Donald Trump và Hassan Rouhani bàn về việc nói chuyện với nhau



Triển vọng của một hội nghị thượng đỉnh Iran-Mỹ là kết quả trêu ngươi nhất trong ngoại giao của Emmanuel Macron ở Biarritz




Ngày 26 tháng 8 năm 2019. PARIS Theo The Economist


Trần Hoàng Sa lược dịch


Hội nghị thượng đỉnh G7 đã kết thúc vào ngày 26 tháng 8 tại thị trấn Biarritz bên bờ biển của Pháp, giữa những màn thể hiện thiện chí và ngây thơ không mấy chắc chắn. Tổng thống Donald Trump tuyên bố cuộc họp là một "thành công thực sự", và tuyên bố rằng, "không ai muốn bỏ họp". Tổng thống Emmanuel Macron, chủ nhà hội nghị thượng đỉnh ở Pháp, đã hết lời cảm ơn tổng thống Mỹ vì đã cho phép một "mối quan hệ đối tác thực sự" giữa hai nước với nhau. Các cuộc xung đột và những nghệ thuật diển xuất làm người Pháp lo sợ có thể chia rẽ G7 và phá hỏng cuộc họp, đã không thành hiện thực.




Có lẽ kết quả đáng kinh ngạc và ngoạn mục nhất là thông báo của ông Macron rằng, cuộc gặp mặt trực tiếp giữa ông Trump và Tổng thống Iran, Hassan Rouhani, có thể diễn ra trong những tuần tới. Vào ngày 25 tháng 8, tổng thống Pháp đã loại bỏ những gì trông đáng ngờ giống như một trò quãng cáo, khi ông mời Muhammad Javad Zarif, ngoại trưởng Iran, đến Biarritz để gặp gở bên ngoài khuôn khổ G7. Tuy nhiên, một ngày sau đó, có ông Trump, đứng bên cạnh tổng thống Pháp, thừa nhận rằng "nếu những điều kiện ảnh hưởng đến tình thế là đúng" thì ông sẽ "chắc chắn đồng ý" với một cuộc họp như vậy. "Tôi có một cảm giác tốt", ông Ông Trump tuyên bố, nói rằng người Iran muốn gặp vì họ "đang bị tổn thương nặng nề" do kết quả từ lệnh trừng phạt của Mỹ.



Nhóm ngoại giao của ông Macron đã làm việc trong nhiều tuần để tìm cách giảm bớt căng thẳng với Iran, và tìm cách bảo tồn các nguyên tắc được thể hiện trong "Kế hoạch hành động toàn diện chung" (JCPOA), nếu không phải là bảo tồn chính hiệp ước thỏa thuận hạt nhân Iran. Được ký vào năm 2015, JCPOA giới hạn chương trình hạt nhân của Iran, đẩy lùi khả năng của nó "bung vỡ ra" thành một cường quốc vũ khí hạt nhân, đổi lấy việc dỡ bỏ một phần các lệnh trừng phạt. Ông Trump đã rút khỏi hiệp ước năm ngoái và bắt tay vào một chính sách gây "áp lực tối đa" để làm tê liệt nền kinh tế Iran.



Vài giờ trước khi ông Trump phát biểu tại G7, ông Rouhani báo hiệu rằng chính quyền của ông cũng sẵn sàng nói chuyện. "Nếu tôi biết rằng bằng cách gặp gở ai đó, vấn đề của đất nước tôi sẽ được giải quyết, tôi sẽ không ngần ngại", ông ấy nói trong một bài phát biểu. Vào thời điểm đó, những lời nói của ông có vẻ như là một sự bảo vệ cho ông Zarif, người đang có chuyến đi tới Biarritz được những người bảo thủ ở nhà đón nhận rất kém. Kayhan, một tờ báo cáu kỉnh gần gũi với nhà lãnh đạo tối cao cho biết, họ dự đoán cuộc gặp gở sẽ "yếu kém và không có hy vọng". Nhưng những bình luận của ông Rouhani cũng cho thấy ông ta sẽ cởi mở trong một cuộc họp cá nhân với ông Trump.



Nếu hội nghị thượng đỉnh Trump-Rouhani diễn ra, đây sẽ là lần gặp mặt đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo Mỹ và Iran, kể từ cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979. Ông Rouhani thậm chí không gặp Barack Obama, người đã dành phần lớn nhiệm kỳ thứ hai để theo đuổi mối quan hệ tốt hơn với Iran, mà đỉnh điểm là hiệp ước JCPOA. (Họ đã xoay xở được một cuộc gọi ngắn gọn vào năm 2013.)



Nhưng ông Rouhani sẽ phải vượt qua sự phản đối từ nhà lãnh đạo tối cao, Ali Khamenei, và Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo hùng mạnh, những kẻ chống lại sự can dự với Mỹ. Khi Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, mang một thông điệp của ông Trump đến Tehran trong chuyến thăm vào mùa hè này, ông Khamenei cho rằng nó không xứng đáng để trả lời. Trong vài tháng qua, các phe diều hâu đã thúc đẩy một phản ứng quyết đoán hơn đối với chiến dịch chống Iran của ông Trump. Tàu chở dầu đã bị bắt giữ và bị phá hoại ở Vịnh Ba Tư. Mỹ và Iran đã bắn hạ máy bay không người lái của nhau, và Mỹ suýt đi đến việc không kích Iran vào tháng Sáu.



Tuy nhiên, ngoài tính biểu tượng của một hội nghị thượng đỉnh, không rõ cuộc họp sẽ đạt được điều gì ngoài cuộc mặc cả xóa bỏ những gì thực hiện theo JCPOA. Chính quyền Trump muốn Iran tạm dừng tất cả việc làm giàu uranium (điều mà Iran khăng khăng là cần thiết để làm nhiên liệu cho các lò phản ứng điện hạt nhân), rút ​​quân khỏi Syria và chấm dứt hỗ trợ cho những kẻ được Iran ủy nhiệm trong khu vực như Hizbullah, một đảng chính trị kiêm dân quân Lebanon. Iran sẽ chẳng đồng ý với điều đó.



Các đồng minh của ông Rouhani chống lại bằng cách trích dẫn ví dụ về Kim Jong-un : trong một loạt các cuộc họp, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã tán tỉnh ông Trump, người hiện đang thổ lộ tràn trề về việc yêu mến nhà độc tài Bắc Triều Tiên. Tấn công quyến rũ của ông ấy đã làm giảm căng thẳng với Mỹ - và ngược lại ông ta thực sự đã không nhượng bộ .



Ngoài việc nuôi hy vọng ngăn chặn một cuộc chiến tranh nóng giữa Mỹ và Iran, hội nghị thượng đỉnh G7 còn mang đến một số triển vọng giảm bớt các cuộc chiến thương mại mà ông Trump rất thích tiến hành.



Về nguyên tắc, đã có một thỏa thuận nhằm giảm bớt căng thẳng xuyên Đại Tây Dương đối với một loại thuế mới của Pháp trên các đại gia công nghệ, điều này ảnh hưởng không tương xứng đối với các công ty Mỹ. Tháng trước, ông Trump đã chỉ trích "sự dại dột" của ông Macron, và hứa sẽ trả đũa bằng những hạn chế đối với việc nhập khẩu rượu vang của Pháp. Tuy nhiên, tại Biarritz, tổng thống Pháp tuyên bố một thỏa thuận với ông Trump : Pháp sẽ bãi bỏ thuế ngay khi có một giải pháp tương đương tầm quốc tế; tiền mà các công ty công nghệ trả cho Pháp sẽ được khấu trừ từ nghĩa vụ của họ theo chế độ thuế trong tương lai, cùng việc hoàn trả đối với bất kỳ khoản phụ trội nào. Ông Trump không phản đối.



Về tranh chấp thương mại lớn hơn với Trung Quốc, ông Trump cũng kết thúc hội nghị thượng đỉnh G7 trên một lưu ý mang tính xây dựng. Sau nhiều ngày thông báo theo kiểu ăn miếng trả miếng về thuế quan thương mại, khiến thị trường quay cuồng, ông Trump nói rằng người Trung Quốc đã liên lạc với người Mỹ, và họ "thực sự muốn thực hiện một thỏa thuận". Đây là một "bước tiến rất tích cực", ông Trump nói, vì vậy giúp vực dậy thị trường ở châu Á và châu Âu. Không rỏ tổng thống Mỹ có làm cho việc này bị sa lầy hay không thì vẫn còn được xem xét. Chỉ ba ngày trước, cùng một ông Trump đã tăng thuế đối với hơn 500 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc.



Mỹ và Nhật Bản cũng đã công bố một thỏa thuận về vụ cải vả thương mại của riêng họ, nhưng đưa ra một vài chi tiết khác, ngoài việc sẽ bao gồm nông nghiệp, thuế quan công nghiệp và thương mại kỹ thuật số. Ông Trump có vẻ hài lòng, chủ yếu là vì Nhật Bản sẽ cung cấp "sự hỗ trợ" cho những người nông dân của họ để mua thêm bắp của Mỹ, vốn đang chồng chất do tranh chấp với Trung Quốc.



Cũng có những bước nhỏ để giúp ngăn chặn đám cháy lan rộng trên rừng Amazon, bao gồm cả cam kết của các thành viên G7 đóng góp 20 triệu đô la cho mục đích đó. Một khoản tiền nhỏ, theo quan điểm đoan chắc của ông Macron rằng, vụ hỏa hoạn đã gây ra một cuộc khủng hoảng quốc tế. Nhưng với nhiều tia lửa và đám cháy chính trị mà có thể làm cho ông ta nản chí, tuy vậy, tổng thống Pháp vẫn có lý do chính đáng để hài lòng với công việc của mình.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.