Khủng hoảng điện của Việt Nam đe dọa nền kinh tế trong tương lai.

Khủng hoảng xảy ra khi đất nước bắt đầu gặt hái lợi ích từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Cho đến nay, Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào than đá, dầu nhiên liệu và thủy điện cho ngành điện lực của mình. Tuy nhiên, một số dự án như vậy đã bị trì hoãn trong những năm gần đây © Reuters
John Reed ngày 23 /09 /2019. Theo Financial Times

Trần H Sa lược dịch.

Chính phủ Việt Nam đang nhặt nhạnh để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng năng lượng sắp xảy ra, có nguy cơ gây mất điện trong vòng hai năm và cản trở tương lai gần của một trong những nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất châu Á.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảnh báo rằng tình trạng thiếu điện có thể xảy ra ngay sau năm 2021 và ra lệnh cho các quan chức khác đẩy nhanh các dự án nhà máy đang bị đình trệ. Điều bấp bênh là tương lai của một nền kinh tế dựa vào nền sản xuất sử dụng nhiều năng lượng, và đang tạo ra một sự gia tăng lợi ích quốc tế mới, bởi vì nó được coi là nơi ẩn náu và là người hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Việt Nam phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng tiềm tàng ở hai mặt trận cùng một lúc : ngoài việc thiếu hụt năng lực sản xuất, các quan chức chính phủ đang cảnh báo, Trung Quốc đã gây áp lực mạnh mẽ đối với các hoạt động khoan dầu khí ngoài biển.
Đối với một quốc gia đang cố gắng đạt được sự cân bằng tinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc về ngoại giao cũng như kinh tế, Việt Nam phải đối mặt với những lựa chọn năng lượng ngắn hạn mà sẽ có tác động về mặt địa chính trị trong nhiều năm tới.

Andrew Harwood, giám đốc nghiên cứu của nhóm dầu khí thượng nguồn tại Wood Mackenzie ở Singapore cho biết, "nguồn cung cấp tiềm năng từ nguồn dự trữ dầu khí trong nước của Việt Nam đã gặp phải những thách thức và chậm trễ, có thể đó là khả năng tài chính của công ty dầu khí quốc gia để phát triển các tài nguyên đó, hoặc những tranh chấp hàng hải và căng thẳng chính trị. Có một mối quan tâm về việc bằng cách nào Việt Nam sẽ đáp ứng được nhu cầu năng lượng trong tương lai ".

Cho đến nay, Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào than đá, dầu nhiên liệu và thủy điện cho ngành điện lực của mình. Tuy nhiên, một số dự án như vậy đã bị trì hoãn trong những năm gần đây do các giam hãm quan liêu hoặc các nhà đầu tư nước ngoài không có khả năng bảo đảm các khoản vay với bảo lãnh chính phủ cho các dự án của họ. Hà Nội năm 2016 đã từ bỏ một chương trình năng lượng hạt nhân dài hơi.

Các quan chức chính phủ và các nhà phân tích ngành công nghiệp cho biết, nước này hiện đang đi tắt đón đầu năng lượng mặt trời, nghiên cứu nhập khẩu khí đốt hóa lỏng quy mô lớn và xem xét nhập khẩu điện từ các nước láng giềng.

Đầu tháng này, một trang trại năng lượng mặt trời trị giá 391 triệu đô la, lớn nhất Đông Nam Á, đã bắt đầu hoạt động tại Tây Ninh, miền nam Việt Nam. EVN, công ty điện lực nhà nước, cho biết hồi tháng trước rằng hơn 4.000 hộ gia đình đã lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà trong ba tháng qua, với tổng công suất 200MW. 300MW khác sẽ được thêm vào cuối năm 2019.

"Sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường năng lượng mặt trời trên mái nhà vào năm 2019 là một dấu hiệu cho thấy chính phủ đã tiến hành đa dạng hóa việc sản xuất điện, với sự nhấn mạnh vào năng lượng tái tạo như là một giải pháp", Gavin Smith giám đốc phát triển năng lượng sạch Dragon Capital tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết.

Tuy nhiên, ông nói thêm: "Vẫn còn phải xem liệu sự tăng trưởng nhanh chóng của năng lượng tái tạo kể từ năm 2018 có đủ để chống lại nguy cơ bị cắt điện trong ba năm tới hay không".

Điện đã kìm hãm sự tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển khác. Nam Phi đã phải đối mặt với tình trạng mất điện thường xuyên vì Eskom, công ty cung cấp điện quốc gia, đã không đầu tư đủ công suất trong những năm gần đây để theo kịp nhu cầu.
Nhu cầu về điện ở Việt Nam đang tăng khoảng 9% một năm, nhanh hơn nền kinh tế, tăng hơn 7% trong năm 2018.

Trong một dấu hiệu nhạy cảm của vấn đề, không có đại diện chính phủ nào nói chuyện với phóng viên FT về hồ sơ câu chuyện này. Tuy nhiên, một quan chức đã xác nhận rằng "có một số rủi ro về tình trạng thiếu điện trong những tình huống cực kỳ bất ngờ", rất có thể là khi các nguồn tích trử năng lượng từ các dự án đập thủy điện bị cạn kiệt.

Hà Nội đang theo đuổi các sửa chữa kỹ thuật để thu hẹp khoảng trống thiếu điện bao gồm cả gia tăng nhập khẩu điện từ Lào. Các quan chức cũng đã thảo luận về khả năng nhập khẩu điện từ Trung Quốc, mặc dù điều này sẽ gây ra vấn đề nhạy cảm về mặt chính trị ở một quốc gia, nơi mà tình cảm chống Trung Quốc lan rộng, gần đây đã bùng phát vì căng thẳng trên biển.

Các công ty và quan chức Mỹ đang thúc đẩy khí hóa lõng LNG như là một giải pháp cho nhu cầu điện lực của Việt Nam, bán nó một phần như một cách để giảm thặng dư thương mại kỷ lục của Việt Nam với Mỹ, một điểm căng thẳng đối với chính quyền Trump.
Tuy nhiên, khí hóa lỏng sẽ không phải là một sửa chữa đủ nhanh để ngăn chặn khủng hoảng năng lượng sắp xảy ra, bởi vì Việt Nam cần xây dựng các cơ sở trên bờ dành cho các nguồn tài nguyên.

Khả năng Việt Nam khai thác khí đốt ngoài khơi của riêng mình hiện đang được đặt thành vấn đề. Từ đầu tháng 7, một tàu khảo sát của Trung Quốc, Haiyang Dizhi 8, đã thực hiện một cuộc khảo sát ngoài khơi bờ biển phía nam Việt Nam gần Lan Tay-Lan Do, một giếng dầu đang được phát triển bởi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Rosneft của Nga - một động thái được Mỹ mô tả là "cưỡng bức" .
Đầu tháng này, truyền thông xã hội Việt Nam đã chú ý đến các báo cáo chưa được xác nhận rằng, ExxonMobil đã thông báo cho ông Phúc, họ đã rút khỏi Cá Voi Xanh, Blue Whale, dự án khí đốt ngoài khơi lớn nhất của Việt Nam.

ExxonMobil, công ty đang bán một số tài sản của mình trước khi mua lại cổ phần theo kế hoạch, đã từ chối bình luận về những gì được gọi là "tin đồn thị trường hoặc suy đoán về kế hoạch kinh doanh của chúng tôi". Phát ngôn viên chính phủ của Việt Nam Lê Thị Thu Hằng, trích dẫn đối tác Việt Nam của ExxonMobil trong liên doanh, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, cho biết dự án "đang được thực hiện theo kế hoạch".


_ Báo cáo bổ sung của Phạm Hải Chung tại Hà Nội .

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.