY IMAGES
Hunter Marston. Ngày 6 tháng 9 năm 2019….Theo Foreign Policy

Trần H Sa lược dịch.

Tuần này, Hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành các cuộc tập trận với tàu chiến từ các nước Đông Nam Á ở Vịnh Thái Lan và Biển Đông - một dấu hiệu rõ ràng về việc Washington đổi mới sự quan tâm đến khu vực và trong sự thách thức của Trung Quốc.


Các đối tác thân thiết của Hoa Kỳ như Thủ tướng Singapore, Lý Hiển Long, đã cảnh báo về những căng thẳng gia tăng giữa hai siêu cường và thúc giục sự kềm chế của cả hai bên. Washington đã làm sâu sắc thêm quan hệ an ninh và ngoại giao trong khu vực, ngay cả với những cựu thù chẳng hạn như Việt Nam, vốn bị khóa trong một cuộc đối đầu hàng hải căng thẳng với Trung Quốc kể từ tháng Bảy.
Trong những năm gần đây, khái niệm về một cuộc Chiến tranh Lạnh thứ hai đang nổi lên, lần này là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đã đạt được sự tín nhiệm. Đầu năm 1995, học giả Trung Quốc, David Shambaugh, đã cảnh báo về mối quan hệ xấu đi trong một bài báo có tiêu đề, "Hoa Kỳ và Trung Quốc: Chiến tranh lạnh mới?". Năm ngoái, nhà phân tích Chiến tranh Lạnh Graham Allison, giáo sư khoa quản trị Douglas Dillon tại Trường Harvard Kennedy, đã cảnh báo về một "cuộc chiến tranh lạnh mới", và các bài báo được đăng trên các tờ Economist, Foreign Policy, Washington Post và khắp các phương tiện truyền thông chính thống cũng đã tường thuật. Nhưng mô hình Chiến tranh Lạnh không phải là cách tốt nhất để hiểu bối cảnh chiến lược của ngày hôm nay.
Môi trường an ninh thì lành tính hơn nhiều so với thời Chiến tranh Lạnh, và các cường quốc bậc trung - các quốc gia có sức mạnh và ảnh hưởng vừa phải - có nhiều sức lực hơn để hình thành cường quốc cạnh tranh, nhằm phù hợp với lợi ích của họ. Đông Nam Á là một trường hợp trọng điểm. Khu vực này đã là trung tâm của những cuộc chiến được gọi là nóng bỏng của thời kỳ Chiến tranh Lạnh - những cuộc can thiệp thảm khốc của Hoa Kỳ vào Việt Nam, Campuchia và Lào đã định hình quan điểm của một thế hệ chống nổi dậy và các nhà phân tích chiến lược ở Washington. Ngày nay, nó nằm ở ảnh hưởng của Trung Quốc và Hoa Kỳ thông qua mối quan hệ địa lý, và là địa điểm của sự ma sát quân sự mới nổi. Nhưng các động lực rất khác nhau. Đặc trưng cho sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong Chiến tranh Lạnh có nguy cơ đưa ra một khuôn khổ hạn chế trong tư duy chiến lược của Hoa Kỳ. Tệ hơn nữa, Washington vẫn có nguy cơ lặp lại xem các quốc gia Đông Nam Á như là các quân cờ domino, mà sẽ rơi sang bên này hay bên kia, chứ không phải là những đối tác tự trị với các lợi ích khác nhau của họ.


Ngày nay, môi trường an ninh quốc tế yên tĩnh hơn nhiều so với Chiến tranh Lạnh. không giống sự tàn phá của các cuộc chiến ở Syria và Yemen, cùng với cuộc khủng hoảng nhân đạo liên quan tới sự chuyển đổi nơi cư trú khổng lồ, sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cho đến nay vẫn là bất bạo động, xảy ra chủ yếu dọc theo trục kinh tế và công nghệ. Hãy so sánh điều này với Chiến tranh Lạnh, khi Hoa Kỳ tiến hành cuộc chiến ủy nhiệm chống lại Liên Xô ở Afghanistan, và quân đội Hoa Kỳ đã chiến đấu và chết ở Hàn Quốc và Việt Nam.

Stephen Wertheim, một học giả tại Viện nghiên cứu hòa bình và chiến tranh Saltzman ở Đại học Columbia, gần đây đã cảnh báo trên một cột báo của tờ New York Times rằng "cuộc chiến tranh lạnh mới nổi [với Trung Quốc] có thể đẩy Hoa Kỳ trở lại những cuộc chiến ủy nhiệm khủng khiếp trên khắp thế giới, và có nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh tàn khốc giữa các siêu cường". Tuy nhiên, kết quả đó bây giờ ít có khả năng hơn so với thời chiến tranh lạnh. Ví như, chiến tranh Việt Nam được sinh ra từ một cuộc đấu tranh khó khăn dành độc lập thoát khỏi sự chiếm đóng của thực dân. Ngày nay, ngay cả những cường quốc yếu nhất ở Đông Nam Á cũng cho thấy có nhiều khả năng phòng ngừa sự cạnh tranh giữa các cường quốc .

Sự can thiệp của Hoa Kỳ và Trung Quốc vào công việc nội bộ của các quốc gia khác thì rất tinh vi và ít phá hoại hơn so với các phương pháp của Hoa Kỳ và Liên Xô đã dùng trước đây - một phần vì luật pháp quốc tế và sự minh bạch sinh ra từ công nghệ kỹ thuật số mới, và việc truy cập internet rộng rãi. Điều đó không có nghĩa là động cơ của các siêu cường đương đại là vị tha : Chính quyền Trump lên tiếng ủng hộ cuộc đảo chính ở Venezuela và cương quyết ủng hộ chế độ quân chủ đàn áp ở Ả Rập Saudi, trong khi Bắc Kinh hỗ trợ tài chính khổng lồ cho những thân hữu độc tài, những kẻ ủng hộ lợi ích của Trung Quốc, như Hun Sen ở Campuchia. Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã công khai gây áp lực lên các nước nhỏ như Quần đảo Solomon phải từ bỏ quan hệ ngoại giao với Đài Loan bằng trao đổi là cho vay đầu tư và cơ sở hạ tầng.

Nhiều thập kỷ trước, các cường quốc bậc trung như Ấn Độ và Pakistan có thể gây mâu thuẩn giữa Hoa Kỳ và Liên Xô để đạt được lợi thế cho họ - đến một mức độ. Dưới thời hoàng tử Norodom Sihanouk, Campuchia đã thành công trong việc cân bằng Hoa Kỳ, Liên Xô và Trung Quốc, bảo đảm tính trung lập của Campuchia trong suốt thập niên 1960 cho đến khi tướng Lon Nol phát động một cuộc đảo chính lật đổ Sihanouk vào năm 1970.
Ngày nay, các quốc gia như vậy có nhiều lựa chọn hơn. Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Richard Armitage so sánh họ với các "quân mã" trên bàn cờ, trái ngược với những "con tốt". Ví dụ, kể từ cuộc đảo chính quân sự năm 2014, Thái Lan đã vật lộn với cuộc khủng hoảng chính trị nội bộ và những căng thẳng dân sự-quân sự. Chính quyền Obama tiếp xúc hạn chế với chính quyền quân sự do tướng Prayuth Chan-Ocha cầm đầu và đình chỉ hổ trợ an ninh. Trong khi đó, Bangkok đã phát triển quan hệ nồng ấm hơn với Bắc Kinh, ví dụ, bằng cách mua ba tàu ngầm Trung Quốc và cấp cho Công ty viễn thông Huawei của Trung Quốc trúng thầu để tung ra công nghệ internet 5G ở Thái Lan. Đáp lại, chính quyền Trump đã tiếp đón Prayuth trong chuyến thăm Nhà Trắng vào năm 2017 và năm 2018, qua đó đồng ý tăng cường quan hệ thương mại. Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Hoàng gia Thái Lan phối hợp chặt chẽ trong cuộc tập trận hải quân vào tuần này, ở Đông Nam Á.

Tương tự như vậy, Philippines dưới thời tổng thống Rodrigo Duterte đã đu đưa trong một định hướng vô văn hóa hơn, và quay lưng chống lại liên minh truyền thống với Hoa Kỳ trong khi nuôi dưỡng quan hệ tích cực với Trung Quốc. Bắc Kinh đã hứa các dự án đầu tư trị giá hàng tỷ đô la, và Manila đã thả nổi khả năng thăm dò dầu chung với các công ty Trung Quốc tại vùng biển Philippines ở Biển Đông. Trong một sự khởi đầu căn bản từ chính quyền Obama, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ca ngợi cuộc chiến tàn khốc của Duterte, đối với ma túy, đã giết chết hơn 5.000 dân thường, và hành động để đưa Manila trở lại nhóm cùng chung quyền lợi.

Cũng có những khác biệt quan trọng để xem xét giữa tham vọng của Liên Xô và Trung Quốc. Mặc dù tầm nhìn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về một "cộng đồng của những người có chung số phận" được kết nối bởi sự thúc đẩy cơ sở hạ tầng 1 nghìn tỷ usd, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, mục tiêu ngắn hạn của Trung Quốc là ưu tiên cho khu vực, không phải là quyền bá chủ toàn cầu (ngay cả khi cuộc tranh luận vẫn còn trên các mục tiêu dài hạn của Bắc Kinh). Trong khi đó, có những dấu hiệu đáng lo ngại rằng Xi đã cố gắng khắc sâu ý niệm về một "giấc mơ Trung Hoa", hay là sự hồi sinh của đế chế, và gây ảnh hưởng lên các thành viên của cộng đồng người Hoa ở khắp nơi trên thế giới, mục tiêu trọng tâm của Trung Quốc là - thay thế Hoa Kỳ như là cường quốc thống trị khu vực - tương đối khiêm tốn hơn so với Liên Xô. Và chính phủ Trung Quốc có thể không muốn thay đổi cán cân quyền lực. Cho đến khi Bắc Kinh cảm thấy nó có nhiều khả năng hơn để cung cấp an ninh khu vực, nó được hưởng lợi từ sự giảm dần dần tính ưu việt của Hoa Kỳ. Quyền lực của người Mỹ cung cấp một mức độ ổn định ở châu Á, một loại hàng hóa công cộng mà thậm chí Trung Quốc có thể đánh giá cao.

Trung Quốc không chỉ nhắm mục tiêu làm xói mòn tính sắc bén của quân đội Hoa Kỳ - chẳng hạn, bằng cách quân sự hóa các hòn đảo nhân tạo trên Biển Đông và tăng cường sự hiện diện của nó bằng cách đóng quân tại một căn cứ hải quân ở Campuchia . Bắc Kinh đã tích cực thúc đẩy một mô hình sức mạnh mới cho các quốc gia khác sao chép, và nó đã thấy một sự gia tăng ổn định trong ảnh hưởng nhận thức. Theo một khảo sát mới được tiến hành bởi Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, gần một nửa số người Đông Nam Á nói Trung Quốc có ảnh hưởng nhất về chiến lược và chính trị, trong khi 73% cho rằng Trung Quốc có ảnh hưởng kinh tế nhiều nhất.

Ngày nay, sức mạnh kinh tế được cho là quan trọng hơn sức mạnh quân sự trong cạnh tranh. Trong khi sức mạnh quân sự vẫn là điều cần thiết cho sự cân bằng quyền lực tương đối giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Bắc Kinh đã chứng minh sức mạnh kinh tế chuyển thành ảnh hưởng toàn cầu như thế nào. Nó đã sử dụng sức mạnh của chiếc ví để thu hút các đồng minh không ổn định như Philippines và Thái Lan thoát khỏi quỹ đạo của Hoa Kỳ, và đôi khi khiến các đồng minh kiên định hơn như Úc và Hàn Quốc đặt lợi ích của Bắc Kinh lên trên Washington. Về lâu dài, gây ảnh hưởng mà ít tốn kém hơn có nghĩa là đạt được các mục tiêu chiến lược nhiều hơn, so với sức mạnh quân sự (hoặc xung đột).


Bởi vì Trung Quốc là một loại siêu cường khác với Liên Xô, Hoa Kỳ phải cạnh tranh bằng cách khác. Mối bận tâm Chiến tranh Lạnh với chi tiêu quân sự không còn nữa, tạo nên ý nghĩa: Washington đã chi tiêu hơn gấp hai lần những gì mà Bắc Kinh thực hiện cho quân đội của mình. Bởi đặc quyền dành cho lăng kính quân sự, Washington có nguy cơ lạm dụng các nguồn lực chiến lược mà cần được dành cho các sáng kiến ​​kinh tế mới.

Hoa Kỳ đã rút lui khỏi các hiệp định thương mại quốc tế và các đối tác bị mắng mỏ như như Việt Nam để tận dụng hệ thống giao dịch mở. Bất chấp sự phung phí này về niềm tin và thiện chí, Mỹ vẫn giữ được lợi thế sức mạnh mềm đáng kể so với Trung Quốc ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, nếu Washington có ý định duy trì ảnh hưởng khu vực, thì nên bắt đầu từ tiền đề : Không gây hại.

Nỗi ám ảnh của ông Trump với thâm hụt thương mại, điều mà không thể nắm bắt được sức khỏe tổng thể của thương mại song phương, đã đưa ông ta đi đến xỉ vả các đối tác mới nổi, mà nếu không thì có thể hỗ trợ Hoa Kỳ trong chiến lược Trung Quốc của Mỹ. Các quốc gia Đông Nam Á đang khao khát cơ hội kinh tế và háo hức giao dịch với cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc. Chính quyền Trump nên từ bỏ mối bận tâm với các thỏa thuận thương mại song phương, vốn rất tốn thời gian, phiền toái và cung cấp những thanh toán tiền bạc ít hơn so với các hiệp ước đa phương.

Cuối cùng, Nhà Trắng cũng nên bổ sung thêm những vấn đề cốt lõi và chi tiết vào "Tầm nhìn Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở", cái mà Trump đã phác thảo trong một bài phát biểu ở Hội nghị thượng đỉnh CEO hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tại Việt Nam năm 2017, ưu tiên chủ quyền, "thương mại công bằng và có đi có lại", và tự do thoát khỏi sự ép buộc. Để cung cấp một giải pháp thay thế cho Vành đai và Con đường của Trung Quốc, Washington phải đưa ra một chương trình kinh tế cho khu vực dựa vào nguồn tài trợ và nhân lực. Trump nên tiếp tục đề cử và lấp đầy các vị trí của các nhà ngoại giao hàng đầu làm việc ở Châu Á. (nhân viên trong bộ ngoại giao đặc trách châu Á hiện vẫn còn nhiều chổ trống, chưa bổ nhiệm đủ, THS ).

Một dấu hiệu đầy hứa hẹn về cam kết của Hoa Kỳ với Châu Á đã được phát hành vào tháng 6 qua Báo cáo chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Lầu Năm Góc, trong đó đưa ra một tuyên bố rõ ràng và súc tích về những thách thức mà Hoa Kỳ phải đối đầu ở đó. Báo cáo cảnh báo rằng Bắc Kinh đang tìm cách "sắp xếp lại khu vực theo lợi thế của mình bằng cách tận dụng việc hiện đại hóa quân sự, các hoạt động gây ảnh hưởng, và kinh tế trấn lột để ép buộc các quốc gia khác".

Washington có một cơ hội lớn tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á sắp diễn ra vào tháng 11 tới, để chứng minh mục tiêu của nó. Nếu Hoa Kỳ muốn duy trì sự hỗ trợ trong các đối tác Đông Nam Á cho tầm nhìn của một trật tự khu vực dựa trên quy tắc, nó phải nói với họ theo các tiêu chuẩn riêng của họ chứ không phải là áp dụng một ống kính Chiến tranh Lạnh đã lỗi thời cho cuộc cạnh tranh phức tạp hơn nhiều ở ngày nay. Nếu Trump phản đối bỏ qua hội nghị thượng đỉnh như ông đã làm năm ngoái, các nước Đông Nam Á có thể sẽ kết luận rằng họ không phải là một ưu tiên đối với Hoa Kỳ. Trong trường hợp đó, chắc chắn họ sẽ tiến xa hơn vào quỹ đạo của Trung Quốc, đẩy nhanh một kỷ nguyên ảnh hưởng của Hoa Kỳ bị thu nhỏ.


Hunter Marston đang bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Úc và là một nhà tư vấn độc lập tại GlobalWonks.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.