Donald Trump sa thải John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia thứ ba của ông ấy.
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
Họ thậm chí không đồng ý về việc liệu anh ta bị sa thải hay từ chức. Getty ImagesNgày 10 tháng 9 năm 2019 Theo The Economist Trần H Sa lược dịch. Một cách chính đáng, nhiều người đã rất bối rối khi Donald Trump bổ nhiệm John Bolton làm cố vấn an ninh quốc gia . Ông Trump vào văn phòng với tư cách là người không có chuyên môn, người đã chế nhạo Washington; Ông Bolton đã dành sự nghiệp của mình chạy qua chạy lại giữa các chính quyền Cộng hòa và các nhà tư vấn bảo thủ. Ông Trump hoài nghi về những vướng mắc ở nước ngoài; Ông Bolton tin vào sự triển khai sức mạnh. Họ đã chia sẻ sự khinh miệt đối với thỏa thuận Iran của Barack Obama, mặc dù vì những lý do khác nhau - ông Trump muốn xóa bỏ di sản của người tiền nhiệm; Ông Bolton không bao giờ tin tưởng Iran. Ông Bolton ủng hộ NATO và không tin tưởng Tổng thống Nga, Vladimir Putin; Ông Trump giữ quan điểm trái ngược về cả hai. Một cuộc hôn nhân không bền vững, kéo dài được 17 tháng, giờ đã kết thúc. Vào ngày 10 tháng 9, ông Trump đã sa thải ông Bolton theo phong cách bình thường không mấy nổi tiếng của ông - bằng tweet. "Tôi đã thông báo cho John Bolton đêm qua rằng các việc làm của ông ấy không còn cần thiết ở Nhà Trắng nữa ", tổng thống nói thêm, "tôi không đồng ý mạnh mẽ với nhiều đề nghị của ông ấy, cũng như những người khác trong chính quyền đã không đồng ý". Ông Bolton và Nhà Trắng đã dành hàng giờ sau đó để tranh luận về thể thức từ chức của ông ta. Ông Bolton nói rằng ông đã đưa ra nó một cách tự do; Thư ký báo chí của ông Trump nói rằng ông Trump yêu cầu điều đó. Dù sự thật là gì, sự ra đi của ông ấy thật bất ngờ - ông ấy đã ghi trong lịch trình tóm tắt Nhà Trắng vào buổi chiều - và chỉ ra nhiều phong cách quản lý thất thường của ông Trump, hơn là một sự thay đổi chính sách thực sự từ chính quyền của ông. Ông Bolton được bổ nhiệm vào công việc hồi tháng 4 năm 2018, kế nhiệm HR McMaster, một vị tướng thiên về trí tuệ mà ông Trump chế giễu là một "nhân viên bán bia" thích "đóng hộp". Ngược lại, ông Bolton là một nhà tư tưởng cứng rắn và là võ sĩ nhà nghề về chính trị, đã phục vụ bộ máy quan liêu liên bang trong ba chính quyền Cộng hòa trước đây. Sự khinh miệt không cần lý giải của ông đối với chủ nghĩa đa phương, Liên Hiệp Quốc và các hiệp định quốc tế, và nỗi ám ảnh của ông đối với các quốc gia bất hảo, tiêu biểu cho một tính cách cơ bắp thích đánh nhau trong chính sách đối ngoại bảo thủ. Có thể dự đoán, điều đó dường như chính xác là điều đã đưa ông vào một cuộc xung đột với ông Trump, người đã nói đùa rằng ông Bolton là người "sẽ đưa chúng tôi vào một cuộc chiến tranh". Về phía Bắc Triều Tiên, ông Bolton hoài nghi về sự tấn công quyến rũ của tổng thống đối với nhà độc tài Bắc Triều Tiên, Kim Jong Un. Hồi tháng 5, ông Bolton đã phàn nàn rằng cặp tên lửa tầm ngắn mà Triều Tiên phóng đi đã vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ngay sau đó, ông Trump khăng khăng rằng các "vũ khí nhỏ" đã "làm phiền một số người của tôi … nhưng không phải là tôi", đánh bạt đi những lo ngại của ông cố vấn. Một tháng sau, tổng thống bước vào lãnh thổ Bắc Triều Tiên trong cuộc gặp thứ ba với Kim, trong khi Bolton được phái tới Mông Cổ. Bolton may mắn hơn trong việc điều hành chính sách của Mỹ đối với Iran, thắt chặt các biện pháp trừng phạt và tăng cường một chiến dịch "gây áp lực tối đa". Vào tháng 6, chính ông Bolton, chứ không phải tổng thống, người đã tuyên bố phái một nhóm tàu sân bay tấn công và máy bay ném bom đến Trung Đông, để đáp trả những lo ngại về các cuộc tấn công vào các lực lượng Mỹ ở khu vực, do Iran hậu thuẫn. Nhưng ngay sau khi Iran bắn hạ một máy bay không người lái của Mỹ, ông Trump đã ngừng các cuộc không kích mà ông Bolton đã hỗ trợ. Cuối cùng, chính Afghanistan đã đưa vấn đề lên hàng đầu. Ông Trump, bực tức với cuộc chiến, đã gần ký một thỏa thuận với Taliban, qua đó sẽ bắt đầu quá trình rút quân đội Mỹ. Ông Trump đã nghĩ ra một kế hoạch mời tổng thống Afghanistan và Taliban đến Trại David, nơi nghỉ ngơi của tổng thống, vào cuối tuần trước ngày 11 tháng 9. Mặc dù ông Trump đã đảo ngược tiến trình sau một vụ đánh bom tự sát của Taliban giết chết 12 người, bao gồm một người lính Mỹ, ông đã mất kiên nhẫn với sự chống đối cương quyết của ông Bolton. Cũng như quan điểm hiếu chiến của mình, ông Bolton cũng bị chỉ trích vì phong cách hống hách của ông ta. Ông được biết đến vì giữ quan điểm bất đồng với tổng thống và giảm số lượng các cuộc họp chính sách cao cấp. Ông ta có ít đồng minh, và lạm dụng sự hoan nghênh của ông ta. Một thành viên của đội an ninh quốc gia của ông Obama đã gọi ông là "bộ đồ nội thất an ninh quốc gia với một bộ ria mép, một chiếc ghế bành rất to mà không ai muốn". George W. Bush, người mà ông Bolton từng phục vụ là đại sứ tại Liên Hiệp Quốc, cho biết hồi gần cuối chính quyền của ông rằng, ông không coi Bolton là đáng tin cậy. Bolton ra đi khi sự khao khát của ông Trump đối với một thỏa thuận quốc tế để xác định di sản của mình ngày càng rõ ràng hơn. Bất chấp các cuộc đàm phán với Taliban đã bị phá hỏng, ông Trump vẫn khều chân ông Kim để tỏ tình và gần đây đã bày tỏ sẵn sàng gặp Bộ trưởng Ngoại giao Iran. Nếu trong chính quyền có bất kỳ tiếng nói hoài nghi nào còn sót lại, họ đã hết sức im lặng, và việc người đứng đầu mhư ông Bolton bị bịt miệng sẽ khiến họ im lặng hơn. Điều đó khiến nước Mỹ rơi vào một nơi nguy hiểm - với một vị tổng thống đồng bóng, người mà từ lâu đã ưu tiên cho lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích quốc gia (nguyên văn anh ngữ : with a mercurial president who has long given a higher priority to personal interests than national ones ) , mong muốn đạt được một thỏa thuận lịch sử để củng cố di sản của mình, và rõ ràng là đánh giá cao tính dễ sai bảo đứng trên sự trung thực của nhân viên. Hiện tại, Charles Kupperman, một cố vấn từ lâu của ông Bolton, đang làm quyền cố vấn an ninh quốc gia. Ông Trump cho biết sẽ bổ nhiệm vị trí thường trực vào tuần tới. Điều đó sẽ khiến cho người cố vấn thứ tư của ông ấy - trở thành một kỷ lục duy nhất. Người duy nhất mà Trump dường như chứa chấp tình cảm ấm áp thực sự là Mike Flynn, người sẽ bị kết án vào tháng 12 vì đã nói dối với các nhà điều tra liên bang. Ông Trump đã công khai chế giễu cả ông McMaster và ông Bolton. Bất cứ ai mà ông ta chọn tiếp theo đều cần có hoặc là sự trơ lì hoặc, nhiều khả năng, là khả năng xu nịnh và thủ phận bên trong tường phòng hộ.
Nhưng nước Mỹ có lẽ không nghe thấy điều tiếng cuối cùng của ông Bolton, người không có khả năng tái tạo sự im lặng trang nghiêm của ông McMaster hoặc James Mattis, một bộ trưởng quốc phòng bị hất cẳng. Hai năm sau khi rời chính quyền Bush thứ hai, ông đã đưa ra phán quyết có tính chất khinh miệt về quyết định tham gia ngoại giao hạn chế với Bắc Triều Tiên. "Không có gì có thể xóa đi nỗi buồn khôn tả của một tổng thống Mỹ, như điều này, sự sụp đổ trí tuệ hoàn toàn". Và rồi, ông ta ít biết những thứ có thể đi xa hơn như thế nào.
Mặc dù khả năng một cuộc xung đột quân sự lớn là thấp, tiềm năng cho một cuộc đụng độ bạo lực trong vùng biển Đông ( biển Nam Trung Hoa ) trong tương lai gần là rất cao, qua hành vi của các quốc gia trong khu vực và cuộc chạy đua ngày càng tăng. Theo Council on Foreign Relations Trần H Sa Lược dịch. Các biện pháp hỗ trợ giảm rủi ro trong quan hệ Mỹ-Trung Các biện pháp hoạt động an toàn và mở rộng hợp tác hải quân giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể giúp giảm nguy cơ của một vụ tai nạn tàu và máy bay. Việc tạo ra các Hiệp định Tư vấn Hàng hải Quân sự (MMCA) năm 1988 được dự định để thiết lập các "quy tắc đường đi " trên biển tương tự như các sự cố quan hệ Mỹ - Liên Xô ở Hiệp định trên biển (INCSEA), nhưng nó đã không được thành công. Cơ chế truyền thông có thể cung cấp một phương tiện để xoa dịu căng thẳng trong một cuộc khủng hoảng và ngăn chặn sự leo thang. Đường dây nóng chính trị và quân sự đã được thiết lập, mặc dù các quan chức Mỹ có ít sự tự tin rằng chúng sẽ đư...
Các cuộc biểu tình ở Hồng Kông đẩy nhanh những mâu thuẫn ở Bắc Kinh. Nhân viên an ninh chụp ảnh với chân dung của Mao sau buổi lễ hội ở Bắc Kinh kỷ niệm 70 năm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. CreditNg Han Guan/Associated Press Bret Stephens….Ngày 3 tháng 10 năm 2019 Theo New York Times Trần H Sa lược dịch. Vào năm 2001, Gordon Chang, một luật sư người Mỹ đã dành nhiều năm ở Hồng Kông và Thượng Hải, xuất bản một cuốn sách dự báo trước có tựa đề là "Sự sụp đổ của Trung Quốc". Tại thời điểm đó, bài luận văn dường như là bất khả thi, nếu không phải là vô lý.
Hộ Tống hạm Nhật Tảo HQ 10 Toshi Yoshihara. Mùa Xuân 2016. Theo U.S. Naval War College Trần H Sa lược dịch (Xin lưu ý, các dử liệu về trận hải chiến Hoàng sa 1974 được tác giả nêu lên trong bài viết này đều dựa chủ yếu vào các tài liệu Trung quốc; tài liệu của phía VNCH không có, ngoại trừ một vài bài viết của các sĩ quan hải quân VNCH tham dự trận đánh được trình bày bằng Anh ngữ. Như tác giả đã cảnh giác "Hãy cẩn thận về phẩm chất của các nguồn tài liệu và phương pháp đang được đề cập......Do đó, những gì theo sau đó không phải là một quan điểm trung lập". Cho n ên, người dịch mạn phép được đánh dấu những nơi mà tài liệu TQ thiếu khách quan bằng dấu hỏi kèm mẫu tự, ví dụ (a?), mong người đọc hãy khách quan nhận xét lại theo quan điểm của mình; n goài ra c ác ghi chú nguồn tài liệu được tác giả đánh dấu bằng các số thứ tự rải rác trong bài viết xin theo dỏi trong bản gốc tiếng Anh ở link giới thiệu bên trên .) ----------------...