Dự án dầu ở biển Đông của Exxon thử nghiệm ảnh hưởng của Trung Quốc.
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
Dự án dầu khí của Exxon Mobil Corp ngoài khơi Việt Nam đang trở thành một thử nghiệm về sức mạnh ngày càng tăng của Bắc Kinh ở Biển Đông. Philip Heijmans và Stephen Stapczynski…Ngày 23 tháng 9 năm 2019…Theo Bloomberg Trần H Sa lược dịch. Bộ Ngoại giao Việt Nam trong tháng này đã tìm cách phủ nhận tin đồn tràn lan rằng Exxon sẽ bán 64% cổ phần của mình trong dự án năng lượng ngoài khơi lớn nhất của Việt Nam, Cá Voi Xanh, hay Blue Whale, một liên doanh với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thuộc sở hữu nhà nước cách bờ biển Đà Nẵng khoảng 80 km ( 50 dặm). Mặc dù dự án nằm ngay bên ngoài yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc trong vùng biển, nhưng nó sẽ khai thác cùng lưu vực mà Bắc Kinh đang tìm cách phát triển. Việt Nam ngày càng bị cô lập trong nỗ lực đẩy lùi chống lại Trung Quốc, nước sắp ký một thỏa thuận với Philippines để thăm dò năng lượng chung ở một khu vực tranh chấp trên biển và vừa thiết lập các cuộc đàm phán một đối một với Malaysia để giải quyết các tranh chấp trên biển. Hoa Kỳ nói các nguồn hydrocarbon chưa được khai thác nhưng đang bị đe dọa có thể trị giá 2,5 nghìn tỷ đô la. Trung Quốc gần đây đã tăng áp lực lên Việt Nam, liên tục gửi các tàu bảo vệ bờ biển và một tàu khảo sát đến một khối năng lượng được điều hành bởi Công ty Rosneft Oil Co PJSC thuộc sở hữu nhà nước Nga. Năm ngoái, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ra lệnh cho Repsol SA của Tây Ban Nha tạm dừng làm việc trong một dự án ngoài khơi bờ biển phía Nam Việt Nam, khiến công ty và các đối tác của họ phải thiệt hại tới 200 triệu đô la. Đó là "một sự đầu hàng bất ngờ đối với áp lực địa chính trị được đặt ra bởi Trung Quốc", tin tức của Bloomberg cho biết hồi tháng ba. Collin Koh Swee Lean, chuyên gia nghiên cứu tại Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, trụ sở tại Singapore, cho biết, "nếu Exxon rời đi, đó sẽ là một tai họa đối với Việt Nam vì điều này xảy ra sau vụ Repsol, và nó có thể gây ra hiệu ứng gợn sóng trong ngành năng lượng quốc tế. Trung Quốc có thể đã đạt được mục tiêu của nó và có thể gặt hái được những lợi tức lâu dài khi can ngăn các đại gia năng lượng khác từ bỏ các dự án mạo hiểm ở vùng biển đó". Chống lại áp lực. Được quảng cáo là nguồn năng lượng có thể cung cấp năng lượng cho nền kinh tế Việt Nam trong nhiều thập kỷ, dự án Cá Voi Xanh dự kiến sẽ tạo ra 20 tỷ đô la doanh thu cho chính phủ từ các nguồn dự trữ khí, vốn có thể cung cấp năng lượng cho một thành phố tầm cở như Hà Nội trong hơn 20 năm. Điều đó sẽ giúp giảm bớt việc thâm hụt điện mà có thể dẫn đến mất điện trên diện rộng trong vòng hai năm nếu các dự án trọng điểm không được chuyển giao đúng hạn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói với các quan chức vào tháng Bảy. Các điểm bị áp lực. Trung Quốc muốn các công ty dầu khí nước ngoài biến khỏi quan hệ thăm dò với Việt Nam. Exxon đã không trả lời một số yêu cầu bình luận về dự án. Là công ty dầu mỏ giao dịch công khai lớn nhất thế giới về doanh thu, các hoạt động thăm dò của Exxon ngoài khơi bờ biển Việt Nam đã chịu áp lực trong quá khứ. Nó đã báo cáo vào năm 2008 rằng, bằng lời nói các quan chức Trung Quốc đã cảnh báo tập đoàn từ bỏ các dự án thăm dò mà họ nói là vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. Dự án Cá voi xanh đã được ký kết ba năm sau đó. Việt Nam đã chiến đấu chống lại những gì họ cho là Trung Quốc can thiệp vào các kế hoạch phát triển ngoài khơi của mình. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng hôm thứ Năm gọi việc lấn chiếm là vi phạm Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển. "Bất kỳ hoạt động nào cản trở việc thăm dò dầu khí của Việt Nam trong vùng biển của Việt Nam đều vi phạm luật pháp quốc tế", cô nói. Bộ Ngoại giao và Tập đoàn Dầu khí cũng cho biết dự án Exxon đang được "triển khai theo kế hoạch". Exxon có thể có những lý do khác để bán cổ phần của mình trong dự án. Công ty hiện đang ở giữa kế hoạch thoái vốn toàn cầu trị giá 15 tỷ đô la, trong nỗ lực huy động tiền mặt để tài trợ cho một bộ các dự án có mức tăng trưởng cao hơn từ Papua New Guinea đến Texas và Brazil. Can thiệp của Bắc Kinh. "Với sự tập trung vào việc thoái vốn khỏi các vị trí không cốt lõi hoặc các tài sản bị thách thức, thật khó để thấy Exxon tiến hành dự án này ngay bất cứ lúc nào", ông Andrew Harwood, giám đốc nghiên cứu thượng nguồn châu Á-Thái Bình Dương tại Wood Mackenzie nói. "Về mặt người mua tiềm năng, rất khó để biết ai sẽ liên quan. Không chỉ về mặt công nghệ của dự án, mà còn từ quan điểm chính trị". Trong khi đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho biết các công ty quốc tế đã chi gần 10 tỷ USD để tìm kiếm dầu thô với rất ít thành công. Ngành công nghiệp này của Việt Nam cũng đã bị quấy rầy 3 tỷ đô la mỗi năm bởi thuế cao, dự trữ suy giảm và tệ quan liêu, Trần Sỹ Thành, Chủ tịch của Tập đoàn Dầu khí, được trích dẫn khi nói với phương tiện truyền thông địa phương vào tháng Bảy. Ví dụ, Luật Tài nguyên Biển bắt buộc mỗi lô thăm dò phải trả từ 10 đến 15 triệu đô la tiền thuế. Hoa Kỳ đã tìm cách thách thức Bắc Kinh ở Biển Đông bằng các hoạt động tự do hàng hải thường xuyên, gần các tính năng đảo đất mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Nó cũng đã nhiều lần cáo buộc Trung Quốc bắt nạt các công ty năng lượng tại Việt Nam. Bộ Ngoại giao Trung Quốc không trả lời yêu cầu bình luận. "Không có gì là hợp lý đối với các yêu sách được Trung Quốc gọi là chính đáng, vì vậy các hành động của Trung Quốc dường như vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển", thành viên của Chatham House, Bill Hayton nói về sự tham gia tiềm năng của Bắc Kinh trong việc ép buộc Exxon đi khỏi khối dầu Cá Voi Xanh. "Nếu nó thành công trong việc thiết lập một tiền lệ rằng nó có thể làm những gì nó thích ở Biển Đông, bất kể các điều ước quốc tế - với cái "sức mạnh đánh bại lẻ phải" đó, thì các quy tắc quốc tế sẽ bị thiệt hại to lớn, và thế giới kém an toàn hơn".
Với sự hỗ trợ của Ramsey Al-Rikabi, Dandan Li và Hannah Dormido.
Mặc dù khả năng một cuộc xung đột quân sự lớn là thấp, tiềm năng cho một cuộc đụng độ bạo lực trong vùng biển Đông ( biển Nam Trung Hoa ) trong tương lai gần là rất cao, qua hành vi của các quốc gia trong khu vực và cuộc chạy đua ngày càng tăng. Theo Council on Foreign Relations Trần H Sa Lược dịch. Các biện pháp hỗ trợ giảm rủi ro trong quan hệ Mỹ-Trung Các biện pháp hoạt động an toàn và mở rộng hợp tác hải quân giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể giúp giảm nguy cơ của một vụ tai nạn tàu và máy bay. Việc tạo ra các Hiệp định Tư vấn Hàng hải Quân sự (MMCA) năm 1988 được dự định để thiết lập các "quy tắc đường đi " trên biển tương tự như các sự cố quan hệ Mỹ - Liên Xô ở Hiệp định trên biển (INCSEA), nhưng nó đã không được thành công. Cơ chế truyền thông có thể cung cấp một phương tiện để xoa dịu căng thẳng trong một cuộc khủng hoảng và ngăn chặn sự leo thang. Đường dây nóng chính trị và quân sự đã được thiết lập, mặc dù các quan chức Mỹ có ít sự tự tin rằng chúng sẽ đư...
Các cuộc biểu tình ở Hồng Kông đẩy nhanh những mâu thuẫn ở Bắc Kinh. Nhân viên an ninh chụp ảnh với chân dung của Mao sau buổi lễ hội ở Bắc Kinh kỷ niệm 70 năm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. CreditNg Han Guan/Associated Press Bret Stephens….Ngày 3 tháng 10 năm 2019 Theo New York Times Trần H Sa lược dịch. Vào năm 2001, Gordon Chang, một luật sư người Mỹ đã dành nhiều năm ở Hồng Kông và Thượng Hải, xuất bản một cuốn sách dự báo trước có tựa đề là "Sự sụp đổ của Trung Quốc". Tại thời điểm đó, bài luận văn dường như là bất khả thi, nếu không phải là vô lý.
Hộ Tống hạm Nhật Tảo HQ 10 Toshi Yoshihara. Mùa Xuân 2016. Theo U.S. Naval War College Trần H Sa lược dịch (Xin lưu ý, các dử liệu về trận hải chiến Hoàng sa 1974 được tác giả nêu lên trong bài viết này đều dựa chủ yếu vào các tài liệu Trung quốc; tài liệu của phía VNCH không có, ngoại trừ một vài bài viết của các sĩ quan hải quân VNCH tham dự trận đánh được trình bày bằng Anh ngữ. Như tác giả đã cảnh giác "Hãy cẩn thận về phẩm chất của các nguồn tài liệu và phương pháp đang được đề cập......Do đó, những gì theo sau đó không phải là một quan điểm trung lập". Cho n ên, người dịch mạn phép được đánh dấu những nơi mà tài liệu TQ thiếu khách quan bằng dấu hỏi kèm mẫu tự, ví dụ (a?), mong người đọc hãy khách quan nhận xét lại theo quan điểm của mình; n goài ra c ác ghi chú nguồn tài liệu được tác giả đánh dấu bằng các số thứ tự rải rác trong bài viết xin theo dỏi trong bản gốc tiếng Anh ở link giới thiệu bên trên .) ----------------...